Sự đấu đá và tranh giành quyền lực của các quan chức chóp bu CS đã tạo
ra những khoảng trống quyền lực. Khoảng trống này ngày càng to và quyền
lực của nhân dân đang lấp vào đó.
Nói như vậy không phải là tùy hứng hay chủ quan.
Trong một nền chính trị đa đảng luôn có những lực lượng đối lập sẵn
sàng thay thế đảng cầm quyền, cho nên những sai lầm và thiếu sót của chế
độ sẽ kịp thời sửa chữa và bổ sung.
Còn trong chế độ độc tài đảng trị, lực lượng đối lập đã bị đàn áp và
thủ tiêu, cho nên những sai lầm của đảng cầm quyền ngày càng trở nên
nghiêm trọng và không thể nào sửa chữa được. CSVN đang đi đến thời điểm
chết.
Quan sát xã hội VN trên nhiều mặt, chúng ta thấy đất nước VN đang rơi
vào khủng hoảng nghiêm trọng và toàn diện. Đây là hậu quả của chính
sách CS.
Tiền bạc trong ngân hàng không có người vay; doanh nghiệp phá sản hàng
loạt; công nhân thất nghiệp tràn lan; chính phủ lẩn quẩn và sai lầm
trong việc ra quyết sách; đảng tiếp tục giáo điều và trở thành thế lực
chống lại lợi ích của dân tộc...
Điều nguy hiểm là đạo đức suy đồi, tinh thần người dân trở nên bạc nhược, tệ sùng bái đồng tiền ngày càng gia tăng.
Đảng CSVN bước đến giai đoạn tập trung quyền lực cao độ, dẫn đến sự
chia rẻ gay gắt trong nội bộ đảng. Các phe phái đang gằm gè, đe dọa,
kình chống và hạ bệ lẫn nhau.
Bức tranh của xã hội CS: quan chức tham nhũng, giàu sụ, ăn thừa mặc
thải; đối lập với cuộc sống của đa số người lao động ngày càng khó khăn
trong thời buổi kinh tế lạm phát, đình đốn.
Đảng CS bây giờ là tập hợp một bọn tiểu nhân, lừa thầy phản bạn, nịnh
trên đạp dưới, mua quan bán chức, vắt chanh bỏ vỏ, đàn áp dân lành. Một
lũ cướp ngày không thỏa lòng tham lam.
Một chế độ mà nền chính trị cai trị dân chúng bằng sự mị dân và khủng
bố, nền kinh tế nằm trong một nhóm người quyết định bởi lợi ích của
nhóm ngân hàng, nền hành chính sinh ra không phải phục vụ nhân dân mà
để tham nhũng. Chế độ đó ắt sụp đổ.
Nạn mua quan bán chức đã trở thành phổ biến trong bộ máy CS. Làm quan
cũng là cách làm giàu. Đầu tư cho con đường quan lộ của mình là cách
đầu tư chụp giựt và lưu manh nhất. Một vị thế trong guồng máy được bảo
đảm bằng sự che chở của quan trên và sự tung hê của quan dưới.
Nền hành chính CS đã trở thành cái chợ, trong đó quan lại có thể mua
bán và trao đổi vị trí cho nhau. Đặc điểm của cái chợ này là không có
người lỗ vốn. Chưa thấy ông quan nào phá sản cả?
Sự giàu có của quan chức lấy từ đâu? Nếu không từ lợi nhuận của doanh
nghiệp, từ các dự án thì cũng từ tài nguyên của đất nước và tiền thuế
của người dân.
Hệ thống CS gắn bó, câu kết với nhau cũng chỉ vì tiền. Đồng tiền hủy
hoại cả một dân tộc. Thật là khủng khiếp? Cho nên, nếu hệ thống CS sụp
đổ, thì nó sẽ sụp đổ cái rụp.
Ngày trước đảng kêu gọi công nhân, nông dân làm cách mạng giải phóng
dân tộc. Sau cách mạng, đảng vơ vét của cải, tài sản dồn về bè lũ của
mình. Giai cấp nông dân, công nhân trở thành những kẻ đói khổ, khốn
cùng hơn dưới thời thực dân, phong kiến.
Sống ở VN hiện nay, ai không có tiền sẽ chết. Con đi học, tốn tiền. Vô
bệnh viện, tốn tiền. Xin vào làm trong guồng máy nhà nước, tốn nhiều
tiền hơn... Trong tranh chấp dân sự, ai nhiều tiền hơn sẽ thắng. Xã hội
không còn trật tự, luật lệ, luật pháp, công minh gì cả?
Kẻ nào chơi dao ắt có ngày sẽ chết vì dao. Kẻ nào dùng tiền sẽ chết vì tiền, Nguyễn Đức Kiên là một ví dụ.
Đến bây giờ mà ông Trọng vẫn lấy những quan điểm và đường lối của đảng
cách đây 30-40 năm để lãnh đạo đất nước. Ông ta không hiểu là cái đám
đảng viên ngày nay không theo lý tưởng của đảng, mà chỉ lo vơ vét đổ đầy
túi tham. Không một ông đảng viên CS nào đi theo đường lối của đảng mà
trở nên giàu có được.
Nền kinh tế VN đã khác trước. Xã hội phát triển, đời sống tinh thần và
vật chất của người dân được nâng cao. Đầu óc họ đã giải phóng khỏi
miếng cơm manh áo. Đi đây đi đó, truy cập tin tức trên mạng, họ hiểu
được sự thối nát và tham nhũng của chế độ.
Những người yêu nước lo lắng cho đạo đức xã hội xuống cấp và chủ quyền quốc gia đang bị xâm phạm.
Con người ta càng giàu thì càng khôn ra. Có mấy người giàu chịu nghe
ông Trọng nói? Họ không có thời gian để nghe những lời tầm bậy. Họ nghe
theo cái thằng ban cho họ chức quyền và tiền bạc.
Quan điểm định hướng xã hội chủ nghĩa, kiên quyết giữ điều 4 của hiến
pháp, 19 điều đảng viên không được làm… đã trở thành lỗi thời. Ông
Trọng trở thành con người thiếu thực tế, không còn tin vào những gì
mình nói và chẳng biết mình nói gì.
Hiến pháp không còn phù hợp với thực trạng của đất nước. Đảng muốn thay
đổi nhưng không biết thay đổi từ đâu và bằng cách nào? Đảng muốn giữ
điều 4 ư? Nhưng giữ làm gì khi đã mất quyền lãnh đạo đất nước.
Hiến pháp cần phải đơn giản và dễ hiểu để mọi công dân có thể hiểu và
làm theo cách của mình. Đảng cầm quyền không được phép dẫn dắt dân tộc
đi sai đường.
Sự mâu thuẫn trong các tổ chức chính trị là điều luôn tồn tại. Sự đối
lập của các nhóm lợi ích ở quốc gia nào cũng có. Đất nước càng giàu có
thì sự xung đột của các nhóm lợi ích ngày càng lớn. Sự đấu đá, triệt
phá, lật đổ nhau trong nội bộ CS là điều đương nhiên.
Quyền lực không phải bao giờ cũng nhượng bộ và chia sẻ với nhau được.
Sai lầm lớn nhất của CS là không chấp nhận dân chủ trong một thế giới
ngày càng tự do. CS đã dốc hết ý chí và tiền bạc để đàn áp phong trào
dân chủ trong nước, nhưng lại không biết làm cách nào để ngăn chặn những
mâu thuẫn lợi ích trong nội bộ của họ.
Nhóm lợi ích sinh ra trong chế độ độc tài, sống bằng tài nguyên của
quốc gia và mồ hôi nước mắt của nhân dân. Nhóm lợi ích ngày càng lớn
mạnh, đến thời điểm nào đó, nó sẽ làm thối rửa cái chế độ đã sinh ra
nó.
Nhóm lợi ích, con quái vật của nền kinh tế thị trường sẽ dẫm nát, tàn
phá cái định hướng XHCN mà lâu nay đảng cố gắng tuyên truyền.
Các nhóm lợi ích đang cắn xé lẫn nhau và hủy hoại đất nước. Người dân
đã trở thành nạn nhân của cuộc đấu đá này. Thân phận bọt bèo chịu khổ
trăm bề. Sau bao nhiêu năm cai trị, đảng CS đã biến dân chúng thành
những tên nô lệ của ý thức hệ, và những con vật tế thần cho các chính
sách.
Trong một xã hội dân chủ, người dân sẽ là trọng tài trong những cuộc
tranh giành, đấu đá quyền lực. Lá phiếu của cử tri sẽ bỏ cho phe, mà họ
cho là mang lại lợi ích cho đất nước và dân tộc.
Trong chế độ CS không có vị trọng tài này. Phần thắng trong cuộc tranh
giành quyền lực thuộc về những kẻ có nhiều quyền và tiền.
Hơn 2.000 năm trước, Mạnh Tử đã dạy: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân
vi khinh”. Mọi chế độ trước hết là bảo vệ nhân dân, sau đó bảo vệ chủ
quyền và tài nguyên quốc gia. Quan lại chỉ là thứ cỏ rác.
Chuyện ông Nguyễn Bá Thanh từ bỏ bí thư thành ủy nhưng không đắc cử vào
BCT là đề tài đáng để bàn cãi. Điều đó cho thấy đảng đang mất quyền
lãnh đạo.
Ông Thanh được cho là một gương mặt sáng của CSVN, có tài xây dựng Đà
Nẵng (ĐN) trở thành một thành phố văn minh, sạch đẹp và đáng sống...
Đảng rất muốn có nhiều người như Bá Thanh để chứng tỏ cho dân chúng
thấy rằng, đảng còn thực tâm xây dựng và phát triển đất nước, chứ không
phải là “một bộ phận không nhỏ đang thoái hóa, biến chất”.
Đảng đưa ông Thanh ra TW để đánh bóng lại hình ảnh đã hoen ố của mình.
Hy vọng Bá Thanh là trụ cột để chống đỡ triều đình khỏi sự sụp đổ.
Bỏ ĐN ra Hà Nội, Bá Thanh coi như mãn nguyện. Ông ta đã có chỗ để “hạ
cánh an toàn”. Làm được gì chưa biết, nhưng dư luận nhìn ông ta đang đi
lên chứ đâu có xuống?
Người dân Đà Nẵng hoan hô Bá Thanh. Quan chức Đà Nẵng sợ Bá Thanh, bởi
vì sự nghiệp của mình, xe hơi nhà lầu, vợ đẹp con ngoan là nhờ ơn mưa
móc của ông ta. Một tên độc tài, có tài trong một đám vừa ăn, vừa phá.
Ra Hà Nội là gần mặt trời, quan chức ở Đà Nẵng muốn có người che chở,
và các doanh nghiệp Đà Nẵng muốn có người ở TW để chạy dự án. Bá Thanh
là người khôn ngoan, vì ông ta biết rằng có lại cũng chẳng làm được gì
hơn.
Đất đai Đà Nẵng coi như đã bán hết; từ bờ biển Mỹ Khê cho đến Làng Cùi
Phong Vân, từ sân vận động Chi Lăng cho đến trường học Phan Châu
Trinh... Những chiếc cầu đã xây xong, tiền bạc đã chung đều, chia đủ.
Nhưng nợ thuế nhà nước đến 3.434 tỉ, chưa trả. Nợ dân chúng hàng vạn lô
đất tái định cư... Chưa kể ân oán giang hồ trước đây với Trần Văn
Thanh và Đinh Công Sắt chưa thanh toán sòng phẳng.
Một tên gian hùng và quỷ quyệt. Trước bà con cử tri Quận Sơn Trà mà ông
ta còn lêu lểu rằng: gia đình ông ta khá giả, nhưng không có 100USD
gửi ngân hàng. Đó là nguyên tắc của các lãnh đạo Đà Nẵng. Láo toét...
Ông ta không gửi thì hàng trăm doanh nghiệp và hàng vạn công chức ở ĐN
sẳn sàng gửi hộ ông ta.
Họp cử tri ở quận Liên Chiểu, có người hỏi: Tại sao đến bây giờ ĐN vẫn
chưa có bí thư thành ủy? Nguyên bí thư né tránh câu trả lời. Nói ra, sẽ
lòi xì những thối nát, độc tài, tham nhũng và có thể là tội ác ghê gớm
của chiếc ghế này.
Quan điểm của CSVN từ trước đến nay là đảng lãnh đạo, không có đảng nói
không ai nghe. Bỏ chức bí thư thành ủy nhưng lại không đắc cử vào BCT
cho thấy, đảng đã lúng túng và mất quyền chỉ huy trong điều hành nhân
sự.
Ủy viên BCT là một một ông vua trong triều đình nhà đảng, một vị trí cần phải có để thực thi chức vụ trưởng ban Nội chính.
Tổng bí thư Trọng là người nắm quyền, nhưng trong hội nghị lần trước
ông ta không kỷ luật được đảng viên của mình. Lời phát biểu nghẹn ngào,
uất ức trong phiên kết thúc hội nghị TW 6 thể hiện sự bất lực và bế tắc
của ông ta.
Vai trò lãnh đạo của đảng và cả uy tín ông ta không còn nữa. Đây là
điều đáng mừng, vì đảng CS bây giờ đã có một chút không khí dân chủ,
nhiều đảng viên không chấp hành quyết định của đảng trưởng. Tổng kết
hội nghị TW lần này, chắc Tổng Trọng sẽ cay đắng, nghẹn ngào và uất ức
hơn lần trước.
Dưới chế độ CS, cuối cùng ai cũng là nạn nhân; kể cả Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp... và bây giờ đến lượt Tổng Trọng.
Sự sụp đổ của CS là điều không thể tránh khỏi. Nó có thể sụp đổ vào
tháng sau hay năm sau, không ai biết trước được. Tất cả công dân VN, từ
dân đen cho đến quan chức, đều cảm nhận đang có sự thay da đổi thịt
nhưng không biết đến từ đâu?
Chế độ dân chủ đến sớm hay muộn phụ thuộc vào lòng can đảm của dân
chúng. Phải thoát ra khỏi sự khiếp sợ và đứng lên để tiêu diệt cường
quyền.
Sài Gòn ngày 11/05/2013
Nguyễn Hoàng Long
(DLB)