Dov Ronen
Lê Diễn Đức dịch
Lê Diễn Đức dịch
Sau chiến thắng ý thức hệ trước hệ thống thù địch, Chiến tranh Lạnh kết thúc, nước Mỹ phát động chiến dịch quảng bá dân chủ trên toàn thế giới. Rất nhiều người đã hy vọng rằng cuộc chiến này sẽ kết thúc trong chiến thắng.
Nhưng điều này có thể đã không xảy ra. Một câu tục ngữ cổ cảnh báo
trước sự phỉ nhổ vào gió. Có thể áp đặt nền dân chủ bằng vũ lực, nhưng
mạnh mẽ hơn sự áp đặt là ý muốn tự quyết của người dân.
Cội nguồn của chiến dịch này là niềm tin về ưu thế không thể nghi ngờ
và phổ biến trong việc áp dụng nền dân chủ cùng với xây dựng các tổ
chức chính trị và kinh tế. Niềm tin này bắt nguồn từ sự sụp đổ của chủ
nghĩa Mác trại ở Đông Âu.
Nhưng đây là một niềm tin sai lầm. Chiến thắng của Mỹ chỉ chứng minh
rằng ý thức hệ Mác-xít đã thất bại trong đế chế Liên Xô và nhưng sự sụp
đổ của hệ thống kinh tế đã không dẫn đến dân chủ trong khu vực. Chỉ xuất
hiện duy nhất quyền tự quyết của các dân tộc Estonia, Hungary, Ba Lan,
Ukraine và Chechnya dưới chính phủ của Dzhokhar Dudayev.
Thật vậy, các quốc gia của đế chế Liên Xô đã tiến tới dân chủ. Cũng
giống như các thành viên của cuộc xung đột sắc tộc ở Nam Tư cũ nổ ra
ngay sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, cùng với những người tham gia
mùa xuân Ả Rập nổ ra hai mươi năm sau đó. Nhưng không một quốc gia hậu
Xô Viết nào, cũng như dân tộc của Nam Tư hay Ả Rập, thực hiện việc tạo
lập một chính phủ dân chủ.
Tất cả các quốc gia khao khát những gì Woodrow Wilson đã chiến đấu trong và sau chiến tranh thế giới thứ nhất - quyền tự quyết.
Như ông đã viết - không thể áp đặt các dân tộc những chính thể mà
không họ chấp nhận nó. Trong bài viết thứ ba của dự thảo đầu tiên của
Công ước của Liên đoàn ông nói thêm, "các bên ký kết đảm bảo sự an toàn
trong việc điều chỉnh biên giới có thể là cần thiết trong điều kiện xã
hội hiện tại, và nguyện vọng của xã hội và chính trị trong ý nghĩa của
quyền tự quyết".
Nhà nước đa phần gồm những trường hợp được thiết lập từ các nhóm sắc
tộc và các dân tộc, với đường biên giới nhân tạo, tạo ra từ hậu quả của
cuộc chiến tranh và các hiệp ước hòa bình... Wilson hiểu rằng quyền tự
quyết phải liên quan tới không phải nhà nuớc, mà là tới các dân tộc gắn
liền với hàng trăm hàng ngàn năm truyền thống, không thể chấp nhận chính
thể sắc tộc hay dân tộc ngoại lai.
Ông ý thức rằng, quyền tự quyết không quan trọng đối với Mỹ, bởi vì
Hoa Kỳ là một quốc gia của những người nhập cư đã để lại truyền thống
lâu đời ở quê hương cũ của mình. Nếu còn sống đến ngày hôm nay, ông sẽ
không có nghi ngờ gì rằng các chiến dịch về ý thức hệ của Mỹ để quảng bá
dân chủ không thể xảy ra nếu tước bỏ quyền tự quyết của các dân tộc.
Kết thúc Chiến tranh Lạnh là một bước ngoặt quan trọng, nhưng không
phải vì nó chứng minh ứng dụng phổ quát của mô hình dân chủ Mỹ với tất
cả các thể chế chính trị và kinh tế. Đây là một sự kiện mang tính bước
ngoặt cho thế giới bắt đầu phá bỏ những hạn chế của Chiến tranh Lạnh kéo
dài 40 năm, tác động lên người dân sống ở hai phía của cuộc xung đột.
Phá vỡ cấu trúc này thoạt đầu làm tăng các cuộc biểu tình lớn trên
thế giới. Điều này dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Nam Tư, đã nhen nhóm
ngọn lửa cách mạng, nơi những người tham gia đang đấu tranh cho quyền
tự quyết và tầm nhìn về dân chủ. Đây chính là cuộc cách mạng làm thay
đổi thế giới và dẫn chúng ta đến trật tự toàn cầu mới.
Các chiến dịch về sử dụng ý thức hệ để truyền bá dân chủ trên toàn
thế giới nên ngừng lại. Thay vào đó, hỗ trợ một trật tự mới dựa trên
quyền tự quyết của các dân tộc và nhân dân trong đơn vị tự trị chính trị
và dân chủ thực sự - tức là quyền lực nằm trong tay của người dân.
Hầu hết các chủ thể tự chủ sẽ phải đoàn kết hoặc tham gia vào cấu
trúc kinh tế khu vực và châu lục. Bằng cách này, sẽ góp phần vào sự hình
thành của một trật tự mới, mà thành phần đầu tiên là, trái với nhiều ý
kiến, một Liên minh châu Âu luôn luôn thống nhất
New York Times ©The International Herald Tribune
_______________
_______________
[*] Dịch từ tiếng Ba Lan, bản dịch của Bartosz Rumieńczyk, đăng trên cổng thông tin Interia.pl, tại link: http://fakty.interia.pl/new-york-times/news-dosc-szerzenia-demokracji,nId,967273
Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức - RFA Blog