Riêng lời nói sau cùng của Phương Uyên mới làm cho cả phòng xử án
bàng hoàng và không khí chùng xuống. Đứng trước vành móng ngựa của cộng
sản để nói lời nói sau cùng thì Phương Uyên dũng cảm tuyến bố: “Việc
tôi làm thì tôi chịu xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình
của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung
Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái
tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp
tươi sáng hơn“. Giữa một rừng công an hùng hổ mà Phương Uyên dám
tuyên bố như vậy chứng tỏ bản lĩnh của Phương Uyên như thế nào. Khác xa
chuyện an ninh điều tra ép cung nhục hình để đưa ra một Phương Uyên theo
ý của an ninh là hành động chỉ để nhận 100 USD và máy chụp hình kỷ
thuật số từ phản động hải ngoại…
Đó là những giọt máu Uyên viết lên mảnh vải trắng câu “Tàu khựa cút khỏi
biển Đông”. Bức huyết thư này được xem là một trong các tang vật dùng
để kết tội nữ sinh Nguyễn Phương Uyên.
* * *
* * *
Kết quả phiên tòa do nhà cầm quyền cộng sản dàn dựng nhằm trả thù 2
sinh viên yêu nước tại Long An ngày 16.5.2013 thì ai cũng đã biết. Chúng
tôi lược thuật một số chuyện mà ít người biết đến.
A. Thủ tục tố tụng:
Cũng như bao phiên tòa xét xử người yêu nước khác về điều luật mơ hồ
là điều 88 và 79 an ninh tại tòa án và khu vực xung quanh luôn gắt gao:
phá sóng điện thoại, ngăn cản người dân tiếp xúc phiên tòa, hạn chế thân
nhân của các nạn nhạn tham dự phiên tòa, công an thì nhiều hơn các
thành phần khác tham dự phiên tòa nhiều lần. Tuy nhiên phiên tòa ở Long
An có một số đáng ghi nhận như sau:
1. Về thủ tục tố tụng nhà cầm quyền ở Long An lần này tỏ ra “dễ chịu”
hơn các nơi như ở Sài Gòn, Hà Nội, Bến Tre, An Giang. Luật sư có nhiều
thời gian hơn, gia đình gặp được người thân bị giam giữ trước khi ra
tòa. Có sự tranh luận sòng phẳng giữa công tố viên buộc tội và luật sư.
Lần đầu tiên ở Việt Nam kiểm soát viên chấp nhận đuối lý trước luật sư
và rút lại việc truy tố 2 nạn nhận tội “chống Trung Quốc”. Dù việc rút
lại lời buộc tội chỉ có tính hình thức vì sau đó bản án hình phạt rất
nặng nề. Nhưng chúng ta cũng ghi nhận quan điểm chống ngoại xâm ít ra đã
đi vào chính trường của Việt nam và đã được chấp nhận.
2. Dù an ninh hạn chế gia đình gởi trang phục cho các sinh viên yêu
nước nhưng hình ảnh 2 sinh viên trong trang phục đồng phục học sinh áo
sơ mi trắng và quần tây sẫm màu nói lên rằng họ đẹp hơn nhiều. Và quan
trọng hơn là minh họa cho lời tố cáo nhà cầm quyền đàn áp sinh viên thì
hình ảnh đó hiệu quả hơn nhiều. Chưa đi vào nội dung phiên tòa thì hình
ảnh 2 sinh viên tao nhã thanh lịch giữa một rừng công an y hệt như 2 con
chiên thơ giữa một bầy sói hung bạo.
3. Vào buổi chiều nhằm phản ứng việc công an bảo vệ và an ninh ngăn
chặn những thân nhân khác không vào tham dự phiên tòa thì mẹ Phương
Uyên, mẹ và anh của Nguyên Kha không vào tham dự. Chủ tọa phiên tòa công
bố họ không tham dự buổi chiều. Nhưng sau hơn nữa giờ họ vào tham dự
thì chủ tọa vẫn đồng ý cho họ mà không làm khó dễ gì họ.
4. Diễn biến bên ngoài dù có bắt bớ 1 số người dự tính tham dự phiên
tòa nhưng lần này có vẻ như là công an Long An không dám tàn độc như
công an Sài Gòn hay ở Hà Nội.
B. Về nội dung bàn chất phiên tòa:
Không hẹn mà gặp cả 3 luật sư bào chữa cho 2 sinh viên yêu nước họ có luận chứng bào chữa rất giống nhau và hợp lý: 2 sinh viên này chỉ yêu nước và chống Trung Quốc xâm lược và chống đảng cộng sản chứ không chống nhà nước CHXHCNVN.
Dù trước đó an ninh làm khó dễ các luật sư rất nhiều: chặn các cuộc gọi
vào máy của các luật sư, không cho họ có thời gian nhiều tiếp xúc với
thân chủ cũng như toàn bộ hồ sơ vụ án. Nhưng rất trùng hợp là các luận
cứ của các luật sư rất sắc bén không chỉ kiểm soát viên giữ quyền công
tố bị đuối lý mà cả thẩm phán chủ tọa cũng như các hội thẩm nhân dân
cũng thua lý và họ tìm cách tránh né các vấn đề và yêu cầu của luật sư
đưa ra:
1. Phương Uyên và Kha có thừa nhận hành vi “vi phạm” nhưng chỉ chung
chung không nói là vi phạm cái gì. Chống Trung Quốc thì chắc không có
điều nào trong cả Bộ Luật Hình sự quy định. Tội chống đảng thì không
phải là điều 88 của Bộ luật hình sự hiện nay mà phải là điều khác. Tuy
nhiên cộng sản không dám trơ trẻn áp dụng thực chất cái điều này sợ bị
dư luận trong và ngoài nước lên án nên họ miễn cưởng “ép” vào điều 88
chống nhà nước.
2. Nhân chứng của vụ án: dù bản cáo trạng và kết luận điều tra có ghi
là có 3 nhân chứng nhưng 3 nhân chứng này không có mặt ở phiên tòa tại
Long An vào ngày 16.5.2013. Rõ ràng việc thiếu vắng 3 nhân chứng đã
chứng tỏ rằng nhà cầm quyền lấn cấn trong việc buộc tội và tiền hậu bất
nhất.
3. Vật chứng: quan trọng nhất là vật chứng là các khẩu hiệu buộc tội 2
sinh viên yêu nước. Thế nhưng phiên tòa này không dám trưng ra cái vật
chứng này. Đó chính là các khẩu hiệu chống Trung Quốc xâm lược và chống
đảng cộng sản. Dù các luật sư yêu cầu nhiều lần nhưng chủ tọa không dám
đề cập đến các khẩu hiệu này. Cũng như biên bản yêu cầu giám định nội
dung của các khẩu hiệu cũng không có. Điều này chứng tỏ rằng phiên tòa
của đảng cộng sản chỉ dùng nó như là một công cụ để trả thù các sinh
viên yêu nước qua đó đe dọa nhiều người khác có ý chống đảng.
4. Chống đối tôn giáo: trong cáo trạng để thêm màu sắc buộc tội thì
phía an ninh điều tra cố “nắn, ép” cái này vào nhưng ra trước tòa thì
không có gì liên quan đến việc chống đối các tôn giáo của 2 sinh viên
yêu nước. Việc này lố bịch y như chuyện 2 cái bao cao su trong vụ án của
tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.
5. Lời nói sau cùng: Đinh Nguyên Kha cho rằng Kha không có tội, chỉ
hành động vì lòng yêu nước. Riêng lời nói sau cùng của Phương Uyên mới
làm cho cả phòng xử án bàng hoàng và không khí chùng xuống. Đứng trước
vành móng ngựa của cộng sản để nói lời nói sau cùng thì Phương Uyên dũng
cảm tuyến bố: “Việc tôi làm thì tôi chịu xin nhà cầm quyền đừng làm khó
dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người
trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi
làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã
hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn”. Giữa một rừng công an hùng hổ mà
Phương Uyên dám tuyên bố như vậy chứng tỏ bản lĩnh của Phương Uyên như
thế nào. Khác xa chuyện an ninh điều tra ép cung nhục hình để ra một
Phương Uyên theo ý của an ninh là hành động chỉ để nhận 100 USD và máy
chụp hình kỷ thuật số từ phản động hải ngoại.
C. Phản ứng của giới am hiểu luật pháp tại Việt Nam về phiên tòa tại Long An ngày 16.5.2013:
1. Luật sư Nguyễn Thanh Lương: “Tôi thấy mình hèn hạ và bất lực khi
chỉ đòi cho Phương Uyên được 5 ngày tù mà không làm cho bản án của em
nhẹ đi. Phương Uyên bi bắt ngày 14 tháng 10 năm 2012 nhưng đến ngày 19
tháng 10 thì mới công khai. Kết luận điều tra và cả bản cáo trạng “quên”
đi 5 ngày dấu nhẹm này. Tôi đã yêu cầu chủ tọa tính án phải từ ngày
14.10.1012 là ngày họ tạm giam em Phương Uyên. Tôi không có biết là 2 em
sinh viên có kháng án hay không nhưng hình ảnh của họ ở phiên tòa hôm
nay nó đay đáy vào tận giác ngủ của tôi trong nhiều ngày tới”.
2. Nhà báo T. D. (yêu cầu dấu tên): “Thì cũng như bao phiên tòa khác
các nạn nhân của điều luật X nếu ai mà ” ăn năn nhận tội” thì án nhe. Ai
mà “cương” thì lãnh án nặng. Thấy Anh Ba Sài Gòn của vụ anh Điếu cày
không? án nhẹ hơn so với 2 người khác. Gần đây vụ Lô Thanh Thảo im lìm
thì họ kéo xuống 2 năm từ 3 năm rưỡi ban đầu. Đó thấy chửa nhưng đừng
ghi tên tôi ra đấy đó nha”.
3. Luật sư N. thuộc đoàn Luật sư Thành Phố: “Bị cáo Kha không phải khủng bố, nếu khủng bố thì án khác cơ!”
4. Thẩm phán H. của tòa án tỉnh Đồng Nai: “Tôi không theo dõi phiên
tòa, nhưng thẩm quyền xét xử phải là của Tòa án thành phố Hồ Chí Minh
chứ không phải là Tòa án tỉnh Long An vì nơi diễn ra các hành vi vi phạm
pháp luật là tại thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải ở tỉnh Long An”.
5. Một phóng viên dấu tên của báo Pháp Luật: “Thực chất thì mấy ông
tòa án không đủ tư cách và nhân cách để xét xử mấy sinh viên này”.
Hải Huỳnh
danlambaovn.blogspot.com
danlambaovn.blogspot.com