Tổ chức lao động quốc tế (ILO) vừa đưa ra báo cáo mới nhất, chỉ rõ một nửa số người thất nghiệp ở Việt Nam không phải là thanh niên. Báo cáo này được sự hưởng ứng nhiệt liệt của nhiều trường học và các cơ sở đào tạo.
Người tìm việc đang phân bố đều hơn theo độ tuổi. Ảnh: Lao Động.
“Il y en a qui disent que les chomeurs liu-bliu-chi-bia Tamerlan Tsarnaev apsuatchiya...” – “Có
nhiều người nghĩ rằng thất nghiệp thường là các đối tượng trẻ, vô công
rồi nghề, nhặt lá đá ống bơ làm pháo hoa bằng nồi áp suất, gây nhiều
hiểm hoạ cho xã hội“, ông Xuyên-phát-nát-đe, chuyên viên kinh tế của ILO nói, “nhưng
chúng tôi đã chỉ ra rằng, tới một nửa lượng người thất nghiệp ở Việt
Nam là những người già nua từ tuổi trung niên trở lên. Các đối tượng
thất nghiệp này thường trên 35 tuổi, tính tình hiền lành và ít gây đe
doạ cho an ninh công cộng.”
Người thất nghiệp vốn là một nét văn hoá riêng của nền nông nghiệp
trồng lúa nước một năm hai vụ. Họ là những hạt nhân tạo ra chợ người,
một loại hình siêu thị tự mua tự chọn tự trả giá không có ở các vùng đất
khác. Theo như báo cáo của ILO, thì trong vài năm gần đây các chợ người
được mở rộng và ngày một trẻ hoá.
Chợ tình, một nét văn hoá vùng cao
Chợ người, một nét văn hoá vùng xuôi
Từ khoa Triết, Đại học Quốc gia Hà Nội, một trong các cơ sở sản xuất
thanh niên thất nghiệp hàng đầu của cả nước, ông Hoàng Tuấn Dũng, giảng
viên cho biết: “Hiện tại sinh viên ra trường thất nghiệp rất nhiều.
Sinh viên nhiều em từ học kì thứ nhất của năm cuối đã nhận được tới 7, 8
lời đề nghị thất nghiệp từ các nhà tuyển dụng. Nếu trên đã giao chỉ
tiêu cần phải trẻ hoá lực lượng thất nghiệp, ĐHQG sẽ tăng chỉ tiêu đào
tạo cho khối ngành Kinh tế, tài chính.” Một nguồn tin đề nghị giấu
tên của TKT, anh Trần Lực Cười cho biết, trường Đại học Bách khoa của
anh đã từ lâu nay ít có đóng góp gì vào lực lượng thất nghiệp.
Báo cáo của ILO, tuy vậy, không đưa ra các con số chi tiết về phân bố
giới tính và nhan sắc trong lượng người thất nghiệp ở tuổi thanh niên.
Báo cáo này cũng gây ra nhiều tranh cãi, khi nhiều nghề nghiệp như “nghề
tự do”, cứu nét”, “xe ôm”, “dư luận viên”, “đọc tin khó tin”, “hot
gơn”, “đại sứ du lịch”, v.v... chưa được đưa vào thống kê. Tình hình
kinh tế nước nhà được ông Võ Đức Anh, chuyên gia lô đề tóm tắt trong vẻn
vẹn một câu: “Đầu ngõ chúng nó đánh tiến lên có mỗi hai nghìn rưởi một cây.”
Trong khi đó,
... những người đàn ông này vẫn đang phấn đấu để thất nghiệp, theo lời dặn của Hồ chủ tịch.