Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

LS. Lê Quốc Quân Vẫn Biệt Tăm Vô Tín Sau Hơn 4 Tháng Bị Bắt Giam Giữ



Nguyễn Thanh Văn, DienDanCTM - 4.5.2013: Ngày 27.12.2013, như dự đoán của Luật sư Lê Quốc Quân đã viết trong bức thư ngỏ trước đó, ông đã bị công an bắt khẩn cấp và bị vu cho tội "trốn thuế", nhưng thật chất ra là vì những hoạt động dấn thân cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền của ông.
Trong thời gian trước đó gia đình Ls. Lê Quốc Quân đã nhiều lần bị Công an sách nhiễu, gây khó khăn và áp lực để khủng bố tinh thần. Vào ngày 30 tháng 10 năm 2012, người em trai của ông là Lê Đình Quản, giám đốc công ty Vietnam Credit đã bị Công an thành phố Hà Nội bắt giữ vì bị cáo buộc về tội trốn thuế. Tiếp theo sau đó, vào ngày 5 tháng 12 năm 2012, người em họ là chị Nguyễn Thị Oanh, dù đang mang thai 8 tuần và đang dưỡng thai tại Nghệ An, cũng đã bị Công an bắt giam trái phép hơn 2 tháng chỉ vì chị là phụ tá cho giám đốc công ty Vietnam Credit.

Vụ bắt giữ Ls. Quân đã khiến nhiều cơ quan bảo vệ nhân quyền quốc tế lên tiếng quan ngại và kêu gọi Liên Hiệp Quốc can thiệp đòi trả tự do cho ông.
Vào ngày 12.3.2013, 12 tổ chức nhân quyền quốc tế đã cùng đứng tên chung trong một Đơn Thỉnh Cầu đệ nạp Báo Cáo viên Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc và Nhóm Công Tác của Liên Hiệp Quốc về Giam Giữ Tùy Tiện, kêu gọi Liên Hiệp Quốc có hành động khẩn cấp và thúc đẩy việc thả lập tức Ls. Lê Quốc Quân. Trong Đơn Thỉnh Cầu đã nêu việc Ls. Quân bị bắt nhiều lần và bị quấy rối liên tục trong thời gian qua, gần nhất là vào tháng 8 năm 2012 khi ông bị những kẻ mặt lạ hành hung đánh đập gần nhà, khiến ông phải nhập viện. 12 tổ chức nhân quyền đã khẳng định "...những cáo buộc đối với ông Quân chỉ nhằm trừng phạt ông ta về việc thực thi hợp pháp các quyền hạn của mình theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và Tuyên ngôn về Nhân quyền (UDHR)."
Việc vu cho tội "trốn thuế" để bắt giử Ls. Lê Quốc Quân, ngay từ đầu dư luận người Việt trong và ngoài nước đều biết rằng đây chỉ là cái cớ, và ngay cả quốc tế đều biết rằng Ls. Quân từ lâu đã bị lọt vào tầm ngắm của nhà cầm quyền CS Việt Nam vì những việc làm liên quan đến nhân quyền của ông.
Tội "trốn thuế" mà nhà cầm quyền CSVN vu cho ông là một biện pháp thường được dùng để đối phó với các nhà dân chủ và các blogger bất đồng chính kiến, như đã từng dùng đối với Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.
Ngày 22/3/2013 Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Sở Công An Hà Nội đã đưa ra Bản Kết luận Điều tra (KLĐT) và Viện kiểm sát đã vội vàng ra cáo trạng. Theo đó kết luận rằng hành vi của Ls. Lê Quốc Quân và chị Phạm Thị Phương đã cấu thành tội “trốn thuế” theo quy định tại Khoản 3 Điều 161 của Bộ luật Hình sự. Luật sư Lê Quốc Quân đã phản đối và từ chối công nhận văn bản này, và cho rằng đây là một sự vu khống trắng trợn.
Mặc dù hồ sơ điều tra vụ án đã kết thúc và được chuyển lên Viện Kiểm sát từ hôm 22/3/2013 nhưng cho tới nay Ls. Trần Thu Nam, người nhận bào chữa cho Ls. Lê Quốc Quân vẫn chưa được tiếp cận toàn bộ hồ sơ vụ án, mặc dù theo luật pháp hiện hành thì luật sư hoàn toàn có quyền tham gia vào tiến trình tố tụng từ giai đoạn điều tra ban đầu trong những vụ án không liên quan đến an ninh quốc gia.
Theo nhận định của Ls. Trần Thu Nam, dựa vào Bản kết luận điều tra và cáo trạng thì phía cơ quan cảnh sát điều tra đã vi phạm thủ tục tố tụng trong việc:
- Bắt giữ người: vì trường hợp Ls. Lê Quốc Quân không thuộc diện bị bắt khẩn cấp. Vì vậy, việc bắt Ls. Quân phải thực hiện theo Điều 80 Bộ Luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS). Theo quy định tại điều luật này, việc bắt giữ người tại nơi đâu phải có đại diện của chính quyền địa phương nơi đó chứng kiến. Tuy nhiên trên thực tế, Ls. Lê Quốc Quân bị bắt ở một nơi khác nhưng sau đó chính quyền địa phương nơi Ls. Lê Quốc Quân đăng ký hộ khẩu thường trú lại ký tên vào Biên bản bắt giữ người. Như vậy đây là hành động vi phạm thủ tục tố tụng của cơ quan cảnh sát điều tra.
- Thu giữ tài liệu và đồ vật: Khi khởi tố Ls. Lê Quốc Quân về tội “trốn thuế” nhưng cơ quan cảnh sát điều tra lại ngang nhiên thu giữ con dấu của Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam. Điều này trái với Khoản 4 Điều 6 của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP, Khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 31/2009/NĐ-CP, và vi phạm Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2005.Trong quá trình điều tra, công an thu giữ nhiều tài liệu và đồ vật tại trụ sở Công ty Giải pháp Việt Nam và ở nhà riêng của Ls. Lê Quốc Quân. Tuy nhiên, bản KLĐT và cáo trạng tuyệt nhiên không nêu rõ tài liệu và đồ vật nào liên quan đến vụ án, cũng như tài liệu và đồ vật nào không liên quan để hoàn trả cho gia đình Ls. Quân.
- Thành lập cáo trạng nội dung việc trốn thuế: Trong giai đoạn điều tra ban đầu đã ngăn cản luật sư nhận bào chửa tham gia các buổi hỏi cung đối với Ls. Quân và những người có liên quan, mặc dù theo luật pháp hiện hành thì luật sư hoàn toàn có quyền tham gia vào tiến trình tố tụng từ giai đoạn điều tra ban đầu trong những vụ án không liên quan đến an ninh quốc gia.
Ngoài những việc làm vi phạm pháp luật, công an còn giở những thủ đoạn đê hèn để gây khó khăn cho Ls. Quân như cắt thăm nuôi chỉ vì ông đã phản ứng không tiếp nhận bản kết luận điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra và bản cáo trạng của Viện Kiểm Sát, và một lý do khác nữa là Ls. Quân không chịu mặc áo tù khi chưa có bản án.
Khi đã đặt Ls. Lê Quốc Quân vào tầm ngắm, nhà cầm quyền CSVN không từ bất kỳ đòn phép bất nhân, bẩn thiểu nào, ngay cả vi phạm luật pháp của chính họ một cách trắng trợn để tấn công và khủng bố Ls. Lê Quốc Quân và gia đình.
Đặc biệt là việc bắt giam trái phép một thai phụ như chị Nguyễn Thị Oanh, khiến cho thai nhi 8 tuần tuổi con chị Oanh đã chết trong bụng mẹ sau những tháng bị giam giữ trái phép, khi chính ngay điều 2 khoản 88 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, bệnh nặng mà có nơi cư trú rõ ràng thì không được tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác”.
Người ta tự hỏi luật pháp, hiến pháp đã ghi rành rành như vậy mà giới cầm quyền CSVN còn "ngồi xổm" lên trên thì việc sửa đổi hiến pháp 1992 có ích chi khi họ vẫn còn độc quyền cai trị.
The Media Legal Defence Initiative (MLDI) và các tổ chức bạn kêu gọi thả ngay lập tức và vô điều kiện cho Luật sư Lê Quốc Quân.


The Media Legal Defence Initiative cùng với 11 tổ chức nhân quyền khác, đã đệ trình yêu cầu hành động khẩn cấp đến ba Báo Cáo viên Đặc Biệt của Liên Hiệp QuốcNhóm Công Tác của Liên Hiệp Quốc về Giam Giữ Tùy Tiện, kêu gọi thả lập tức luật sư nhân quyền và blogger Việt Nam Lê Quốc Quân.


Luật sư Lê Quốc Quân đã bị nhà chức trách Việt Nam biệt giam từ khi ông bị bắt vào ngày 27 tháng Mười Hai với cáo buộc dàn dựng tội trốn thuế. Ông chỉ được phép gặp luật sư của mình hai lần và đã không được tiếp xúc với gia đình.


Luật sư Lê Quốc Quân bị lọt vào tầm ngắm của nhà chức trách Việt Nam vì những việc làm liên quan đến nhân quyền của ông. Trước khi bị bắt, trên trang blog được nhiều người đọc của ông, ông đã viết về những vi phạm nhân quyền và các vấn đề khác mà truyền thông nhà nước không nhắc đến. Ông cũng đã bào chữa những nhà đấu tranh nhân quyền khác trong vai trò luật sư, cho đến khi ông bị tước quyền hành nghề luật sư năm 2007 vì bị nghi ngờ tham gia "hoạt động lật đổ chính quyền".


Trong vài năm qua, ông đã bị bắt nhiều lần và bị quấy rối liên tục bởi các cơ quan thẩm quyền nhà nước. Trong tháng 8 năm 2012, ông đã phải nhập viện sau khi bị những kẻ lạ mặt hành hung đánh đập gần nhà. Vụ hành hung này không bao giờ được cảnh sát điều tra cặn kẽ.

Nếu bị kết tội, ông Lê Quốc Quân sẽ đối mặt với ba năm tù và nộp số tiền phạt sẽ khiến ông bị phá sản.

Đây không phải lần đầu tiên nhà cầm quyền Việt Nam đã dàn dựng những vu cáo hình sự để bóp nghẹt các tiếng nói phê phán chế độ. Trong năm 2008, blogger nổi tiếng Điếu Cày đã bị kết án 30 tháng tù giam vì tội trốn thuế. Thậm chí trước khi ông được thả, vào năm 2012, ông bị kết án thêm 12 năm tù trong một thủ tục được tạp chí Economist mô tả như “rất giống một phiên tòa dàn dựng theo phong cách cổ điển Liên Xô".


Trong thư gởi các Báo Cáo viên Đặc Biệt và các Nhóm Công tác LHQ về Giam Giữ Tùy Tiện, MLDI và các tổ chức bạn đệ trình rằng những cáo buộc đối với ông Quân chỉ nhằm trừng phạt ông ta về việc thực thi hợp pháp các quyền hạn của mình theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và Tuyên ngôn về Nhân quyền (UDHR). MLDI và các tổ chức bạn đã yêu cầu thả ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Lê Quốc Quân.


Lá thư gởi các Báo Cáo viên Đặc Biệt của Liên Hợp Quốc có thể tải về tại đây, kiến nghị Nhóm Công tác LHQ về Giam giữ Tùy Tiện có thể tải về tại đây.


MLDI chân thành cám ơn Louise Price of Doughty Street Chambers về sự hỗ trợ của cô trong việc soạn thảo các kiến nghị.

(Nguồn: Media Legal Defence Initiative

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"