Hình minh họa |
Nếu sang năm 2014 hay 2015, mà nền Dân chủ thực sự đến được với Việt
Nam, tôi tin rằng sẽ có nhiều sử gia nước Việt coi trọng phần đóng góp
của hai ông Trọng và Dũng trong lịch sử, đó là vai trò "làm suy yếu niềm
tin của Dân vào đảng". Không, nói thế thì nhẹ quá, phải nói thế này mới
chuẩn, hai ông đã có vai trò "làm mất hẳn niềm tin của Dân vào đảng"...
*
Năm 1992-1993, sau khi Liên Xô và khối XHCN Đông Âu sụp đổ được 1-2 năm, báo chí của các nước Cộng sản còn lại như Trung Quốc, Việt Nam đồng loạt lên án Goocbachop, Tổng Bí thư cuối cùng của Đảng Cộng sản Liên Xô, coi ông ta là nguyên nhân chính của sự sụp đổ toàn khối Cộng sản. Nhưng với toàn thế giới, Goocbachop đã có đóng góp lớn trong Lịch sử nhân loại, vì khi đó cuộc chiến tranh Lạnh giữa 2 khối đều sở hữu kho vũ khí hạt nhân khổng lồ là phe TBCN và phe XHCN đang diễn ra căng thẳng và quyết liệt, nếu cuộc chiến tranh giữa 2 phe bùng nổ thì nhân loại sẽ bị tiêu diệt một phần lớn dân số và cả những người còn sống sót cũng sẽ không có điều kiện sống bình thường như trước được nữa.
Lịch sử luôn là như vậy, lịch sử chính xác đến lạnh lùng, lịch sử vô cảm trước các loại tình cảm giai cấp, lịch sử chỉ ghi lại sự thật, và chỉ sự thật mà thôi.
Vậy Lịch sử Việt Nam sẽ nói gì về giai đoạn những năm 2010's hiện nay (tức Thập kỷ thứ 2 của Thế kỷ 21)?
Hiện tại lòng Dân VN đang hết sức bất bình về nền kinh tế phát triển què quặt, về sự bất bình đẳng trong xã hội ngày càng tăng, hết sức tức giận về sự thối nát của các quan chức tham nhũng, điển hình là Thủ tướng Dũng với cậu con trai 37 tuổi làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng, với cô con gái 32 tuổi sở hữu hơn ngàn tỷ đồng của nổi (là cổ phần trong Ngân hàng Bảo Việt nơi cô ta là Chủ tịch Hội đồng Quản trị) và số của chìm còn nhiều gấp ngàn lần số của nổi kia.
Dân chúng cũng kịch liệt lên án sự bảo thủ đến mù quáng của lãnh đạo đảng CSVN, cố khư khư ôm lấy Điều 4 trong Hiến pháp nhằm duy trì quyền lực của mình, mặc dù bất cứ ai cũng thấy sự độc quyền quyền lực không bao giờ đem lại hạnh phúc, tự do và quyền con người thật sự cho người Dân. Điển hình là TBT NPTrọng, khi coi những người góp ý cho Hiến pháp nhưng không theo khuôn mẫu góp ý mà đảng bắt phải theo, là "những người suy thoái chính trị, đạo đức", là "những người cần phải xử lý".
Nhưng cá nhân tôi tin rằng, Llịch sử VN sẽ đánh giá cao vai trò của những người như ông Trọng và ông Dũng, mặc dù không dành những lời tốt đẹp nói về họ. Giống như với Goocbachop trong lịch sử thế giới, lịch sử VN sẽ nói rằng, Trọng và Dũng là những người đã có công đưa đảng CS VN đến sự suy thoái nhanh nhất, với tốc độ suy thoái gấp trăm gấp ngàn lần so với thời Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh.
Ông Duẩn, ông Linh, rồi Đỗ Mười và gần nhất là Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, ông nào cũng ăn uống ngập mồm, con cái làm đủ điều xằng bậy nhưng không hề bị xử lý, nhưng đã có ông nào ăn trắng trợn tới hàng tỷ đô la như Nguyễn Tấn Dũng chưa? Các lãnh đạo trước đây cũng tìm mọi cách đưa con cháu vào vị trí chủ chốt trong tương lai, nhưng đã có "cháu nào 35 tuổi" được vào Trung ương rồi lên làm Thứ trưởng như con của Dũng chưa?
Vì vậy công của Dũng trong lịch sử VN chính là làm cho Dân chán ghét đảng CSVN đến tận cùng của mọi lời nói và suy nghĩ. Với hình ảnh của Dũng, ai ai cũng phải nghĩ đến viễn cảnh VN sẽ trở thành một nước Triều Tiên mới, nơi đang có anh chàng Ủn 30 tuổi nối ngôi bố là ông Ỉn.
Nhưng Nguyễn Phú Trọng là người "được coi là trong sạch", không ăn đậm như Dũng, thì có công lao gì? Công của Trọng là đã tổ chức được hội nghị Trung ương 4 và đưa ra được nghị quyết 4 nổi tiếng, trong đó có thừa nhận sự thối nát thoái hóa của đảng đã đến mức trầm trọng. Nhưng chỉ thừa nhận thôi là chưa đủ, mà công của Trọng còn tăng cao lên hơn nhiều lần với các hội nghị Trung ương 6 và 7. Mặc dù nhiều người nói rằng ông Trọng đã thất bại tại hội nghị Trung ương 6 và 7, nhưng với nhiều người Dân, đó chính là thành tích lớn của ông khi đã công khai các cuộc chiến sống còn trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của đảng.
Những năm 1966-1967, đài báo phương Tây có nói về những thời kỳ biến mất bí ẩn của ông Hồ Chí Minh trong cuộc sống chính trị ở VN (có khi đến 5 tháng liền) nhưng nào có ai biết được chuyện Lê Duẩn khi đó đang cô lập "Bác Hồ kính yêu" ra sao?
Nhưng ngày nay thì mọi chuyện cung đình liên tục tràn ra vỉa hè, chuyện phe Tổng đánh gì, phe Thủ chống đỡ ra sao, có những tin chỉ ra ngoài sau vài phút, như vụ bầu bán bổ sung Bộ Chính trị trong tuần vừa rồi. Không những thế, các loại blog cung đình như Quan Làm Báo, chuyên đánh Thủ tướng Dũng và bè cánh, trang blog Tư Sang Nham Hiểm đánh vào Chủ tịch nước Sang liên tục choảng nhau công khai, là điều mà trước đây chưa từng có. Đó cũng chính là nhờ có công của ông Trọng.
Ngoài ra ông Trọng còn có công đưa lòng căm thù của người Dân nước Việt đối với giặc Tàu xâm lược lên cao trào, bằng các chiến dịch khủng bố người biểu tình chống TQ, bằng câu nói nổi tiếng "Chuyện Biển Đông có gì mới đâu, chỉ là vài hòn đảo thôi mà". Lòng yêu nước của Dân VN chưa bao giờ nguội lạnh, nếu là tôi nói thì sẽ có vài người ghét tôi, nhưng nếu là ông Tổng Bí thư hay Chủ tịch Quốc Hội nói vậy, thì toàn Dân sẽ ghét đảng, ghét cái Quốc hội bù nhìn của đảng.
Nếu sang năm 2014 hay 2015, mà nền Dân chủ thực sự đến được với Việt Nam, tôi tin rằng sẽ có nhiều sử gia nước Việt coi trọng phần đóng góp của hai ông Trọng và Dũng trong lịch sử, đó là vai trò "làm suy yếu niềm tin của Dân vào đảng".
Không, nói thế thì nhẹ quá, phải nói thế này mới chuẩn, hai ông đã có vai trò "làm mất hẳn niềm tin của Dân vào đảng".
Người Yêu Nước
(DLB)
*
Năm 1992-1993, sau khi Liên Xô và khối XHCN Đông Âu sụp đổ được 1-2 năm, báo chí của các nước Cộng sản còn lại như Trung Quốc, Việt Nam đồng loạt lên án Goocbachop, Tổng Bí thư cuối cùng của Đảng Cộng sản Liên Xô, coi ông ta là nguyên nhân chính của sự sụp đổ toàn khối Cộng sản. Nhưng với toàn thế giới, Goocbachop đã có đóng góp lớn trong Lịch sử nhân loại, vì khi đó cuộc chiến tranh Lạnh giữa 2 khối đều sở hữu kho vũ khí hạt nhân khổng lồ là phe TBCN và phe XHCN đang diễn ra căng thẳng và quyết liệt, nếu cuộc chiến tranh giữa 2 phe bùng nổ thì nhân loại sẽ bị tiêu diệt một phần lớn dân số và cả những người còn sống sót cũng sẽ không có điều kiện sống bình thường như trước được nữa.
Lịch sử luôn là như vậy, lịch sử chính xác đến lạnh lùng, lịch sử vô cảm trước các loại tình cảm giai cấp, lịch sử chỉ ghi lại sự thật, và chỉ sự thật mà thôi.
Vậy Lịch sử Việt Nam sẽ nói gì về giai đoạn những năm 2010's hiện nay (tức Thập kỷ thứ 2 của Thế kỷ 21)?
Hiện tại lòng Dân VN đang hết sức bất bình về nền kinh tế phát triển què quặt, về sự bất bình đẳng trong xã hội ngày càng tăng, hết sức tức giận về sự thối nát của các quan chức tham nhũng, điển hình là Thủ tướng Dũng với cậu con trai 37 tuổi làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng, với cô con gái 32 tuổi sở hữu hơn ngàn tỷ đồng của nổi (là cổ phần trong Ngân hàng Bảo Việt nơi cô ta là Chủ tịch Hội đồng Quản trị) và số của chìm còn nhiều gấp ngàn lần số của nổi kia.
Dân chúng cũng kịch liệt lên án sự bảo thủ đến mù quáng của lãnh đạo đảng CSVN, cố khư khư ôm lấy Điều 4 trong Hiến pháp nhằm duy trì quyền lực của mình, mặc dù bất cứ ai cũng thấy sự độc quyền quyền lực không bao giờ đem lại hạnh phúc, tự do và quyền con người thật sự cho người Dân. Điển hình là TBT NPTrọng, khi coi những người góp ý cho Hiến pháp nhưng không theo khuôn mẫu góp ý mà đảng bắt phải theo, là "những người suy thoái chính trị, đạo đức", là "những người cần phải xử lý".
Nhưng cá nhân tôi tin rằng, Llịch sử VN sẽ đánh giá cao vai trò của những người như ông Trọng và ông Dũng, mặc dù không dành những lời tốt đẹp nói về họ. Giống như với Goocbachop trong lịch sử thế giới, lịch sử VN sẽ nói rằng, Trọng và Dũng là những người đã có công đưa đảng CS VN đến sự suy thoái nhanh nhất, với tốc độ suy thoái gấp trăm gấp ngàn lần so với thời Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh.
Ông Duẩn, ông Linh, rồi Đỗ Mười và gần nhất là Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, ông nào cũng ăn uống ngập mồm, con cái làm đủ điều xằng bậy nhưng không hề bị xử lý, nhưng đã có ông nào ăn trắng trợn tới hàng tỷ đô la như Nguyễn Tấn Dũng chưa? Các lãnh đạo trước đây cũng tìm mọi cách đưa con cháu vào vị trí chủ chốt trong tương lai, nhưng đã có "cháu nào 35 tuổi" được vào Trung ương rồi lên làm Thứ trưởng như con của Dũng chưa?
Vì vậy công của Dũng trong lịch sử VN chính là làm cho Dân chán ghét đảng CSVN đến tận cùng của mọi lời nói và suy nghĩ. Với hình ảnh của Dũng, ai ai cũng phải nghĩ đến viễn cảnh VN sẽ trở thành một nước Triều Tiên mới, nơi đang có anh chàng Ủn 30 tuổi nối ngôi bố là ông Ỉn.
Nhưng Nguyễn Phú Trọng là người "được coi là trong sạch", không ăn đậm như Dũng, thì có công lao gì? Công của Trọng là đã tổ chức được hội nghị Trung ương 4 và đưa ra được nghị quyết 4 nổi tiếng, trong đó có thừa nhận sự thối nát thoái hóa của đảng đã đến mức trầm trọng. Nhưng chỉ thừa nhận thôi là chưa đủ, mà công của Trọng còn tăng cao lên hơn nhiều lần với các hội nghị Trung ương 6 và 7. Mặc dù nhiều người nói rằng ông Trọng đã thất bại tại hội nghị Trung ương 6 và 7, nhưng với nhiều người Dân, đó chính là thành tích lớn của ông khi đã công khai các cuộc chiến sống còn trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của đảng.
Những năm 1966-1967, đài báo phương Tây có nói về những thời kỳ biến mất bí ẩn của ông Hồ Chí Minh trong cuộc sống chính trị ở VN (có khi đến 5 tháng liền) nhưng nào có ai biết được chuyện Lê Duẩn khi đó đang cô lập "Bác Hồ kính yêu" ra sao?
Nhưng ngày nay thì mọi chuyện cung đình liên tục tràn ra vỉa hè, chuyện phe Tổng đánh gì, phe Thủ chống đỡ ra sao, có những tin chỉ ra ngoài sau vài phút, như vụ bầu bán bổ sung Bộ Chính trị trong tuần vừa rồi. Không những thế, các loại blog cung đình như Quan Làm Báo, chuyên đánh Thủ tướng Dũng và bè cánh, trang blog Tư Sang Nham Hiểm đánh vào Chủ tịch nước Sang liên tục choảng nhau công khai, là điều mà trước đây chưa từng có. Đó cũng chính là nhờ có công của ông Trọng.
Ngoài ra ông Trọng còn có công đưa lòng căm thù của người Dân nước Việt đối với giặc Tàu xâm lược lên cao trào, bằng các chiến dịch khủng bố người biểu tình chống TQ, bằng câu nói nổi tiếng "Chuyện Biển Đông có gì mới đâu, chỉ là vài hòn đảo thôi mà". Lòng yêu nước của Dân VN chưa bao giờ nguội lạnh, nếu là tôi nói thì sẽ có vài người ghét tôi, nhưng nếu là ông Tổng Bí thư hay Chủ tịch Quốc Hội nói vậy, thì toàn Dân sẽ ghét đảng, ghét cái Quốc hội bù nhìn của đảng.
Nếu sang năm 2014 hay 2015, mà nền Dân chủ thực sự đến được với Việt Nam, tôi tin rằng sẽ có nhiều sử gia nước Việt coi trọng phần đóng góp của hai ông Trọng và Dũng trong lịch sử, đó là vai trò "làm suy yếu niềm tin của Dân vào đảng".
Không, nói thế thì nhẹ quá, phải nói thế này mới chuẩn, hai ông đã có vai trò "làm mất hẳn niềm tin của Dân vào đảng".
Người Yêu Nước
(DLB)