Mai Xuân Dũng
Ảnh Lã Việt Dũng
Ảnh Lã Việt Dũng
Chỉ thị 14- CT/TU của thành uỷ về công tác quản lý lòng đường vỉa hè,
bán hàng rong thực tế Đã được quyết liệt thực hiện ở Hà nội như thế
nào?
Hàng ngày từ sớm đến chiều, các phường huy động ô tô tải nhỏ cùng cán
bộ chiến sỹ ra quân trên các tuyến phố thủ đô thuộc địa bàn quản lý,
nhanh chóng, dũng mãnh bất ngờ đổ bộ xuống các ngõ phố. Cảnh náo loạn
bắt đầu. Các bà các chị gánh hàng rong chạy tan tác. Gà, vịt, Rau, hoa
quả, tôm cá bị các đồng chí trật tự đeo băng đỏ tịch thu. Phương tiện
kinh doanh bị tháo dỡ. Tất cả được chất lên xe chở về đồn phường thống
nhất quản lý.
Tại đây chiến lợi phẩm được phân loại. Những vật phẩm tươi sống như
cam, bưởi, chuối được chia đều. Lính tráng có xuất. Những thứ thuộc về
tư liệu sản xuất như bàn ghế, tủ quầy, bảng biển, bếp...được xếp gọn vào
kho. Các chủ sở hữu tuỳ thời điểm thích hợp sẽ đến đồn để "xin lại" vật
dụng của mình sau khi nộp một khoản tiền phạt "phù hợp".
Tình trạng như vậy diễn ra thường xuyên trên các tuyến phố. Xe công
an đi rồi, việc buôn bán trên lòng đường vỉa hè lại tiếp diễn. Người ta
nhắc nhở truyền tin cho nhau khi thấy xe công an: "Dọn đi, chạy nhanh
lên, chúng nó lại đến đấy". Những hình ảnh như vậy trở nên quen thuộc
bình thường thậm chí có người còn mỉa mai đó là "nét văn hoá thủ đô".
Người bị mất hàng hoá gọi công an trật tự là "lũ cướp cạn". Biệt danh
"Quân khởi nghĩa phường" được gán cho công an, dân phòng từ đây.
Ảnh "Khi đội trật tự phường đi qua" của Nguyễn Na Son
Thời xưa đầu đảng các cuộc khởi nghĩa nông dân thường đưa ra khẩu
hiệu: "Cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo". Họ nói sao làm vậy. Người
nghèo được phần nên coi việc cướp bóc là chính nghĩa. Các đầu đảng được
dân nghèo gọi là "anh hùng áo vải".
Các đoàn "Khởi nghĩa phường" ngày nay xem ra suy thoái hơn thời phong
kiến. Họ cũng có khẩu hiệu "Vì thủ đô văn hiến và trật tự đô thị" nghe
văn minh hơn khẩu hiệu "cướp" của các đầu đảng ngày xưa, hành động thì
giống nhau, cũng là cướp nhưng là lấy của người nghèo chia cho kẻ ăn
trên ngồi trốc.
Những việc như vậy xảy ra từ lâu, lãnh đạo thành phố có biết không? Không thể nói là không biết. Vậy tại sao cấp trên làm ngơ?
- Lãnh đạo thành phố biết nhưng không chấn chỉnh vì coi việc đó là
quá bình thường. Đối với khách nước ngoài đến Việt nam, họ vô cùng ngạc
nhiên và bất bình trước sự việc. Là người Việt nam, bị người nước ngoài
hỏi về việc này ai cũng cảm thấy vô cùng hổ thẹn. Chỉ có quan chức nhà
nước là dửng dưng. Liêm sỉ của họ không còn hoặc nói cho đúng hơn là
lãnh đạo thành phố chẳng có liêm sỉ.
- Lãnh đạo thành phố biết nhưng không muốn, không dám chấn chỉnh
thuộc cấp. Trên các phương tiện truyền thông đã từng sôi nổi luận bàn về
việc "chạy chức". Mỗi một vị trí đều phải nộp một khoản hối lộ để được
sắp đặt, cơ cấu vào cơ quan công quyền với các mức giá khác nhau. Đó là
luật bất thành văn. Dĩ nhiên, người nhận hối lộ là quan chức cấp trên.
Chính vì mắc miếng thịt này trong họng nên khi cấp dưới làm bậy, cấp
trên không thể khạc ra mà mắng được.
Có những cán bộ công an chung thân làm cấp phó Khi được hỏi tại sao
lưu ban lâu thế, đã trả lời "Giá cao quá, em không xếp đủ gạch".
Với tình hình này, dân buôn thúng bán bưng đừng mong có ngày hết
cướp. Còn đám Lãnh đạo Đất nước thế này người Việt nam tiếp tục phải
chịu muối mặt khi đối diện với ánh mắt khinh miệt của người nước ngoài.
Đám sâu mọt nhung nhúc như thế mà cứ lo dông dài về "biến đổi khí hậu" này nọ thật là mặt trơ hết biết.
Mai Xuân Dũng