Gần đây xuất hiện một số trường hợp công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài không được nhập cảnh vào Việt Nam. Tôi thấy đây là vấn đề đáng quan tâm và có tìm hiểu một số văn bản pháp luật, cụ thể là:
1. Nghị định số 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ: Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
2. Thông tư 21/2011/TT-BCA ngày 25 tháng 04 năm 2011 Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh
Sau khi tìm hiểu tôi thấy Nghị định số 136/2007/NĐ-CP không có một
điều khoản nào quy định những trường hợp cấm công dân Việt Nam đang định
cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Thông tư 21/2011/TT-BCA cũng
không có một điều khoản nào quy định những trường hợp cấm công dân Việt
Nam đang định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, mặc dù thông tư
này có mục giải thích từ ngữ về khái niệm chưa cho nhập cảnh: là việc cơ
quan, người có thẩm quyền quyết định không cho phép người nước ngoài,
người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài và công dân Việt Nam đang cư trú
ở nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Như vậy theo hiểu biết của tôi, cơ quan nhập cảnh chưa cho công dân
Việt Nam (người đang mang hộ chiếu Việt Nam và không có quyết định bị
tước quốc tịch Việt Nam) bất kể đang định cư ở nước ngoài hay không,
nhập cảnh vào Việt Nam là hành vi hành chính trái pháp luật. Tôi cho
rằng những người bị cấm nhập cảnh này có thể ủy quyền cho luật sư ở Việt
Nam khởi kiện hành vi hành chính này ở tòa án hành chính, và tôi tin sẽ
thắng kiện ở một phiên tòa công minh.
Nhân đang đọc Người và cảnh Hà Nội của Hoàng Đạo Thúy, thấy có câu
này: "... bất chấp điển lệ mà chế độ của mình đặt ra thì đó là tự mình
phá chế độ của mình, khó mà kìm hãm được cái đà trượt trên cái dốc suy
tàn, đổ, mất". Chỉ có vi phạm điển lệ mà Hoàng Đạo Thúy đã nhận xét như
vậy, nếu vi phạm chính pháp luật của chế độ mà mình đặt ra, và không xét
xử sự vi phạm đó thì cái đà suy tàn, đổ, mất đã tới chân, và không thể
cứu vãn được nữa rồi.