Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Con đà điểu, gãi ngứa, thiếu lãnh đạo

CHIẾN THUẬT CON ĐÀ ĐIỂU
- Sự khác nhau giữa NÓI và LÀM là rất lớn (dọa giết và cầm dao giết người khác nhau rất xa)
- Đối với người cầm bút: sự khác nhau giữa NGHĨ và CÔNG BỐ SUY NGHĨ ẤY QUA BÀI VIẾT là rất lớn (Điều đó tôi cũng biết, tôi từng nghĩ có điều là tôi không muốn viết và công bố mà thôi.)
- Có viết cho lắm thì cũng chẳng ăn thua gì, chẳng “làm rụng sợi lông chân nào của chúng nó, cùng lắm thì cũng chỉ gãi ngứa cho chúng nó mà thôi” vì thế tôi im lặng. Đó là chiến thuật của con đà điểu: nhà văn chạy trốn vào sự im lặng để có cảm giác an toàn. Sự thực thì dù con đà điểu có chui đầu dưới cát thì tình thế nguy hiểm vẫn tồn tại.
GÃI NGỨA HAY KHÔNG GÃI NGỨA?

Sự thật là chính quyền rất sợ phản biện: bằng chứng là họ tìm mọi cách để dẹp phản biện: đe dọa, bắt bớ, giam cầm…Nếu phản biện chỉ “gãi ngứa” thì sao lại sợ đến như thế?
- Vì lẽ đó khi trí thức nói: “phản biện cũng không thay đổi được gì” thì có nghĩa là anh ta muốn chống chế, muốn biện minh cho thái độ con đà điểu của mình, biện minh cho sự vô cảm của mình. Thái độ đó cũng giống như cái gọi là “phi chính trị”.
- Thực tế là “phản biện” có giá trị làm biến đổi nhận thức người đọc và dần dà sẽ biến đổi nhận thức của một thế hệ. Phản biện còn có giá trị thức tỉnh chế độ, dần dà đưa họ về với lẽ phải.
THIẾU LÃNH ĐẠO
- Tại sao Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, André Menras lại xuống đường? Họ muốn trở thành lãnh đạo sao?
- Điếu Cày, Trần Huỳnh Như Thức, Lê Thị Công Nhân… đấu tranh để làm gì? Được gì?
- Hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha rải truyền đơn để làm gì? được gì?
- Những người trên đây sẽ lãnh đạo đất nước ư? Có lãnh đạo được không? Có đủ sức thay thế giới lãnh đạo hiện nay không?
Đó là những câu hỏi ngớ ngẩn vì:
- Những người xuống đường không phải vì muốn làm lãnh đạo. Họ chỉ muốn bày tỏ sự phản kháng trước xâm lược. Chúng ta có thể không có lực lượng, có thể yếu hơn “kẻ thù” gấp triệu lần nhưng không vì thế mà im lặng nhìn kẻ cướp vào đốt nhà, cướp của, đánh đập người thân của ta. Dù rất yếu vẫn phài lên tiếng phản kháng. Dù biết sẽ bị kẻ địch đánh cho tóe máu vẫn phải lên tiếng. Dù biết thất bại vẫn phải lên tiếng. Đó là nhân cách. Đó là tư cách công dân. Biện hộ cho sự im lặng của mình là sợ phải nhìn thẳng vào lương tâm mình.
- Những tù nhân lương tâm đơn giản chỉ là những người yêu nước, muốn phản kháng chống lại cái ác chứ không phải để “được gì.” Đó là kẻ sĩ, đó là nhân cách. Đó là Nguyễn Thái Học, cho dù “không thành công thì cũng thành nhân.”
Vì thế xin đừng đặt câu hỏi: “được gì?” Đó là câu hỏi ngớ ngẩn.
- Chúng ta đang có cuộc khủng hoảng lãnh đạo? Ai sẽ lên thay? Không có ai cả? Chẳng lẽ một dân tộc có nền văn minh lâu đời như VN lại không có người nào tài giỏi hơn những vị đang lãnh đạo đất nước này sao? Bạn đòi hỏi phải có ông A bà B cụ thể xuất hiện để bạn coi giò coi cẳng xem có đáng mặt lãnh đạo không rồi mới theo họ xuống đường chăng? Đó là một đòi hỏi ấu trĩ.
- Trước đây những người cộng sản thường nói: cứ khơi dậy phong trào, tự khắc sẽ xuất hiện lãnh đạo. Nguyễn Huệ, Lê Lợi cũng chỉ là những người áo vải, chính phong trào quần chúng đã phát hiện ra họ. Và họ đã lãnh đạo đất nước.
- Nhưng trên thực tế “người lãnh đạo” không quan trọng (do đó không khó tìm đâu), chế độ chính trị mới quan trọng. Obama hay Bush không quan trọng, đảng Dân Chủ hay đang Cộng Hòa mới quan trọng.
DÂN ĐEN

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"