Nguyễn Tường Thụy
Buổi dã ngoại thảo luận về nhân quyền ngày chủ nhật 5/5/2013 do nhóm các công dân tự do kêu gọi đã qua một tuần. Tôi là một trong vài người đầu tiên có mặt tại công viên Nghĩa Đô với mục đích vừa tham gia, vừa đưa tin, tôi chỉ lặng lẽ quay phim, chụp ảnh và quan sát từ đầu đến cuối. Lúc kết thúc là hơn 11 giờ.
Vậy mà suốt 1 tuần qua, tôi không hề có lấy một dòng viết. Chưa bao giờ, tôi lại có thể đi mà không viết như thế.
Mệt mỏi ư? Chán chường ư? Có thể nhưng không hẳn. Phải rồi, nói buồn thì đúng hơn. Tôi buồn không phải vì người khác thông minh, sắc sảo hơn mình mà buồn vì cái sự tranh khôn, tranh ngoan dẫn đến mâu thuẫn, chia rẽ không đáng có. Tôi không nói đến những người nêu ý kiến trên tinh thần xây dựng cho dù có khác ý kiến của mình.
Tôi chưa bao giờ nói về điều này điều khác trong nội bộ những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, cho toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc (sau đây tạm gọi gọn lại là phong trào đấu tranh). Nhưng dù sao, mọi ý kiến cũng đưa hết lên các trang mạng rồi. Người bảo thành công, người nói thất bại. Ai cũng có vẻ có lý cả.
Hiển nhiên là, những người đưa ra các tranh luận cũng chỉ đại diện cho cá nhân, chứ không phải là đưa ra một bản tổng kết.
Thừa nhận rằng, phong trào đấu tranh hiện nay không có tổ chức. Nếu có sự liên kết nào đó thì cũng chỉ là sự tự nguyện. Nó là một liên minh lỏng lẻo, ai nói cứ việc nói, ai nghe cứ việc nghe. Ai khôn ai dại cứ việc. Nhưng cũng vì không có tổ chức mà số người bị bỏ tù không nhiều, có thể kể ra Bùi Thị Minh Hằng, anh em Lê Quốc Quân (tôi đang nói đến phong trào đấu tranh ở Hà Nội từ 2011 đến nay). Ngoài ra chỉ là bị đe dọa, sách nhiễu, bị mất việc, bị đuổi ra khỏi nhà trọ, bị đánh đập hay đánh trộm, bị đổ dầu nhớt vào nhà, bị bắt đi bắt lại như cóc bỏ đĩa...
Trở lại sự việc hôm 5/5. Dù Nhóm Các Công Dân Tự Do có hướng dẫn thảo luận một cách ôn hòa, có thể tụ tập từng nhóm dưới 5 người, nhưng dưới hình thức nào thì vẫn nhằm vào mục đích mở mang, nâng cao nhận thức về quyền con người.
Và như vậy, dưới con mắt của tôi, buổi dã ngoại ngày 5/5 đã làm được nhiều việc. Rất nhiều bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế được phát ra cho người dân. Nhiều người dân được nghe diễn thuyết về quyền con người. Công tác dân vận cũng được thực hiện rất nỗ lực và tôi chắc chắn có hiệu quả.
Có người không bằng lòng về sự có mặt của dân oan, không bằng lòng về việc họ tố bị oan sai hay không bằng lòng về chuyện diễu hành quanh hồ.
Nhưng chúng ta đừng quên một điều: công viên là nơi không ai có quyền cấm bất cứ thành phần nào ra đó và cấm ai đó làm những gì không vi phạm pháp luật.
Người tham gia dã ngoại đều muốn, công viên Nghĩa Đô hôm đó chỉ có mặt những người quan tâm đến quyền con người. Nhưng ai cấm được sự có mặt của cảnh sát và an ninh ra công viên? Ai cấm được các cháu thiếu nhi ra chơi đu quay? Có ai cấm các cặp trai gái đem nhau ra công viên tâm sự? Không ai có thể, trừ khi dùng bạo lực làm bừa.
Như đã nói, vì không có tổ chức nên không ai có thể (và đủ uy tín) điều phối dân oan chỉ được có mặt ở nơi này, không được có mặt ở nơi kia. Không ai có thể chỉ đạo được người này không được diễu hành, người kia không được tuyên truyền. Ý muốn như thế là không tưởng. Ngay cả chính quyền, công an, họ chẳng muốn mọi người ra trao đổi về quyền con người nhưng không thể cản. Nếu muốn, họ chỉ còn biện pháp đàn áp như ở Nha Trang, Sài Gòn.
Sự hướng dẫn trong lời kêu gọi tập trung vào từng nhóm để thảo luận cũng chỉ là gợi ý khi để đối phó với công an khi bị đàn áp. Bùi Hằng có lý khi nói rằng, nếu chỉ như thế thì ra công viên làm gì? Thà tụ tập vào từng nhà để trao đổi có phải hơn không? Tôi bật cười khi tưởng tượng ra nếu cứ bốn anh em tập trung vào một nhà ai đó, liệu chúng tôi có mang bản Tuyên ngôn Nhân quyền ra mà đọc, phân tích cho nhau nghe không khi mà ai cũng đã hiểu, hay chỉ là ngồi trà nước tán phét?
Hãy tưởng tưỡng, ngày hôm đó làm đúng kịch bản, cứ 4 người tụ tập vào một bãi cỏ hay chỗ trống nào đó đọc lên bản Tuyên ngôn nhân quyền rồi thảo luận như kiểu ta thảo luận chính trị ở các đơn vị bộ đội, rất có thể người dân đi chơi ở công viên cho là bọn chập chập chập, man mát cũng nên.
Còn nói những người tham gia hôm ấy đã biến buổi thảo luận thành cuộc biểu tình, vừa đi vừa hô hét, làm xấu hình ảnh của những người đấu tranh thì đã ăn phải đũa của công an và chính quyền. Nên nhớ, Đài Truyền hình Hà Nội, báo An ninh thủ đô, báo Hà Nội Mới đã từng xuyên tạc nói xấu người biểu tình nhiều lắm rồi, kể cả định dàn dựng cảnh người biểu tình nhận tiền nhưng đài THHN vẫn còn nợ khán giả, để lại một sự nhục nhã ê chề.
Buổi dã ngoại ngày 5/5/2013 đó nhằm mục đích mở mang, nâng cao nhận thức về quyền con người. Và căn cứ vào mục đích đó thì buổi dã ngoại đã thành công.
12/5/2013
Nguyễn Tường Thụy
Buổi dã ngoại thảo luận về nhân quyền ngày chủ nhật 5/5/2013 do nhóm các công dân tự do kêu gọi đã qua một tuần. Tôi là một trong vài người đầu tiên có mặt tại công viên Nghĩa Đô với mục đích vừa tham gia, vừa đưa tin, tôi chỉ lặng lẽ quay phim, chụp ảnh và quan sát từ đầu đến cuối. Lúc kết thúc là hơn 11 giờ.
Vậy mà suốt 1 tuần qua, tôi không hề có lấy một dòng viết. Chưa bao giờ, tôi lại có thể đi mà không viết như thế.
Mệt mỏi ư? Chán chường ư? Có thể nhưng không hẳn. Phải rồi, nói buồn thì đúng hơn. Tôi buồn không phải vì người khác thông minh, sắc sảo hơn mình mà buồn vì cái sự tranh khôn, tranh ngoan dẫn đến mâu thuẫn, chia rẽ không đáng có. Tôi không nói đến những người nêu ý kiến trên tinh thần xây dựng cho dù có khác ý kiến của mình.
Tôi chưa bao giờ nói về điều này điều khác trong nội bộ những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, cho toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc (sau đây tạm gọi gọn lại là phong trào đấu tranh). Nhưng dù sao, mọi ý kiến cũng đưa hết lên các trang mạng rồi. Người bảo thành công, người nói thất bại. Ai cũng có vẻ có lý cả.
Hiển nhiên là, những người đưa ra các tranh luận cũng chỉ đại diện cho cá nhân, chứ không phải là đưa ra một bản tổng kết.
Thừa nhận rằng, phong trào đấu tranh hiện nay không có tổ chức. Nếu có sự liên kết nào đó thì cũng chỉ là sự tự nguyện. Nó là một liên minh lỏng lẻo, ai nói cứ việc nói, ai nghe cứ việc nghe. Ai khôn ai dại cứ việc. Nhưng cũng vì không có tổ chức mà số người bị bỏ tù không nhiều, có thể kể ra Bùi Thị Minh Hằng, anh em Lê Quốc Quân (tôi đang nói đến phong trào đấu tranh ở Hà Nội từ 2011 đến nay). Ngoài ra chỉ là bị đe dọa, sách nhiễu, bị mất việc, bị đuổi ra khỏi nhà trọ, bị đánh đập hay đánh trộm, bị đổ dầu nhớt vào nhà, bị bắt đi bắt lại như cóc bỏ đĩa...
Trở lại sự việc hôm 5/5. Dù Nhóm Các Công Dân Tự Do có hướng dẫn thảo luận một cách ôn hòa, có thể tụ tập từng nhóm dưới 5 người, nhưng dưới hình thức nào thì vẫn nhằm vào mục đích mở mang, nâng cao nhận thức về quyền con người.
Và như vậy, dưới con mắt của tôi, buổi dã ngoại ngày 5/5 đã làm được nhiều việc. Rất nhiều bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế được phát ra cho người dân. Nhiều người dân được nghe diễn thuyết về quyền con người. Công tác dân vận cũng được thực hiện rất nỗ lực và tôi chắc chắn có hiệu quả.
Có người không bằng lòng về sự có mặt của dân oan, không bằng lòng về việc họ tố bị oan sai hay không bằng lòng về chuyện diễu hành quanh hồ.
Nhưng chúng ta đừng quên một điều: công viên là nơi không ai có quyền cấm bất cứ thành phần nào ra đó và cấm ai đó làm những gì không vi phạm pháp luật.
Người tham gia dã ngoại đều muốn, công viên Nghĩa Đô hôm đó chỉ có mặt những người quan tâm đến quyền con người. Nhưng ai cấm được sự có mặt của cảnh sát và an ninh ra công viên? Ai cấm được các cháu thiếu nhi ra chơi đu quay? Có ai cấm các cặp trai gái đem nhau ra công viên tâm sự? Không ai có thể, trừ khi dùng bạo lực làm bừa.
Như đã nói, vì không có tổ chức nên không ai có thể (và đủ uy tín) điều phối dân oan chỉ được có mặt ở nơi này, không được có mặt ở nơi kia. Không ai có thể chỉ đạo được người này không được diễu hành, người kia không được tuyên truyền. Ý muốn như thế là không tưởng. Ngay cả chính quyền, công an, họ chẳng muốn mọi người ra trao đổi về quyền con người nhưng không thể cản. Nếu muốn, họ chỉ còn biện pháp đàn áp như ở Nha Trang, Sài Gòn.
Sự hướng dẫn trong lời kêu gọi tập trung vào từng nhóm để thảo luận cũng chỉ là gợi ý khi để đối phó với công an khi bị đàn áp. Bùi Hằng có lý khi nói rằng, nếu chỉ như thế thì ra công viên làm gì? Thà tụ tập vào từng nhà để trao đổi có phải hơn không? Tôi bật cười khi tưởng tượng ra nếu cứ bốn anh em tập trung vào một nhà ai đó, liệu chúng tôi có mang bản Tuyên ngôn Nhân quyền ra mà đọc, phân tích cho nhau nghe không khi mà ai cũng đã hiểu, hay chỉ là ngồi trà nước tán phét?
Hãy tưởng tưỡng, ngày hôm đó làm đúng kịch bản, cứ 4 người tụ tập vào một bãi cỏ hay chỗ trống nào đó đọc lên bản Tuyên ngôn nhân quyền rồi thảo luận như kiểu ta thảo luận chính trị ở các đơn vị bộ đội, rất có thể người dân đi chơi ở công viên cho là bọn chập chập chập, man mát cũng nên.
Còn nói những người tham gia hôm ấy đã biến buổi thảo luận thành cuộc biểu tình, vừa đi vừa hô hét, làm xấu hình ảnh của những người đấu tranh thì đã ăn phải đũa của công an và chính quyền. Nên nhớ, Đài Truyền hình Hà Nội, báo An ninh thủ đô, báo Hà Nội Mới đã từng xuyên tạc nói xấu người biểu tình nhiều lắm rồi, kể cả định dàn dựng cảnh người biểu tình nhận tiền nhưng đài THHN vẫn còn nợ khán giả, để lại một sự nhục nhã ê chề.
Buổi dã ngoại ngày 5/5/2013 đó nhằm mục đích mở mang, nâng cao nhận thức về quyền con người. Và căn cứ vào mục đích đó thì buổi dã ngoại đã thành công.
12/5/2013
Nguyễn Tường Thụy