Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Mục tiêu Olympic của Trung Quốc: Thống trị tổng số huy chương

Les Carpenter
L.V. chuyển ngữ

Đến giờ thì mọi người đều nên hiểu rằng bộ máy thể thao của Trung Quốc sẽ không chậm lại. Mục tiêu của Trung Quốc không chỉ tạo sự hoành tráng cho Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008. Mục đích của họ là làm lớn cho Bắc Kinh 2008, sau đó sẽ thống trị cả thế giới.
“Chủ đích của người Trung Quốc là đạt được mọi huy chương, từng chiếc một,” Jeff ruffolo, một người Mỹ từng làm việc cho chính phủ Trung Quốc để giúp tổ chức những cuộc thi đấu thể thao bao gồm Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008.
“Hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra ở Rio,” Ruffolo nói thêm, đề cập đến Thế Vận Hội 2016 tại Brazil. “Hãy xem điều gì sẽ xảy ra vào năm 2020. Trung Quốc muốn chứng tỏ cho thế giới thấy rằng hệ thống của họ là hoàn hảo nhất.” Dường như mọi người lại ngạc nhiên khi thấy Trung Quốc đang chiến đấu để giành tổng số huy chương trong các cuộc thi Olympic. Nhưng kể từ khi Trung Quốc cho phép các đội tuyển của mình tham gia tranh tài tại Thế Vận Hội mùa hè 1984 sau 32 năm vắng mặt, người Trung Quốc đã đi từ việc thắng 32 huy chương tại Los Angeles cho đến 100 huy chương tại Bắc Kinh. Việc sản xuất huy chương hiện nay trở nên đều đặn đến nỗi Trung Quốc muốn tham gia vào việc giành tổng huy chương nhiều nhất tại những cuộc thi Thế Vận Hội sắp đến.
Những câu chuyện về Trung Quốc trong vài tuần lễ qua thật sự sốc. Một số hãng truyền thông đã tường thuật việc những vận động viên tương lai trẻ đã phải chịu đựng những điều kiện gần như tra tấn tại các trường thể thao Trung Quốc. Có câu chuyện về vận động viên nhảy cầu Ngô Mẫn Hà rằng chỉ sau khi thắng huy chương vàng môn nhảy cầu thể loại 3 mét mới biết được mẹ mình bị bệnh và bà mình đã qua đời từ một năm trước. Mặc dù sau đấy Ngô từ chối xác nhận câu chuyện này, nói rằng cô đã biết mẹ mình bị bệnh và bà mình qua đời, dường như điều này cho thấy sự tồi tệ nhất của một quốc gia đang quá ám ảnh với việc thắng huy chương Olympic đến nỗi vấn đề con người trở thành thứ yếu.
Ngay cả trong việc bào chữa cho hệ thống đào tạo này, Ngô có vẻ như là một thứ người máy biết bơi, cô nói với hãng tin Agence France-Presse: “Các phụ huynh hiếm khi đến thăm các trung tâm huấn luyện của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi là một đại gia đinh. Chúng tôi tập luyện chung từ các trung tâm khác nhau.”
Nhưng phần thưởng là những chiếc huy chương. Và huy chương thì vô cùng quan trọng ở Trung Quốc. Một nhà báo Trung Quốc yêu cầu giấu tên vì sợ trừng phạt khi về nước, nói rằng: “Huy chương vàng thì rất quan trọng ở Trung Quốc. Nó làm chúng tôi cảm thấy mạnh mẽ.”
Hay như lời của Ruffolo: “Nó là niềm tự hào dân tộc.”
Vài năm trước, một vận động viên bóng bàn Mỹ từng lớn lê ở Trung Quốc kể với tôi cô trở thành một cầu thủ bóng bàn ra sao. Khi cô còn bé, vào độ khoảng lớp hai, một ngày nọ có một người của chính quyền đến lớp học của cô với một chiếc xô và ba quả bóng bàn. Mỗi học sinh phải ném những quả bóng vào chiếc xô. Ai ném được hai quả được cơ hội rời khỏi trường và chuyển sang trường khác có trang bị bóng bàn.
Cô nói điều này có nghĩa là những đứa trẻ nào có thể ném hai quả bóng vào rổ thì chắc hẳn có được một cảm nhận tốt về bóng bàn. Các huấn luyện viên thể thao chỉ cần mỗi điều này. Phần còn lại: năng khiếu, quyết tâm và khao khát đều có thể dạy sau. Vấn đề tối quan nhất là cảm nhận.
Ruffolo, người từng viết một cuốn sách về kinh làm việc của mình với người Trung Quốc năm 2008 có tên “Bên trong Thế Vận Hội Bắc Kinh,” nói rằng các quan chức ngành thể thao Trung Quốc tìm kiếm khắp đất nước những trẻ em có tiềm năng thể thao. Có thể là vài cậu bé đang đá bóng ngoài công viên hoặc rượt đuổi nhau bên vệ đường. Một đại diện chính quyềng có thể lưu ý đến một ai đó trông có vẻ nhanh nhẹn hơn những đứa trẻ khác. Điều này làm cho viên đại diện chính quyền quan tâm hơn và sẽ liên lạc với gia đình cậu bé để đánh giá mong muốn của họ về việc đưa đứa bé vào một trường thể thao.
Ngôi trường thể thao sẽ nằm gần nhà đứa trẻ. Cậu sẽ phải luyện tập ban ngày, đi học và về nhà bố mẹ ban đêm. Nếu cậu tiến trội trong lớp, cậu sẽ được đưa vào những cuộc thi đấu lớn hơn trong khu vực, những thành công từ đấy sẽ có thể đưa cậu vào học việc thể thao quốc gia ở Bắc Kinh, nơi đó cậu sẽ trở thành một trong vài chục người khác đang huấn luyện cùng một môn thể thao.
“Họ tìm kiếm những viên kim cương còn thô,” Ruffolo nói. “Họ biết rằng đây là một nỗ lực lâu dài và họ muốn những ai có thể chịu đựng được. Những vận động viên đứng nhất hoặc nhì có thể bị tuột hạng sau này. Họ lưu tâm đến người đang đứng thứ năm hoặc thứ sáu. Họ nhìn vào viên kim cương ấy và nói, ‘Anh ta cần được mài dũa,’ Anh ta có thể chưa sẵn sàng cho London nên chúng ta giữ anh ta lại cho Rio.’”
Người Trung Quốc không có trở ngại gì trong việc này, ông nói. Mục tiêu là nhằm thắng huy chương và thiết lập một đội ngũ có nhiều vận động viên sẵn sàng tham gia vào vị trí thi đấu Olympic nếu những người khác bị tụt hậu.
Có lần Ruffolo trò chuyện với một ngôi sao quần vợt và cô ta bảo rằng toàn bộ cuộc sống của cô là quần vợt. “Cô ấy sống trong một bong bóng,” Ruffolo nói. “Cô ấy không có cuộc đời riêng, nhưng cô hiểu rõ rằng nếu cô không chơi tốt thì sẽ có 20 người vô danh khác đứng đợi phía sau.”
Trong khi cũng có những hệ thống đào tạo tương tự ở Hoa Kỳ, đặc biệt là trong những thành phần tư nhân như các trường đào tạo quần vợt, nhưng tầm cỡ của chúng không rộng lớn bằng hoặc không phải là một mục tiêu của quốc gia như ở Trung Quốc. Vì Trung Quốc không quan tâm mấy đến các liên đoàn thể thao, họ chỉ chú trọng vào các cuộc thi Olympic. Họ nhắm vào các cuộc thi đấu quốc tế như Á Vận Hội, Đại hội Thể thao Sinh viên Thế giới và vô số những giải vô địch các môn thể thao cá nhân khác, và tổ chức một số các cuộc thi đấu trong những năm giữa những kỳ Olympic.
Điều này tạo cho các huấn luyện viên Trung Quốc cơ hội quan sát các vận động viên của họ thi đấu trong những đấu trường tương tự như Olympic. Ví dụ nếu một vận động viên nhảy cầu nào không thi đấu tốt, các huấn luyện viên sẽ có thời gian để thay đổi, hoàn chỉnh cú nhảy cho kịp với Thế Vận Hội mùa hè.
Những quốc gia khác không thể làm được điều này. Hoa Kỳ từng tổ chức vài chục cuộc thi đấu nghiệp dư lớn nhưng các quan chức địa phương lại không quan tâm đến mấy. Chi phí để xây dựng hoặc tu sửa những cơ sở thể thao theo đúng tiêu chuẩn hiện đại thì quá lớn. Hiếm khi các địa phương ở Mỹ sẵn sàng tài trợ một cuộc thi đấu bóng chuyền quốc tế, nhất là khi họ phải vất vả để lo đủ giáo viên cho trường học hoặc chi trả lương hưu cho nhân viên.
“Trung Quốc không hề ngại việc này,” Ruffolo nói. “Ở Trung Quốc, chỉ có một chính quyền và tiền bạc không là vấn đề. Họ sẽ xây dựng các cơ sở thể thao. Đây không là trở ngại đối với họ. Họ sẽ tiếp tục tổ chức thêm những cuộc thi đấu này.” Vì Ruffolo từng làm việc cho chính phủ Trung Quốc và vẫn đang sống ở Trung Quốc cũng như vẫn giúp tổ chức những cuộc thi đấu thể thao cho chính quyền, cái nhìn của ông về tính hiệu quả của guồng máy thể thao quốc gia chắc chắc sẽ lạc quan hơn. Nhưng rõ ràng là Trung Quốc đang tiến nhanh đến việc thống trị lĩnh vực thể thao, đặc biệt là trong những bộ môn thể thao đặc biệt và nhỏ bé hơn vốn không được tài trợ đầy đủ tại các quốc gia khác, tự động tạo cho Trung Quốc một ưu thế về kinh tế.
Bốn năm sau Thế Vận Hội Bắc Kinh, guồng máy thể thao Trung Quốc đang vận chuyển. Câu hỏi là nó sẽ tiến bao xa.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"