Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Đấu đá chính trị Việt Nam sôi bỏng trong lúc kinh tế suy đồi

DCVOnline (Tin Agence France-Presse)

HÀ NỘI - Việc bắt giữ một trong những ông trùm ngân hàng hàng đầu của Việt Nam cho thấy một cuộc tranh giành quyền lực lớn hơn trong giới lãnh đạo Cộng sản về việc làm thế nào để giải quyết vấn đề kinh tế quốc gia ngày càng suy thoái, các chuyên gia nói.

Đại gia cường điệu Nguyễn Đức Kiên, một cổ đông của một số cơ sở tài chính lớn nhất Việt Nam và người sáng lập của Ngân hàng Thương mại Á Châu (ACB), đã bị bắt giữ vào thứ Hai và cựu Chủ tịch của ACB chính thức bị bắt giữ ba ngày sau đó.

Các vụ bắt giữ vì những tội ác kinh tế không xác định [mà Thủ tướng Dũng gọi là tội “thâu tóm ngân hàng” - DCVOnline], gây hoảng loạn trong quần chúng, làm bay mất khoảng 5,0 tỷ USD giá trị từ các thị trường chứng khoán Việt Nam và khiến ngân hàng phải xuất tiền trả cho khách hàng đổ xô đến rút hàng trăm triệu đô la ra khỏi trương mục tại ACB.

Nhưng “mối quan tâm lớn hơn là tiềm năng cho sự bất ổn chính trị... Vụ bắt giữ Bầu Kiên có thể là dấu hiệu bất hòa đang tăng giữa giới lãnh đạo chính trị và bè phái, theo một báo cáo của cơ sở phân tích địa chính trị Stratfor.

Bầu Kiên, một người mê bóng tròn, một tài phiệt 48 tuổi, dễ nhận ra với mái tóc bạc phơ, được cho biết là có móc nối chặt chẽ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và con gái của ông, một giám đốc ngân hàng tư nhân được đào tạo tại Thụy Sĩ.

Từ những năm 1990, khi Việt Nam mở cửa kinh tế, quyền lực chuyển từ đảng cộng sản cho nhà nước - và, kể từ khi ông đảm nhận vai trò thủ trướng từ năm 2006, Dũng, người được coi là Thủ tướng mạnh nhất của CHXHCN Việt Nam từ trước đến nay.

Dũng, tái đắc cử nhiệm kỳ năm năm lần thứ hai từ 2011, đã sử dụng quyền lực để tích cực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng [kinh tế] cao và chủ trương phát triển theo con đường kiểu chaebol Hàn Quốc, dựa vào các đại công ty nhà nước để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tổng thể.

Lúc đầu, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm hơn bảy phần trăm và nhanh chóng trở thành là một nơi yêu thích của các nhà đầu tư nước ngoài kể cả ngân hàng khổng lồ Standard Chartered, có 15% cổ phần của ACB.

Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế 4,4% so với năm trước trong nửa đầu năm 2012, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm gần 30% trong cùng thời kỳ và các khoản nợ độc trong hệ thống ngân hàng mong manh lên đến “mức báo động” theo ngân hàng trung ương, đã có lời chỉ trích ngày càng nặng nề đối với Thủ tướng Dũng.

“Chưa bao giờ xã hội Việt Nam đã phải đương đầu với rất nhiều biến làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng và đe dọa sự sống còn của toàn bộ chế độ chính trị,” một Đại biểu Quốc hội đã nghỉ hưu nói với Agence France-Presse.

“Một số lãnh đạo Đảng đã mất kiên nhẫn, và cảm thấy đã đến lúc hành động để loại bỏ các tiềm năng đe dọa và lấy lại niềm tin của công chúng,” ông nói thêm, nói với điều kiện giấu tên.

Trong một bài bình luận gay gắt vào thứ Năm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang - một trong những đối thủ chính trị của Tủ tướng Dũng - cho biết: “Việt Nam bây giờ đang ở dưới áp lực đáng kể vì sự tan vỡ của các doanh nghiệp nhà nước.”

Ông chỉ trích “sự suy thoái ý thức hệ chính trị, đạo đức và lối sống” của các quan chức — một cú tát vào những tài phiệt giàu có loại lái Rolls Royce như Bầu Kiên — và kêu gọi đổi mới kinh tế và một chiến dịch chống tham nhũng mới.

Một hiệp mới của cuộc giao tranh giữa các phe phái đã bắt đầu và “chiến trường chính là cải cách kinh tế và tính liêm khiết kể cả khu vực quốc doanh và khu vực ngân hàng và sự nhổ cỏ tận gốc những ổ tham nhũng quy mô,” Carl Thayer chuyên gia Việt Nam cho biết.

(Từ trái) Dũng, Sang Trọng - ban lãnh đạo CHXHCNVN
Nguồn ảnh: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images
“Sang và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang lặp đi lặp lại một điệp khúc cũ nhưng đúng sự thật rằng tham nhũng là một trong những mối đe dọa lớn đối với tính hợp pháp của hệ thống độc đảng của Việt Nam,” Thayer nói.

Bất mãn của công chúng về tham nhũng của quan chức đã sôi sục thành các cuộc biểu tình bạo động nhiều lần trong năm nay.

Trường hợp của người nông dân sử dụng thuốc nổ tự chế để chiến đấu chống lại việc chiếm đất của các quan chức tham nhũng địa phương đã là tin hàng đầu của báo giới hồi tháng Giêng.

Thayer chỉ ra tầm quan trọng của quyết định hồi đầu tháng này để lấy lại quyền kiểm soát ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng từ thủ tướng và giao lại cho Đảng.

Dũng trước đây đã chịu nhiều áp lực vì các vụ tham nhũng trong các công ty nhà nước ông đã hậu thuẫn, và trong năm 2010 đã buộc phải chấp nhận trách nhiệm cá nhân cho sự gần sụp đổ của công ty hàng hải khổng lồ Vinashin của nhà nước.

Trong khi cú bắt giam Bầu Kiên sẽ không để buộc Dũng từ chức, nhưng nhiều đồng minh của Thủ tướng Dúng có thể là đích nhắm, các nhà quan sát dự đoán.

Đén nay Kiên “có thể là người nổi bật và giàu nhất”, nhưng ông không phải là người đầu tiên cũng không phải là người cuối cùng, ông Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Úc cho hay.

Chính Nguyễn Tấn Dũng, đã có hành động mà các chuyên gia xem như là một nỗ lực để tự bảo vệ, đã khen thưởng những nỗ lực của công an trong việc điều tra tham nhũng trong việc cải cách ngân hàng và kêu gọi trừng phạt thủ phạm “bất kể họ là ai.”

© DCVOnline

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"