Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Bảo tồn một món quà của thiên nhiên

John Trần

Với hơn 1000km đã đi qua cùng những con đường nhỏ tôi dành để khám phá, tôi có thể chắc chắn một điều rằng Việt Nam thực sự là một món quà mà Chúa đã ban cho trái đất này. Tất cả mọi thứ, từ cảnh đẹp cho đến cuộc sống hoang dã đều giống như những tạo vật được chính tay thần thánh làm nên vậy. Những bãi biển hoang sơ trải dài từ Đà Nẵng xuống vùng phía Nam, nhưng ngọn núi trập trùng, những vạt cỏ cây xanh ngát, cùng những cánh rừng trong đất liền, tất cả đều tuyệt vời. Ai đều phải ngưỡng mộ và trân trọng vẻ đẹp đó. Tôi thật sự rất may mắn khi được tận mắt nhìn thấy, và tôi cảm thấy mình phải có nghĩa vụ chia sẻ với các bạn về vấn đề người Việt Nam đang tự tay tàn phá món quà thiên nhiên quý báu đó. Đúng, Việt Nam là một nước “đang phát triển” và việc bảo tồn vùng đất này cho thế hệ tương lai trở nên mờ nhạt trong tâm trí rất nhiều người, đặc biệt là người nghèo. Nhưng chúng ta cũng biết dù chỉ những hành động nhỏ nhặt hôm nay cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai sau này.

Phát triển. Giống như mọi người vẫn hình dung, là hi sinh một lượng nhỏ tài nguyên thiên nhiên để xây dựng đất nước và sau đó chúng ta phải giảm sự khai thác đi/ Nhưng thực tế lại ngược lại. Chúng ta đang tận dụng mọi thứ từ thiên nhiên mà quên mất rằng tài nguyên là hữu hạn. Mỗi lần to đi qua một ngọn núi hay một cánh rừng, tôi đều thấy những cây lớn bị đốn ngã, và được đưa đi bởi những chiếc xe tải. Tàn phá rừng luôn đi đôi với hang loạt các vấn đề về môi trường như mất cân bằng sinh thái, lở đất, sói mòn,… Đi qua miền trung Việt Nam, bạn có thể thấy rất nhiều công ty, cả Việt Nam lẫn nước ngoài, khai thác tràn lan đá từ các ngọn núi. Tôi không thể nói hết cho bạn hiểu được bao nhiêu rác thải mà tôi đã nhìn thấy từ đất liền, cho đến biển, và thậm chí cả ở trên đảo Lý Sơn. Mọi người đều đổ rác xuống biển vào mỗi buổi sáng
Còn về động vật hoang dã thì sao? Việt Nam “được” WWF xếp hạng nhất trong vấn đề không biết bảo tồn và bảo vệ động vật hoang dã. Có bao nhiêu người đang ăn, uống những phần động vật đang bị đe doạ chỉ để có lợi cho sức khoẻ mà thậm chí không cần biết đúng hay không? Ở Hà Tĩnh, rất nhiều người nông dân đã bắt hươu để cắt lấy nhung, bán làm thuốc. Ở Phú Yên, rất nheieuf cửa hang bán cá ngựa cũng với mục đích tương tự. Trên đảo Lý Sơn, tôi nói chuyện với một em sinh viên, và em nói rằng mỗi năm qua đi thì lượng cá càng ít vì quá nhiều người bắt cả cá con, không để chúng có thời gian lớn và sinh sản.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất mà tôi cảm thấy có lẽ chính là tác động từ du lịch, và tôi không nói về những người khách nước ngoài. Tất nhiên, họ có phần nào “đóng góp”, nhưng từ những gì tôi thấy, phần lớn là người Việt Nam vứt rác thải bừa bãi ở bất cứ nơi nào họ đến. Tại Phú Yên, tôi đi thăm mũi Ông Diên, một nơi sẽ tuyệt đẹp nếu như không có những bãi rác xung quanh. Và nguồn thải lớn nhất chính là một khu trại của người Việt Nam dành cho du lịch. Người ta ném nào vỏ bia, thức ăn, rác khắp nơi như thể chúng sẽ tự biến mất. Và hãy nhìn những gì xảy ra ở vịnh Hạ Long, nơi được coi là “di sản thế giới”: nó đang biến thành một cái thùng rác cực lớn. Tuy nhiên, đây là điều chúng ta có thể sửa chữa và thay đổi được. Hãy có ý thức về nơi bạn sẽ vứt rác. Có khó khăn gì đâu khi cầm chai nước và chỉ đi thêm vài phút nữa là đến một thùng rác?
Đây là một vấn đề mà không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều nơi khác nữa trên thế giới, người ta đang cảm thấy được tội lỗi. Điều tôi quan tâm là hiện tại tôi đang sống tại đây và có may mắn tận mắt nhìn thấy vẻ đẹp của Việt Nam và tôi phải làm thế nào để giải quyết vấn đề đó. Và tôi biết sẽ rất phức tạp, bởi sẽ liên quan đến phát triển và cơ sở hạ tầng. Việc quan tâm đến môi trường không thường xuyên xuất hiện trong tâm trí mọi người, nhất là người nghèo khi họ còn phải lo lắng nhiều hơn đến việc nuôi sống gia đình. Hơn thế nữa, việc xử lý rác thải ở Việt Nam còn nghèo nàn, và thiếu nơi để người dân có thể xử lý rác.

Vậy chúng ta có thể làm gì? Điều đầu tiên chính là bắt đầu với bản than mình. Dành thời gian để ý đến hành động của chúng ta và những người xung quanh, gia đình, bạn bè. Nhưng trước hết chúng ta phải thay đổi thói quen của bản than. Mỗi người đều phải cảm thấy có lỗi khi thải rác bừa bãi và gây ảnh hưởng xấu đền môi trường, và đó là điều rất dễ làm. Chúng ta không thể chờ đợi mà hãy làm ngay. Tôi xin lỗi khi luôn tỏ ra nôn nóng, nhưng thực sự tôi tin rằng chúng ta đang đi đến một cái kết không tốt đẹp. Chúng ta phải thay đổi vì môi trường. Thiên nhiên, trên hết, phải là thứ cần được trân trọng và quan tâm. Hãy giữ thiên nhiên luôn hoang sơ, để một ngày con cháu chúng ta lại được tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp đó.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"