Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Tổng biên tập tự tử

Trung Quốc: Xôn xao vụ tổng biên tập tự tử
Trong một bài phỏng vấn thực hiện trước khi chết, ông Xu thổ lộ: “Nỗi đau của tôi là dám nghĩ, nhưng không dám nói ra. Nếu tôi dám nói ra, tôi lại không dám viết ra. Và nếu tôi dám viết ra thì không có nơi nào để xuất bản. Tôi ngưỡng mộ những nhà báo tự do, nhưng tôi không thể rời bỏ hệ thống vì nếu tôi làm thế, gia đình tôi sẽ chịu khổ”.
*
TP - Cộng đồng mạng đang phản ứng mạnh mẽ sau khi ông Xu Huaiqian, 44 tuổi, Tổng biên tập của phụ trương Dadi (Trái đất) của Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc nhảy lầu tự vẫn hôm 22-8.

Theo trang mạng của Nhân dân Nhật báo, trước khi quyên sinh, ông Xu nghỉ phép vì suy nhược và phải nhờ bác sĩ chăm sóc.

Ông Xu, tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh danh tiếng năm 1989, làm việc tại một nhà máy thép trong một năm rồi chuyển sang Nhân dân Nhật báo.

Zhu Tieszhi, Phó tổng biên tập tạp chí Seeking Truth (Tìm kiếm sự thật) của Trung Quốc, nói rằng ông không tin ông Xu đã chọn con đường tự vẫn.

Nhiều người đánh giá cao khả năng viết tuyệt vời của vị cố tổng biên tập. Không ít câu trích dẫn trong các bài phỏng vấn và nhiều bài báo của ông được đông đảo độc giả tìm đọc.

Trong một bài phỏng vấn thực hiện trước khi chết, ông Xu thổ lộ: “Nỗi đau của tôi là dám nghĩ, nhưng không dám nói ra. Nếu tôi dám nói ra, tôi lại không dám viết ra. Và nếu tôi dám viết ra thì không có nơi nào để xuất bản. Tôi ngưỡng mộ những nhà báo tự do, nhưng tôi không thể rời bỏ hệ thống vì nếu tôi làm thế, gia đình tôi sẽ chịu khổ”.

Trong bài báo có tựa đề Hãy để cái chết là nhân chứng, ông viết: “Chết là một từ nặng nề, nhưng ở Trung Quốc, trong nhiều trường hợp, nếu không có cái chết thì xã hội sẽ không chịu ngồi xuống và lắng nghe, nên vấn đề sẽ không được giải quyết”.

Những câu trích dẫn này được lan truyền rộng rãi trên internet và cộng đồng mạng thể hiện sự ngỡ ngàng và tức giận khi một nhà báo tài năng phải tìm đến cái chết.

Gia Tùng


TQ xôn xao vụ tổng biên tập tự tử


BBC - Vụ tổng biên tập một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc tự vẫn gây phản ứng mạnh trong dư luận và các diễn đàn mạng.

Ông Từ Hoài Khiêm, 44 tuổi, làm chủ bút phụ trương Đại địa của Tờ Nhân dân Nhật báo.

Theo thông tin từ kênh chính thức, ông đã nhảy lầu tìm đến cái chết hôm 22/8.

Trang microblog của Nhân dân Nhật báo nói trước đó ông đã xin nghỉ phép vì trầm cảm và đã tìm kiếm trợ giúp y tế.

Từ Hoài Khiêm sinh năm 1968, tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh năm 1989.

Gần như suốt cuộc đời làm báo của mình, ông công tác tại Nhân dân Nhật báo. Ông Từ được đánh giá cao với tư cách cây bút viết các bài bình luận.

Trong một phỏng vấn trước khi qua đời, ông Từ Hoài Khiêm nói: "Tôi đau đớn vì dám nghĩ nhưng lại không dám nói ra. Nếu dám nói thì lại không dám viết và nếu tôi dám viết thì chẳng nơi nào chịu đăng bài tôi cả".

"Tôi ngưỡng mộ những cây bút tự do, nhưng tôi không thể rời hệ thống vì nếu làm như vậy thì gia đình tôi sẽ chịu hậu quả."

Trong bài báo mang tựa đề "Hãy để cái chết chứng thực", ông viết: "Chết là một từ nặng nề, nhưng ở Trung Quốc, trong nhiều trường hợp, không chết thì xã hội không tỉnh dậy mà để ý và chẳng giải quyết được vấn đề gì".

Choáng váng và giận dữ

Các phát biểu trên của Từ Hoài Khiêm đã được nhắc lại nhiều lần trên các diễn đàn mạng của Trung Quốc.

"Chết là một từ nặng nề, nhưng ở Trung Quốc, trong nhiều trường hợp, không chết thì xã hội không tỉnh dậy mà để ý và chẳng giải quyết được vấn đề gì."

Nhà báo Từ Hoài Khiêm

Một độc giả viết trên mạng xã hội Đằng Tấn: "Tôi mới bắt đầu công việc phóng viên mà đã gặp nhiều khó khăn tới nỗi tôi thấy không thể nào khắc phục được".

Một người khác đặt câu hỏi trên mạng Sina: "Từ Hoài Khiêm chết như một nhân chứng chăng? Cá nhân ông bị trầm cảm hay cả thời đại này trầm cảm? Cái đất nước nào mà lại thế này?"

Có người nhận xét rằng vì phải sống với những điều giả dối lâu ngày nên ông Từ lâm bệnh.

Họ cũng tỏ ra thất vọng về tình trạng tinh thần của các trí thức và nhà báo Trung Quốc.

"Người dân chính là các tổng biên tập của một đất nước. Họ chỉ có cuộc đời của mình để đăng lên. Cuộc đời của họ là bài báo và cái chết là nhuận bút. Kết thúc cuộc đời một cách bi thảm là bản nháp chưa hoàn thành."

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"