Tôi có ít nhiều giao du với Lý Xuân Hải, nhưng hiểu biết của tôi về Hải không nhiều lắm, nhất là chuyện làm ăn của Hải.
Trước đây tôi có biết Hải đôi chút. Hải học cấp ba tại trường Phan Chu
Trinh Đà Nẵng từ 83 đến 85 vào thời gian tôi công tác ở đó nhưng tôi lại
không dạy Hải vì khác khối lớp.
Theo các đồng nghiệp của tôi ở trường Phan Chu Trinh, Hải là học sinh thông minh, chăm ngoan. Hồi đó ở trường Phan Chu Trinh có xuất hiện một băng nhóm anh chị gọi là "băng Cột Cờ" quy tụ toàn những học sinh "Bắc gia công" tức là học sinh có cha là miền Nam tập kết ra Bắc và mẹ là người Bắc. Phần lớn bố mẹ của các em học sinh nầy đều có chức quyền nên các em rất ngỗ ngáo và quậy phá. Tôi không hiểu các em lập ra băng nhóm nầy để làm gì, nhưng hồi đó nghe đồn đãi trong dư luận học sinh, băng nầy hay trấn lột các học sinh khác và hay gây gỗ đánh nhau và thậm chí có đâm chém gây án bên ngoài nhưng được bưng bít.
Hải có bố đi tập kết về làm lớn và mẹ từ miền Bắc vào nhưng Hải không có trong băng nhóm nầy mà còn ngược lại. Hải là HS gương mẫu đến mức được tuyển vào đội cờ đỏ của nhà trường và là cánh tay phải đắc lực của thầy Nguyễn Thanh Xuân phụ trách cờ đỏ thời đó. Thầy Nguyễn Thanh Xuân đến bây giờ vẫn còn giữ những ấn tượng tốt về Hải.
Tôi có giao du với nhóm sáng lập ra ACB từ hồi mới thành lập và một số thành viên ban giám đốc về sau. (Thế nhưng tôi lại hoàn toàn không biết đến bầu Kiên trong ban sáng lập cho đến ngày Kiên bị bắt) Phần lớn những người đó đều cùng thế hệ với tôi. Họ xuất thân từ trường đại học ở miền nam trước năm 75. Đó là những người làm ăn chân thật và có trình độ. Do vậy ACB do họ xây dựng ra nhanh chóng trở thành ngân hàng thương mại tư nhân số một ở VN. Tôi liên hệ và giao dịch ở nhiều ngân hàng, thấy rằng cung cách làm ăn, từ nhân viên lên đến các cấp lãnh đạo, hệ thống vận hành, hệ thống thanh toán...ở ACB luôn hơn hẳn ở các ngân hàng khác.
Khi Lý Xuân Hải xuất hiện ở ACB với tư cách tổng giám đốc, tôi hoàn toàn bất ngờ. Tôi không hiểu vì sao Hải là thế hệ trẻ sau nầy, học ở đông Âu về mà lại được nhóm " sinh viên miền Nam " kỳ cựu nầy kết nạp, tin cẩn và đưa lên làm đến chức tổng giám đốc khi mới 40 tuổi. Tôi nghĩ có lẽ Hải là một tài năng kiệt xuất, lỗi lạc nên được nhóm nầy "săn đầu người" bắt về mà không cần ai đỡ đầu.
Hải mới lập lại gia đình nên vợ của Hải còn khá trẻ, dường như là phóng viên đài truyền hình thì phải. Có vẻ như Hải rất thương yêu vợ con. Hầu hết những lần đi tụ tập nhậu nhẹt bình dân với chúng tôi, Hải đều đưa vợ con theo, dù con Hải còn rất nhỏ phải bồng trong tay.
Giới bạn bè trong ngân hàng ở Sài Gòn cho tôi biết, thu nhập qua lương của Hải với chức tổng giám đốc rất cao, 1 triệu đô la/ năm, chưa kể lợi tức từ cổ phiếu rất cao của ngân hàng nầy mà Hải sở hữu. Không biết có đúng như vậy không vì những bạn bè làm trong ACB không xác nhận điều nầy. Tuy nhiên thấy Hải sống không hào nhoáng lắm, vợ con ăn mặc dung dị, xe đi loại bình thường, Mẹc hay Lexus gì đó, không gây ấn tượng gì lắm với tôi. Nhà Hải ở trong hẻm đến hai lần xuyệt, thấy trên hình chụp hôm khám xét cũng không to lớn gì.
Theo như các báo, Hải trong những năm làm tổng giám đốc đã để lại khá nhiều thành quả cho ACB, cái nầy tôi không rành lắm.(có thể biết thành quả của Hải qua bài nầy: Hào quang 15 năm của nguyên Tổng giám đốc ACB). Với riêng tôi, tôi nhớ sàn vàng đầu tiên được mở ra gây điêu đứng và đưa đến nhiều tranh tụng của khách hàng với ACB là thời Hải làm TGĐ. Rồi việc động trời tiếp theo, đưa Hải vào con đường lao lý đang gây ra chấn động trong xã hội là làm ăn gì đó với bầu Kiên trong vụ thâu tóm Sacombank. Theo như đồn đại của một vài trang mạng thì đó là việc chuyển trái phép cho bầu Kiên 7.000 tỷ đồng(?). Thôi chuyện đó rồi cơ quan điều tra sẽ làm rõ thực hư.
Bây giờ thì tôi mới đoán ra rằng, có lẽ Hải vào ACB và được tín nhiệm đưa lên cương vị cao nhất là đi theo con đường từ phía Bắc vào, con đường do bầu Kiên hoặc Trần Xuân Giá đỡ đầu. Và phải chăng vì vậy mà Hải buộc phải dính sâu vào những chuyện làm ăn phi pháp của Kiên?
Tôi tin rằng nhóm lãnh đạo "phía Nam" đang ẩn dật của ACB như Trần Mộng Hùng, Trung Cang...mà tôi biết là những người hiền lành, từ tâm không đẩy Hải vào con đường ấy. Chính những con người nầy sẽ là nền tảng vững vàng để đưa ACB qua cơn sóng gió.
Chúc ACB vẫn luôn là ngân hàng tư nhân số 1 và chia buồn cùng Hải.
15.9 tới đây, trường Phan Chu Trinh làm lễ lớn kỷ niệm 60 năm thành lập trường. Tôi đoán rằng, Hải sẽ về trường trong vai một ngôi sao thành đạt, sẽ được nhà trường nêu lên là tấm gương sáng cho các thế hệ học sinh noi theo. Hải hẹn tôi và hẹn bao nhiêu bạn bè đông môn khác của Hải, gặp nhau tại Đà Nẵng. Thế là Hải đã thất hẹn.
Theo các đồng nghiệp của tôi ở trường Phan Chu Trinh, Hải là học sinh thông minh, chăm ngoan. Hồi đó ở trường Phan Chu Trinh có xuất hiện một băng nhóm anh chị gọi là "băng Cột Cờ" quy tụ toàn những học sinh "Bắc gia công" tức là học sinh có cha là miền Nam tập kết ra Bắc và mẹ là người Bắc. Phần lớn bố mẹ của các em học sinh nầy đều có chức quyền nên các em rất ngỗ ngáo và quậy phá. Tôi không hiểu các em lập ra băng nhóm nầy để làm gì, nhưng hồi đó nghe đồn đãi trong dư luận học sinh, băng nầy hay trấn lột các học sinh khác và hay gây gỗ đánh nhau và thậm chí có đâm chém gây án bên ngoài nhưng được bưng bít.
Hải có bố đi tập kết về làm lớn và mẹ từ miền Bắc vào nhưng Hải không có trong băng nhóm nầy mà còn ngược lại. Hải là HS gương mẫu đến mức được tuyển vào đội cờ đỏ của nhà trường và là cánh tay phải đắc lực của thầy Nguyễn Thanh Xuân phụ trách cờ đỏ thời đó. Thầy Nguyễn Thanh Xuân đến bây giờ vẫn còn giữ những ấn tượng tốt về Hải.
Tôi có giao du với nhóm sáng lập ra ACB từ hồi mới thành lập và một số thành viên ban giám đốc về sau. (Thế nhưng tôi lại hoàn toàn không biết đến bầu Kiên trong ban sáng lập cho đến ngày Kiên bị bắt) Phần lớn những người đó đều cùng thế hệ với tôi. Họ xuất thân từ trường đại học ở miền nam trước năm 75. Đó là những người làm ăn chân thật và có trình độ. Do vậy ACB do họ xây dựng ra nhanh chóng trở thành ngân hàng thương mại tư nhân số một ở VN. Tôi liên hệ và giao dịch ở nhiều ngân hàng, thấy rằng cung cách làm ăn, từ nhân viên lên đến các cấp lãnh đạo, hệ thống vận hành, hệ thống thanh toán...ở ACB luôn hơn hẳn ở các ngân hàng khác.
Khi Lý Xuân Hải xuất hiện ở ACB với tư cách tổng giám đốc, tôi hoàn toàn bất ngờ. Tôi không hiểu vì sao Hải là thế hệ trẻ sau nầy, học ở đông Âu về mà lại được nhóm " sinh viên miền Nam " kỳ cựu nầy kết nạp, tin cẩn và đưa lên làm đến chức tổng giám đốc khi mới 40 tuổi. Tôi nghĩ có lẽ Hải là một tài năng kiệt xuất, lỗi lạc nên được nhóm nầy "săn đầu người" bắt về mà không cần ai đỡ đầu.
Hải mới lập lại gia đình nên vợ của Hải còn khá trẻ, dường như là phóng viên đài truyền hình thì phải. Có vẻ như Hải rất thương yêu vợ con. Hầu hết những lần đi tụ tập nhậu nhẹt bình dân với chúng tôi, Hải đều đưa vợ con theo, dù con Hải còn rất nhỏ phải bồng trong tay.
Giới bạn bè trong ngân hàng ở Sài Gòn cho tôi biết, thu nhập qua lương của Hải với chức tổng giám đốc rất cao, 1 triệu đô la/ năm, chưa kể lợi tức từ cổ phiếu rất cao của ngân hàng nầy mà Hải sở hữu. Không biết có đúng như vậy không vì những bạn bè làm trong ACB không xác nhận điều nầy. Tuy nhiên thấy Hải sống không hào nhoáng lắm, vợ con ăn mặc dung dị, xe đi loại bình thường, Mẹc hay Lexus gì đó, không gây ấn tượng gì lắm với tôi. Nhà Hải ở trong hẻm đến hai lần xuyệt, thấy trên hình chụp hôm khám xét cũng không to lớn gì.
Theo như các báo, Hải trong những năm làm tổng giám đốc đã để lại khá nhiều thành quả cho ACB, cái nầy tôi không rành lắm.(có thể biết thành quả của Hải qua bài nầy: Hào quang 15 năm của nguyên Tổng giám đốc ACB). Với riêng tôi, tôi nhớ sàn vàng đầu tiên được mở ra gây điêu đứng và đưa đến nhiều tranh tụng của khách hàng với ACB là thời Hải làm TGĐ. Rồi việc động trời tiếp theo, đưa Hải vào con đường lao lý đang gây ra chấn động trong xã hội là làm ăn gì đó với bầu Kiên trong vụ thâu tóm Sacombank. Theo như đồn đại của một vài trang mạng thì đó là việc chuyển trái phép cho bầu Kiên 7.000 tỷ đồng(?). Thôi chuyện đó rồi cơ quan điều tra sẽ làm rõ thực hư.
Bây giờ thì tôi mới đoán ra rằng, có lẽ Hải vào ACB và được tín nhiệm đưa lên cương vị cao nhất là đi theo con đường từ phía Bắc vào, con đường do bầu Kiên hoặc Trần Xuân Giá đỡ đầu. Và phải chăng vì vậy mà Hải buộc phải dính sâu vào những chuyện làm ăn phi pháp của Kiên?
Tôi tin rằng nhóm lãnh đạo "phía Nam" đang ẩn dật của ACB như Trần Mộng Hùng, Trung Cang...mà tôi biết là những người hiền lành, từ tâm không đẩy Hải vào con đường ấy. Chính những con người nầy sẽ là nền tảng vững vàng để đưa ACB qua cơn sóng gió.
Chúc ACB vẫn luôn là ngân hàng tư nhân số 1 và chia buồn cùng Hải.
15.9 tới đây, trường Phan Chu Trinh làm lễ lớn kỷ niệm 60 năm thành lập trường. Tôi đoán rằng, Hải sẽ về trường trong vai một ngôi sao thành đạt, sẽ được nhà trường nêu lên là tấm gương sáng cho các thế hệ học sinh noi theo. Hải hẹn tôi và hẹn bao nhiêu bạn bè đông môn khác của Hải, gặp nhau tại Đà Nẵng. Thế là Hải đã thất hẹn.