Đó là tên một bài viết của hãng thông tấn AP ngày 21/8 được đưa lại trên tờ Petrotimes (VN) ngày 22/08/2012 . Bài báo đưa tin kèm theo những bình luận rất đáng tham khảo về việc Nhật Bản đã cùng lúc công bố thay 03 Đại sứ của mình tại Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ (Xem nội dung bài báo dưới đây). Thay đổi đại sứ là một động thái ngoại giao thông thường trong
quan hệ quốc tế. Nhưng sự kiện thay đổi lần này của Nhật Bản có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng để báo hiệu một sự thay đổi trong chính sách
đối ngoại của quốc gia.
Cũng sáng nay trong một tin khác trên báo Tuổi trẻ trích báo Sankei viết: "Nếu TQ dùng vũ lực chiếm Senkaku, Nhật Bản sẽ phản ứng theo hai bước: Nếu chỉ có dân quân và lính TQ, Nhật sẽ dùng lực lượng hải-lục-không quân bảo vệ đảo. Nếu TQ dùng lực lượng lớn chiếm đảo, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ phối hợp với quân Mĩ đang đồn trú ở Nhật tấn công chiếm lại đảo". Mẫu tin ngắn này do hãng thông tấn chính thức phát ra nghe có vẽ khác thường, thậm chí có thể bị coi là nhậy cảm hoặc khiêu khích nguy hiểm theo quan niệm của người Việt. Nhưng người Nhật đã làm như thế đấy!
Nếu kết hợp cả hai thông tin nói trên với nhau, ta có thể thấy Nhật Bản tuy là một cường quốc ngang ngữa với TQ nhưng không ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ và can thiệp của cường quốc số I nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của mình trước mối đe dọa của cường quốc số II. Họ cần đoan chắc về một sự hậu thuẩn cụ thể và đủ mạnh và qua đó phát ra một thông điệp rõ ràng và dứt khoát đối với đối phương: Hãy đừng liều lĩnh tấn công chúng tôi! Đó là biện pháp khôn ngoan mà người Nhật có thể làm trước khi quá muộn nhằm đảm bảo rằng tốt hơn hết là đừng để chiến tranh nỗ ra. Trước một nước TQ đang trỗi dậy đầy tham vọng với thái độ kiêu căng, ngạo mạn thì người quân tử nào cũng nên biết cách "phòng bị gậy" là tốt nhất . Phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng chiến tranh hơn là để nó nổ ra rồi mới kêu "làng ơi cứu tôi với".
Đó là trường hợp của Nhật Bản với TQ. Còn Việt Nam thì sao? Vẫn biết mọi sự so sánh đều khập khiểng, nhưng hy vọng đây là một bài học cụ thể và thiết thực nữa mà Việt Nam có thể học tập từ quốc tế: Việt Nam đã mất quá nhiều thời gian để lưỡng lự với những toan tính luẩn quẩn, liệu giờ đây có thể "đơn thương đọc mã" trong cuộc tranh chấp Biển Đông?
Cũng sáng nay trong một tin khác trên báo Tuổi trẻ trích báo Sankei viết: "Nếu TQ dùng vũ lực chiếm Senkaku, Nhật Bản sẽ phản ứng theo hai bước: Nếu chỉ có dân quân và lính TQ, Nhật sẽ dùng lực lượng hải-lục-không quân bảo vệ đảo. Nếu TQ dùng lực lượng lớn chiếm đảo, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ phối hợp với quân Mĩ đang đồn trú ở Nhật tấn công chiếm lại đảo". Mẫu tin ngắn này do hãng thông tấn chính thức phát ra nghe có vẽ khác thường, thậm chí có thể bị coi là nhậy cảm hoặc khiêu khích nguy hiểm theo quan niệm của người Việt. Nhưng người Nhật đã làm như thế đấy!
Nếu kết hợp cả hai thông tin nói trên với nhau, ta có thể thấy Nhật Bản tuy là một cường quốc ngang ngữa với TQ nhưng không ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ và can thiệp của cường quốc số I nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của mình trước mối đe dọa của cường quốc số II. Họ cần đoan chắc về một sự hậu thuẩn cụ thể và đủ mạnh và qua đó phát ra một thông điệp rõ ràng và dứt khoát đối với đối phương: Hãy đừng liều lĩnh tấn công chúng tôi! Đó là biện pháp khôn ngoan mà người Nhật có thể làm trước khi quá muộn nhằm đảm bảo rằng tốt hơn hết là đừng để chiến tranh nỗ ra. Trước một nước TQ đang trỗi dậy đầy tham vọng với thái độ kiêu căng, ngạo mạn thì người quân tử nào cũng nên biết cách "phòng bị gậy" là tốt nhất . Phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng chiến tranh hơn là để nó nổ ra rồi mới kêu "làng ơi cứu tôi với".
Đó là trường hợp của Nhật Bản với TQ. Còn Việt Nam thì sao? Vẫn biết mọi sự so sánh đều khập khiểng, nhưng hy vọng đây là một bài học cụ thể và thiết thực nữa mà Việt Nam có thể học tập từ quốc tế: Việt Nam đã mất quá nhiều thời gian để lưỡng lự với những toan tính luẩn quẩn, liệu giờ đây có thể "đơn thương đọc mã" trong cuộc tranh chấp Biển Đông?
Ba quan chức cấp cao được dự kiến sẽ trở thành tân Đại sứ Nhật Bản tại Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc
" Điều này -việc cùng lúc thay đổi 3 đại sứ(chú thích của Bách Viêt) cho
thấy những điều chỉnh lớn trong quan hệ giữa Nhật Bản với
các nước này và sự thay đổi các ưu tiên chính sách đối ngoại của Nhật
Bản nhằm khôi phục chỗ dựa truyền thống là liên minh với Mỹ.
Báo chí Nhật Bản đưa tin Chính phủ Nhật Bản dự kiến bổ nhiệm Thứ trưởng
Ngoại giao Kenichiro Sasae làm Đại sứ ở Mỹ, thay cho ông Ichiro
Fujisaki; bổ nhiệm Thứ trưởng Ngoại giao Shinichi Nishimiya làm Đại sứ ở
Trung Quốc và Thứ trưởng Ngoại giao Koro Bessho làm Đại sứ ở Hàn Quốc.
Đây không phải lần đầu tiên, diễn ra việc triệu hồi đại sứ từ các nước
mà Nhật Bản có căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ. Năm 2010, sau chuyến
thăm đảo Kunashir của tổng thống LB Nga Dmitry Medvedev, người đứng đầu
Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã triệu hồi và sau đó là thay đại sứ mới ở
Matxcơva.
Theo đánh giá của các nhà quan sát, việc thay cùng lúc đại sứ ở cả ba
nước quan trọng đối với Nhật Bản sẽ tạo nên những thay đổi lớn trong
chính sách đối ngoại của Tokyo. Sau khi giành chiến thắng tại cuộc bầu
cử Quốc hội năm 2009, đảng Dân chủ Nhật Bản đã tuyên bố đường lối đối
ngoại mới, hướng đến phát triển các mối quan hệ với các nước Viễn Đông
và thiết lập quan hệ đối tác với các nước này ngang bằng với Mỹ. Tuy
nhiên, các diễn biến mới đây đã cho thấy chiến lược này không khả thi.
Khởi đầu là vụ bê bối xung quanh căn cứ thủy quân lục chiến Futenma đã
làm nguội lạnh quan hệ Nhật-Mỹ, dẫn tới việc Thủ tướng Yukio Hatoyama từ
chức. Tiếp sau đó là căng thẳng gia tăng trên các vùng lãnh thổ tranh
chấp với Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc. Minh chứng gần đây nhất là việc
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak thăm đảo Dokdo mà Nhật Bản gọi là
Takeshima tại biển Nhật Bản, khiến quan hệ hai nước xuất hiện rạn nứt
mới. Nhật Bản đổ lỗi cho Đại sứ nước này tại Hàn Quốc đã không áp dụng
các biện pháp ngoại giao cần thiết để ngăn chặn chuyến thăm không mong
đợi đó.
Dư luận Nhật Bản đang chĩa mũi dùi vào Đại sứ Nhật Bản tại Bắc Kinh
Uichiro Niwwa sau kế hoạch của Thị trưởng Tokyo mua quần đảo đang bị
tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Ông Uichiro Niwwa không
phải là nhà ngoại giao chuyên nghiệp mà xuất thân từ giới doanh nhân.
Việc bổ nhiệm ông làm Đại sứ ở Trung Quốc trước hết nhằm mục đích nâng
cao quan hệ kinh tế.
Trao đổi với báo “Độc lập” (Nga), Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhật
Bản thuộc Viện phương Đông Viện Hàn lâm Khoa học Nga Valeri Kistanov
nhấn mạnh việc thay ba đại sứ trên là hiện tượng chưa từng có tiền lệ
trong lịch sử ngành ngoại giao Nhật Bản hiện đại. Có ý kiến cho rằng
đảng Dân chủ đang bị đẩy vào ngõ cụt trong quan hệ với Mỹ và bị Trung
Quốc lợi dụng thời cơ này để gia tăng áp lực.
Ông Valeri Kistanov lưu ý rằng năm 2009, đảng Dân chủ Nhật Bản cũng đã
tuyên bố không kỳ vọng vào các quan chức quan liêu mà trông chờ các
chính trị gia chuyên nghiệp. Tuy nhiên, "thí nghiệm" này đã thất bại.
Đại sứ Nhật Bản hiện nay tại Trung Quốc bị cáo buộc nhượng bộ Bắc Kinh
quá mức. Nền ngoại giao của đảng Dân chủ bị đánh giá là không hiệu quả
và đã đến lúc Nhật Bản phải chiến đấu trên cả ba mặt trận.
Chuyên gia trên nhận định người Nhật Bản đang lùi một bước khi thay các
công chức bằng các chính trị gia. Trong bối cảnh đó, Tokyo sẽ phải có
một đường lối mới bởi hai yếu tố: Thứ nhất, Nhật Bản phải đạt được sự
gắn kết ở trong nước, trước hết là trong giới chính trị nếu không muốn
bị các nước láng giềng lợi dụng điểm yếu này. Thứ hai, phải nhanh chóng
củng cố lại liên minh quân sự với Mỹ vì đây là phương thức duy nhất để
Nhật Bản chống lại Trung Quốc, Hàn Quốc.
Tuy nhiên, ít khả năng việc thay đổi các đại sứ sẽ làm giảm nhẹ phần
nào vấn đề lãnh thổ. Hơn thế, biểu hiện dường như cho thấy nhược điểm
trong quan điểm chính trị của Nhật Bản, đẩy quốc gia vào những tình
huống thêm khó gỡ. Chuyên viên về Nhật Bản Valery Kistanov nhận định:
“Nói chung đây là sự kiện chưa từng có trong lịch sử ngoại giao Nhật
Bản, và có lẽ của cả các nước khác, khi lập tức triệu hồi đại sứ từ ba
nước vốn là các đối tác lớn của Nhật Bản, để chỉ định những nhân vật
thay thế. Ở đây theo ý kiến của tôi, có vài nguyên nhân. Trước hết như
bản thân các chuyên gia Nhật Bản thừa nhận, thực tế chính sách đối ngoại
Nhật Bản ở giai đoạn này đang trải qua những thất bại. Điều này được
quan sát thấy trong quan hệ của Nhật Bản với các đối tác chủ chốt như
Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, và khá kỳ quặc, với cả đồng minh hàng đầu là
Mỹ. Trong khi đó, quan hệ ngoại giao với bốn hướng này luôn gắn kết chặt
chẽ với nhau. Thực tế đặt Nhật Bản vào vị thế đầy phức tạp, bởi quốc
gia buộc phải cùng lúc thực hiện "hành động chiến tranh ngoại giao" trên
ba mặt trận: với Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga”.
Chuyên gia Nga Valery Kistanov đánh giá: “Những người chỉ trích chính
sách đối ngoại của chính phủ hiện nay cho rằng, chính sách của đảng cầm
quyền Dân chủ Nhật Bản đang đi vào bế tắc: thất bại này tiếp nối thất
bại khác, quan hệ với tất cả các nước trở nên xấu đi. Việc làm có thể
duy nhất là tăng cường liên minh quân sự - chính trị với Mỹ, dựa vào
Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ”. (Phóng viên: Th.Long (Theo AP)"