John Lee
Phiên Ngung chuyển ngữ
Tuần qua, nhiều người có tiếng tăm tại Úc đã lên tiếng thúc dục
Washington nên làm quen với thực tế là Trung Quốc chắc chắn sẽ tái lập
vị thế mà họ có từ lâu trước khi Hoa Kỳ có mặt, đó là quốc gia Á châu
hùng mạnh nhất trong khu vực.
Nhiều chiến lược gia như ông Hugh White và cựu thủ tướng Úc ông Paul Keating, người giới thiệu cuốn Chọn lựa Trung quốc (The China Choice) của ông White, đều đặt câu hỏi là liệu những cường quốc trong khu vực có thể điều chỉnh bản thân trước việc Trung quốc tái lập vị thế cường quốc kinh tế và quân sự.
Đây là một câu hỏi hợp thời và hợp lý. Nhưng điều quan trọng không kém đó là liệu đảng Cộng Sản Trung quốc có thể tự điều chỉnh với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Điều quan trọng nhất là họ phải chấp nhận những dữ kiện lịch sử của Trung Quốc do họ tự chọn cho phù hợp với lợi ích riêng của đảng tự nó là hàng rào ngăn cản đối với tương lai hợp tác và ổn định trong khu vực.
Đảng Cộng sản Trung quốc đã chi tiêu hàng triệu đô la để viết lại cũng như tuyên truyền lịch sử của sự trỗi dậy và suy tàn của Nhà Thanh (từ năm 1644 đến năm 1912), trước khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung quốc ra đời từ 1949 tới nay dưới sự lãnh đạo của đảng. Nội dung căn bản của giai đoan lịch sử này là một nước Trung hoa vĩ đại đã bị khuất phục một cách nhục nhã bởi ngoại quốc, trước hết là đế quốc Anh trong những năm 1880 và sau đó đến đế quốc Nhật.
Nhiều chiến lược gia Trung Quốc lý luận rằng Hoa Kỳ và đồng minh sẽ lại làm nhục Trung Quốc nếu họ tiếp tục trỗi dậy. Với lý luận này, họ cho rằng chỉ có một đảng Cộng Sản vững mạnh và tự hào mới có thể ngăn ngừa một đất nước với 5000 ngàn năm văn hiến khỏi sự chi phối và chiếm đoạt của ngoại quốc.
Ngay cả khi những yếu kém của quốc gia này từ năm 1949 về sau phần lớn là do họ tự tạo nên dưới thời Mao Trạch Đông, thì những cuộc chiến do ngoại quốc tiến hành chống lại nhà Thanh đúng là những sự kiện lịch sử.
Nhưng quan điểm cho rằng Trung Quốc đã phải tranh đấu thường xuyên và bền bỉ chống lại tham vọng nước ngoài trong nhiều thiên niên kỷ là một sự suy diễn lịch sử một cách sai lệch.
Thực tế thì quốc gia mà ngay nay được gọi là Trung Quốc đã phải kinh qua 2000 cuộc chiến trong suốn 5000 năm lịch sử. Để chứng minh điều này, hãy lấy thí dụ nhà Minh (1368-1644) do một thủ lãnh người Hán nổi dậy lập nên, đã luôn luôn bị bộ tộc Mãn Thanh từ phương Bắc tấn công và sau cùng đánh bại, sau đó lập nên nhà Thanh vào năm 1644.
Đến khi nhà Thanh sụp đổ vào năm 1912, triều đại phong kiến này đã mang có thêm 4 triệu cây số vuông tức là gấp đôi số diện tích mà họ chiếm được khi đánh bại nhà Minh.
Lý luận cho rằng Trung Quốc bất biến và những triều đại phong kiến của họ chẳng hề bành trướng lãnh thổ là lối lý luận cùn. Cũng như bao đế quốc khác, bành trướng lãnh thổ là một diễn tiến liên tục, đẫm máu và cơ hội.
Khi Mao cướp chính quyền vào năm 1949, mục đích của ông ta là tái lập một "Trung quốc vĩ đại hơn" thời nhà Thanh và ông ta đã tùy tiện tạo ra một huyền thoại rằng toàn bộ đế quốc Mãn châu là lãnh thổ lâu đời và liên tục của Trung Quốc. Sau cái gọi là giải phóng không đổ máu Cộng hòa Đông Thổ Nhĩ Cán bây (giờ gọi là Tân cương) vào năm 1949 và cuộc xâm lăng Tây tạng vào năm 1950, mục đích của ông ta đã thành, và đã nâng lãnh thổ Trung quốc lên thêm một phần ba nữa.
Không có ngoại quốc trọng yếu nào tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền của Tây Tạng và Tân Cương, chỉ có sự đối đãi tồi tệ của Bắc Kinh với lại các sắc dân thiểu số, cùng với đàn áp tự do tôn giáo ở đây. Vấn đề ở đây là quyền cai trị của Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên lãnh thổ "Trung quốc vĩ đại hơn" đã được chấp nhận rộng rãi, ổn định và không tranh cãi. Từ dầu thập niên 1990, thực tế thì những "thế lực thù nghịch ngoại quốc" đã đóng vai trò rất lớn trong việc giúp kinh tế Trung quốc tăng trưởng theo cách hai bên cùng có lợi.
Ý nghĩ cho rằng thế lực ngoại bang chẳng hạn như Hoa kỳ đã vẫn sẵn sàng và sẽ ngăn chặn đảng (CSTQ) không cho họ hoàn thành cái gọi là sứ mạng lịch sử của họ để tái lập một Trung quốc vĩ đại chỉ là một ngụy tạo thuận lợi nhằm để củng cố vị thế của đảng trong nước.
Trên thực tế, và ngoại trừ mục tiêu xóa bỏ di sản Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch bằng cách thu hồi quốc đảo dân chủ và thịnh vượng Đài Loan, thì Đảng CSTQ đã hoàn thành sứ mạng lịch sử mà họ tự đặt ra, mà chẳng có sự phản kháng nào từ những cường quốc bên ngoài.
Trung Quốc đang vươn lên trong bối cảnh bên ngoài lành mạnh và ổn định nhất so với vài trăm năm trở lại đây. Những câu chuyện lịch sử sai lệch trong bối cảnh này trở nên nguy hiểm vì nó khuyến khích cảm giác nhục nhã không có thật và phóng đại quá đáng cảm giác dễ bị tổn thương cũng như mong muốn đòi hỏi công bằng. Ví dụ, những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hơn 4/5 biển Đông được thúc đẩy bởi thèm khát loại bỏ khả năng nước ngoài ngăn chặn tầu thương mại cập cảng của nó.
Các công ty tài nguyên do nhà nước quản lý ở Trung Quốc cũng đang nhòm ngó thềm lục địa giàu khí đốt này, chi phối bởi cảm giác bất an tức thời về an ninh năng lượng, và sự hoang tưởng rằng Trung Quốc luôn phải được ưu tiên hàng đầu.
Tất cả những điều này đều được thúc đẩy bởi một cảm giác giả tạo rằng Trung Quốc đang đơn giản là khôi phục lại trật tự đã có từ ngàn năm nay, bỏ qua thực tế rằng quốc gia tự phong cho mình là "Trung Quốc" [quốc gia nằm ở trung tâm] này chỉ là một trong rất nhiều quốc gia và nền chính trị trong lịch sử có mối quan tâm lâu dài tới biển Đông.
Điều đáng chú ý là mọi cường quốc hiện nay và tương lai của Châu Á - Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Úc - vẫn tiếp tục lo ngại Trung Quốc và mong muốn Mỹ đóng một vai trò chiến lược quan trọng trong khu vực.
Có thể Hoa Kỳ sẽ cần phương án tiếp cận mới nếu Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy nhanh chóng trong thập niên tới, điều có lẽ còn khó đoán. Nhưng tư tưởng của Trung Quốc cũng cần phải thay đổi. Vì lợi ích của sự hợp tác và ổn định trong tương lai, điều khó khăn và cũng rất quan trọng đầu tiên là Đảng CSTQ phải sửa đổi và điều chỉnh lại phiên bản lịch sử không chính xác và nhằm mục đích phục vụ ý đồ riêng của mình này!
____________________
John Lee là phó giáo sư Học viên An ninh Thế giới tại Đại học Sydney. Ông đồng thời là thành viên của the Michael Hintze và học giả luân lưu của the Hudson Institute in Washington, DC. John LEE là bình luận gia của đài ABC và báo The Australian.
Nhiều chiến lược gia như ông Hugh White và cựu thủ tướng Úc ông Paul Keating, người giới thiệu cuốn Chọn lựa Trung quốc (The China Choice) của ông White, đều đặt câu hỏi là liệu những cường quốc trong khu vực có thể điều chỉnh bản thân trước việc Trung quốc tái lập vị thế cường quốc kinh tế và quân sự.
Đây là một câu hỏi hợp thời và hợp lý. Nhưng điều quan trọng không kém đó là liệu đảng Cộng Sản Trung quốc có thể tự điều chỉnh với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Điều quan trọng nhất là họ phải chấp nhận những dữ kiện lịch sử của Trung Quốc do họ tự chọn cho phù hợp với lợi ích riêng của đảng tự nó là hàng rào ngăn cản đối với tương lai hợp tác và ổn định trong khu vực.
Đảng Cộng sản Trung quốc đã chi tiêu hàng triệu đô la để viết lại cũng như tuyên truyền lịch sử của sự trỗi dậy và suy tàn của Nhà Thanh (từ năm 1644 đến năm 1912), trước khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung quốc ra đời từ 1949 tới nay dưới sự lãnh đạo của đảng. Nội dung căn bản của giai đoan lịch sử này là một nước Trung hoa vĩ đại đã bị khuất phục một cách nhục nhã bởi ngoại quốc, trước hết là đế quốc Anh trong những năm 1880 và sau đó đến đế quốc Nhật.
Nhiều chiến lược gia Trung Quốc lý luận rằng Hoa Kỳ và đồng minh sẽ lại làm nhục Trung Quốc nếu họ tiếp tục trỗi dậy. Với lý luận này, họ cho rằng chỉ có một đảng Cộng Sản vững mạnh và tự hào mới có thể ngăn ngừa một đất nước với 5000 ngàn năm văn hiến khỏi sự chi phối và chiếm đoạt của ngoại quốc.
Ngay cả khi những yếu kém của quốc gia này từ năm 1949 về sau phần lớn là do họ tự tạo nên dưới thời Mao Trạch Đông, thì những cuộc chiến do ngoại quốc tiến hành chống lại nhà Thanh đúng là những sự kiện lịch sử.
Nhưng quan điểm cho rằng Trung Quốc đã phải tranh đấu thường xuyên và bền bỉ chống lại tham vọng nước ngoài trong nhiều thiên niên kỷ là một sự suy diễn lịch sử một cách sai lệch.
Thực tế thì quốc gia mà ngay nay được gọi là Trung Quốc đã phải kinh qua 2000 cuộc chiến trong suốn 5000 năm lịch sử. Để chứng minh điều này, hãy lấy thí dụ nhà Minh (1368-1644) do một thủ lãnh người Hán nổi dậy lập nên, đã luôn luôn bị bộ tộc Mãn Thanh từ phương Bắc tấn công và sau cùng đánh bại, sau đó lập nên nhà Thanh vào năm 1644.
Đến khi nhà Thanh sụp đổ vào năm 1912, triều đại phong kiến này đã mang có thêm 4 triệu cây số vuông tức là gấp đôi số diện tích mà họ chiếm được khi đánh bại nhà Minh.
Lý luận cho rằng Trung Quốc bất biến và những triều đại phong kiến của họ chẳng hề bành trướng lãnh thổ là lối lý luận cùn. Cũng như bao đế quốc khác, bành trướng lãnh thổ là một diễn tiến liên tục, đẫm máu và cơ hội.
Khi Mao cướp chính quyền vào năm 1949, mục đích của ông ta là tái lập một "Trung quốc vĩ đại hơn" thời nhà Thanh và ông ta đã tùy tiện tạo ra một huyền thoại rằng toàn bộ đế quốc Mãn châu là lãnh thổ lâu đời và liên tục của Trung Quốc. Sau cái gọi là giải phóng không đổ máu Cộng hòa Đông Thổ Nhĩ Cán bây (giờ gọi là Tân cương) vào năm 1949 và cuộc xâm lăng Tây tạng vào năm 1950, mục đích của ông ta đã thành, và đã nâng lãnh thổ Trung quốc lên thêm một phần ba nữa.
Không có ngoại quốc trọng yếu nào tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền của Tây Tạng và Tân Cương, chỉ có sự đối đãi tồi tệ của Bắc Kinh với lại các sắc dân thiểu số, cùng với đàn áp tự do tôn giáo ở đây. Vấn đề ở đây là quyền cai trị của Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên lãnh thổ "Trung quốc vĩ đại hơn" đã được chấp nhận rộng rãi, ổn định và không tranh cãi. Từ dầu thập niên 1990, thực tế thì những "thế lực thù nghịch ngoại quốc" đã đóng vai trò rất lớn trong việc giúp kinh tế Trung quốc tăng trưởng theo cách hai bên cùng có lợi.
Ý nghĩ cho rằng thế lực ngoại bang chẳng hạn như Hoa kỳ đã vẫn sẵn sàng và sẽ ngăn chặn đảng (CSTQ) không cho họ hoàn thành cái gọi là sứ mạng lịch sử của họ để tái lập một Trung quốc vĩ đại chỉ là một ngụy tạo thuận lợi nhằm để củng cố vị thế của đảng trong nước.
Trên thực tế, và ngoại trừ mục tiêu xóa bỏ di sản Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch bằng cách thu hồi quốc đảo dân chủ và thịnh vượng Đài Loan, thì Đảng CSTQ đã hoàn thành sứ mạng lịch sử mà họ tự đặt ra, mà chẳng có sự phản kháng nào từ những cường quốc bên ngoài.
Trung Quốc đang vươn lên trong bối cảnh bên ngoài lành mạnh và ổn định nhất so với vài trăm năm trở lại đây. Những câu chuyện lịch sử sai lệch trong bối cảnh này trở nên nguy hiểm vì nó khuyến khích cảm giác nhục nhã không có thật và phóng đại quá đáng cảm giác dễ bị tổn thương cũng như mong muốn đòi hỏi công bằng. Ví dụ, những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hơn 4/5 biển Đông được thúc đẩy bởi thèm khát loại bỏ khả năng nước ngoài ngăn chặn tầu thương mại cập cảng của nó.
Các công ty tài nguyên do nhà nước quản lý ở Trung Quốc cũng đang nhòm ngó thềm lục địa giàu khí đốt này, chi phối bởi cảm giác bất an tức thời về an ninh năng lượng, và sự hoang tưởng rằng Trung Quốc luôn phải được ưu tiên hàng đầu.
Tất cả những điều này đều được thúc đẩy bởi một cảm giác giả tạo rằng Trung Quốc đang đơn giản là khôi phục lại trật tự đã có từ ngàn năm nay, bỏ qua thực tế rằng quốc gia tự phong cho mình là "Trung Quốc" [quốc gia nằm ở trung tâm] này chỉ là một trong rất nhiều quốc gia và nền chính trị trong lịch sử có mối quan tâm lâu dài tới biển Đông.
Điều đáng chú ý là mọi cường quốc hiện nay và tương lai của Châu Á - Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Úc - vẫn tiếp tục lo ngại Trung Quốc và mong muốn Mỹ đóng một vai trò chiến lược quan trọng trong khu vực.
Có thể Hoa Kỳ sẽ cần phương án tiếp cận mới nếu Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy nhanh chóng trong thập niên tới, điều có lẽ còn khó đoán. Nhưng tư tưởng của Trung Quốc cũng cần phải thay đổi. Vì lợi ích của sự hợp tác và ổn định trong tương lai, điều khó khăn và cũng rất quan trọng đầu tiên là Đảng CSTQ phải sửa đổi và điều chỉnh lại phiên bản lịch sử không chính xác và nhằm mục đích phục vụ ý đồ riêng của mình này!
____________________
John Lee là phó giáo sư Học viên An ninh Thế giới tại Đại học Sydney. Ông đồng thời là thành viên của the Michael Hintze và học giả luân lưu của the Hudson Institute in Washington, DC. John LEE là bình luận gia của đài ABC và báo The Australian.
Phiên Ngung gửi hôm Thứ Bảy, 25/08/2012
|
Bạ
|