Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

CHÚNG ĐÃ BẮT VÀ THẢ NGƯỜI BIỂU TÌNH NHƯ THẾ NÀO?

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Phần 1 và 2

Môi lần có mặt trong những cuộc biểu tình, ngoài việc đứng trong hàng ngũ hô các khẩu hiệu đả đảo Trung Quốc, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, tôi còn một nhiệm vụ tự giao là lấy tài liệu để viết bài phản ánh. Nếu mấy cái đài báo bồi bút có nói láo thì còn có bằng chứng, lý lẽ  mà vạch mặt.
Sáng 5/8/2012, tôi có mặt ở Bờ Hồ từ sớm, vào khoảng 8 giờ gì đó nhưng phải đến 8h30 mới thấy lác đác có người biểu tình đi rải rác.
Tôi đứng bên vỉa hè phía Bờ Hồ. Nhìn xung quanh khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ có rất nhiều công an chìm nổi. Chiếc loa đặt trên một chiếc xe thùng liên tục phát lời yêu cầu giải tán: “Khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ là khu vực bảo vệ. Yêu cầu mọi người giải tán khỏi khu vực bảo vệ?
Lại thấy đứa gọi loa tả đúng đặc điểm tôi, yêu cầu tôi đi chỗ khác mặc dù tôi đứng khá xa. Ai mà biết khu vực chúng nó gọi là khu vực bảo vệ từ đâu đến đâu. Sao không chắn rào sắt phân định rõ ràng cho người ta còn biết lối? Nghĩ thế, tôi cứ đứng nguyên, vì biết chỗ nào không phải là khu vực bảo vệ.
Chợt thấy ở góc tượng đài phía Lê Lai có cảnh bắt bớ. Ai đó từ bên kia đường sang nói Lê Dũng bị bắt rồi, tôi liền gọi cho Lê Dũng. Lê Dũng vừa cười hơ hơ vừa kể có 3,4 anh em bị tóm lên xe rồi.
Những người bên này Bờ Hồ bắt đầu lững thững tản bộ, không giương biểu ngữ cũng không hô gì cả. Có mấy tên đến định đưa cụ Lê Hiền Đức về, bị chúng tôi kiên quyết phản đối. Một tên cầm lấy tay tôi, tôi gạt mạnh ra. Liền lúc đó thì có người mang xe lăn đến cho cụ Đức ngồi. Mấy tên lẽo đẽo bám sát cụ Đức từ trước tìm cách cản không cho cụ Đức ngồi xe lăn. Chúng tôi tìm cách đẩy chúng ra để dọn đường cho cụ đi. Nhưng ngay sau đó, có nhiều cảnh sát được tăng cường, nhấc cụ lên một chiếc xe con. Sự hỗn độn, náo loạn do công an gây ra bắt đầu từ đây. Tôi thét lớn: “Không được động vào cụ Lê Hiền Đức”. Vì lực lượng chúng đông nên chúng tôi bất lực, không dám giằng cụ lại vì giằng co thì cụ rách ra làm đôi mất, mà giằng lại sao được với đám thảo khấu côn đồ kia. Chúng tôi chỉ biết hô to phản đối bắt người trái phép. Lúc ấy là 8 giờ 52 phút.
Một tên đến trước mặt tôi gây chuyện: Sao ông lại đánh tôi? Tất nhiên tôi mắng lại nó là vu khống nhưng tôi biết, đây là hành động chúng thường làm để lấy cớ khi muốn bắt ai đó. Bài này chắc chúng đã được huấn luyện.
Bắt cụ Đức xong thì chúng quay sang bắt Nguyễn Chí Đức. Tôi thấy có 5,6 đứa xông vào túm Chí Đức. Biết là một mình không làm gì nổi, nhưng tôi cứ xông vào giằng Chí Đức lại. Vì Chí Đức to hơn cụ Lê Hiền Đức nên tôi không sợ Chí Đức bị rách làm đôi. Tất nhiên là chúng bắt được Chí Đức.
Sau đó chúng xông vào bắt tôi nhét lên xe.
Tấm thân to tướng của Đức chắn ngay bậc lên xuống, chúng nó không đẩy được còn Đức không chịu vào. Tôi chờ một lúc, liền quay trở lại định gọi nốt những ai chưa bị bắt lên xe luôn thể. Chúng nó tưởng tôi trốn liền bắt trở lại. Khi chúng nó đẩy tôi đến cửa xe thì Chí Đức vẫn chình ình ở đấy. Tôi lựa chỗ đu lên bảo Chí Đức, thôi vào đi.
Lúc này là 8 giờ 56 phút.
Sau khi ra khỏi trại lộc Hà, một người bạn đi đón kể lại: Trước khi anh bị bắt, tay Canh quận phó chỉ vào anh, bảo thuộc hạ: “Bắt lấy cái thằng già kia”.
À, thì ra thế. Hắn làm như thể hắn còn thanh niên lắm và hắn không bao giờ già, các cụ thân sinh ra hắn cũng còn trẻ lắm và không bao giờ già chắc?
Đấy là ngôn ngữ của một quận phó công an. Xin bạn đọc tự bình phẩm.
Nếu đúng thế thì danh tính của hắn là  Chử Văn Canh, phó trưởng CA quận Hoàn Kiếm.
Còn hình hắn đây.
Ảnh này chụp hôm 17/7/2011. Hắn đang chỉ cho tên đại úy Phạm Hải Minh Đội phó Đội an ninh Quận Hoàn Kiếm để bắt ai đó, không biết có phải chỉ Nguyễn Chí Đức không. Chỉ biết là chính tên Hải Minh này đứng trên xe bus đạp nhiều lần vào mặt Chí Đức, gây nên vết nhơ không bao giờ rửa được của ngành công an.

.
Trở lại chuyện từ lúc bị bắt lên xe. Lên xe rồi, Chí Đức mở cửa kính ra liên tục hô lớn: Bắt người vô cớ. Còn tôi hô: “Đả đảo tay sai Trung Quốc”. Chí Đức ra sức giằng co với một đứa, Đức thì mở cửa kính ra, nó thì đóng lại, cứ lặp đi lặp lại như thế nhiều lần.
Tôi nhìn quanh, toàn những người đã thân quen: Phương Bích, Dương Thị Xuân, nhà báo Đoan Trang, bác Lê Hùng, cán bộ ở NXB Giáo dục đã nghỉ hưu, bác Nguyễn Anh Dũng nhà giáo, cựu chiến binh mà tôi mới kịp làm quen với bác khi chưa bị bắt, còn tên thì đã biết nhau từ lâu …
Tôi kiểm quân trên xe, có tất cả 12 người bị bắt lên xe này. Chẳng hiểu dun dủi thế nào mà cháu Đào Lê Tiến Sĩ, con anh Đào Tiến Thi lại bị bắt cùng xe với tôi. Tối hôm trước, Đào Tiến Thi gọi cho tôi bảo rằng anh tiếp tục không đi biểu tình để phản đối nhà cầm quyền đàn áp biểu tình chống xâm lược nhưng cho cháu Sĩ đi. Có gì thì bác trông chừng cháu hộ nhé.
Lúc còn ở Bờ Hồ, cháu đã đến chào tôi. Đào Tiến Thi cẩn thận thì dặn vậy nhưng tôi đã biết đến cháu qua hai lần biểu tình trước, rất tin tưởng ở cháu.
Xe bắt đầu chuyển bánh. Nhìn hướng xe đi, chúng tôi biết là chúng đưa chúng tôi lên trại Lộc Hà. Tôi mỉm cười. Vậy là lần này mình được đi trại phục hồi nhân phẩm thật.
Tên đã sinh sự với chúng tôi ở Bờ Hồ khi nó tìm cách ngăn cản cụ Lê Hiền Đức cũng lên xe, đứng gần cửa xuống. Nó vẫn mặc thường phục như lúc ở Bờ Hồ. Chợt Chí Đức chỉ vào nó:
-    Mày có nhiệm vụ gì ở đây không mà mặc như thế này. Ít ra mày cũng phải đeo băng đỏ vào chứ.
Nó cứ đứng thế, như là thách thức. Chí Đức vụt đứng dậy túm lấy cổ áo nó:
-    Anh nói cho mày biết nhé. Anh ném mày ra khỏi xe bây giờ.
Mấy đứa đang canh chúng tôi xô ngay đến. Nhưng tên kia đã vội vã móc túi quần đeo băng đỏ vào.
Kể cũng lạ cho cái bọn gọi là thi hành công vụ. Cứ đeo băng đỏ vào là thích bắt ai thì bắt. Có lẽ lần sau đi biểu tình, chúng tôi đeo hết băng đỏ lên tay, đứa nào vào sinh sự, bắt người vô pháp luật là chúng tôi bắt tuốt.
Tôi đã lỡ một lần lên trại Lộc Hà. Hôm ấy, 27/11/2011, chúng tôi đi biểu tình để ủng hộ Thủ tướng và Quốc hội ra luật biểu tình nhưng cuộc biểu tình bị dẹp tan ngay từ mấy phút đầu tiên. Tôi rất lạ là tại sao chúng chừa tôi ra. Thấy cháu Phương và mấy người lố nhố trên xe, tôi mon men đến định leo lên thì thấy chúng nó chặn cửa, không cho xuống mà cũng chẳng cho ai tự động lên, tôi đành bỏ đi giữa vòng vây bao nhiêu công an. Chẳng phải tôi thích bị bắt để “lập thành tích” mà tôi muốn chứng kiến tận mắt xem chúng đưa đi đâu, chúng sẽ làm gì … để có tài liệu viết bài, cũng là để hiểu thêm công an như thế nào.
Sực nhớ ra, tôi gọi điện về cho vợ:
-    Ha ha! Anh đang được đi phục hồi nhân phẩm. Toại nguyện rồi. Yên tâm nhá.
Lối báo tin của tôi làm bà xã cũng phải bật cười. Nhưng cái chính là tất cả mọi tình huống, tôi đã dặn dò trước cả nên nàng cũng đỡ lo  chứ không hốt hoảng như những lần tôi bị bắt trước đây.
Vào trại, họ lùa chúng tôi vào một chỗ, chẳng ra hội trường, chẳng ra phòng nhưng khá rộng. Vừa bước vào, thấy hai ông Dũng (Lê Dũng, Trương Dũng) và Phong ra đón, cười toe toét, lại ôm hoa nữa chứ (chẳng biết hoa ở đâu ra). Hai bên vồ lấy nhau. Trương Dũng khoe: Xe có 3 người thôi, ngoài công an kèm trên xe lại có 3 xe cảnh sát đi theo dẹp đường. Quan trọng chưa?
Chừng mười lăm phút sau thì chúng đổ xe thứ ba xuống. Tôi thấy lạ, xe này ở đâu ra? Tôi đã tưởng khi bắt xong xe thứ hai thì tan tác, còn ai nữa mà bắt.
Xe này có 15 người, đa số là thanh niên. Mặt cháu nào cũng tươi rói, nói cười ầm ỹ cả trại. Có ba cháu mặc áo thanh niên tình nguyện. Tuyệt. Tôi bảo các cháu: Thế mà khi ở Bờ Hồ, bác cứ tưởng các cháu là quân chắn rào ở Điện Biên Phủ, bác ghét quá. Mấy cháu cười, thích thú: “Vậy là chúng cháu suýt nữa thì bị bác tương cho ở Bờ Hồ”.
Nga (Phủ Lý) cho biết đã lạc mất cháu Phú lúc bị bắt ở Bờ Hồ. Cô kể khi các chú bị bắt rồi, còn sót bao nhiêu chúng cháu dồn lại, giăng biểu ngữ, hô khẩu hiệu. Cứ thế cũng được 15, 20 phút nữa mới bị bắt.
Tôi nghe Nga kể, cảm động quá. Vậy là biểu tình vẫn nổ ra được mà hầu hết lại là thanh niên. Chính các cháu đã làm nên cuộc biểu tình lịch sử ngày 5/8/2012, bất chấp sự đàn áp, bắt bớ.
Như vậy, hai xe đầu bị bắt khi đang tản bộ, xe thứ 3 bị bắt khi đang biểu tình.
.
.
.
.
.
.
Trong trại  Lộc Hà
.
Những người đã khởi động nên cuộc biểu tình trước khi bị bắt lên xe thứ 3.
.
Họ dồn xe thứ 3 sang một phòng đối diện nhưng chúng tôi vẫn tràn ra sân để hỏi han nhau.
Nhân lúc mọi người khá đông đủ và có rất nhiều công an ở trại đang trông chừng chúng tôi, tôi đọc cho các cháu nghe bài HÃY ĐỂ ANH ĐI. Tôi cố đọc thật diễn cảm như đã từng đọc thơ trong những lần các diễn đàn văn thơ họp mặt. Đọc xong, mọi người vỗ tay rào rào.
Không thấy ai hỏi han gì nhưng chúng tôi không ai sốt ruột, chuyện cứ như ngô rang. Chờ như thế chừng 1 giờ thì một đoàn xưng là công an Hoàn Kiếm đến. Họ nói, bây giờ mọi người đi theo chúng tôi vào trong kia để làm việc, nhanh còn về.
Nào chúng tôi có quan tâm đến nhanh hay chậm. Tôi đi theo một cậu còn trẻ, khoảng tầm tuổi thằng con trai tôi.
(còn tiếp)
8/8/2012
NTT

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"