Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Một gia đình yêu nước bất khuất

Vũ Nhật Khuê

Trước hết, tôi xin cúi đầu tri ân những ân tình mà quý bạn đọc của Dân Làm Báo dành cho gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn. Thử đặt mình vào vị trí bị khủng bố 24/24 bằng đủ thứ hình thức, ngay cả những người hàng xóm tốt bụng cũng e dè, nhưng từ trong nghịch cảnh ấy nhận được nhiều cú điện thoại thăm hỏi từ khắp thế giới quan tâm thăm hỏi thì tinh thần của quý vị sẽ như thế nào?
Trước khi đi vào những "chuyện bây giờ mới kể" về gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, được sự cho phép trong chừng mực của những người thân của nhà văn yêu nước, chúng tôi qua diễn đàn này xin công bố vài điều về những thông tin cần thiết mà chúng tôi hứa sẽ cung cấp cho quý vị.
Liên lạc gia đình nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn theo địa chỉ như sau:
HUỲNH THỊ HƯỜNG
HUỲNH THỊ THU HỒNG
Hùynh Ngọc Tuấn
Đội 1, Thôn Phú Quý, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Điện thọai bàn: 0510 – 3 85 87 36
Đi động của chị THU HỒNG: 0122 544 0382
Email: quangda1959@gmail.com
Về thông tin số tài khoản của chị Thu Hồng như sau:
HUỲNH THỊ THU HỒNG
Tài khoản số: 2727. 2799. 0376. 4890
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Agribank Chi nhánh Quảng Nam
*
Nếu tên của nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn thì tôi viết thường nhưng tên của chị HƯỜNG và chị THU HỒNG thì phải viết hoa. Bởi vì hai chị gần như suốt "thời con gái đã qua" của mình đã dành trọn cho gia đình khổ nhọc của một nhà văn yêu nước tha thiết. Hai chị, hết chạy đầu này kiếm tiền, chạy đầu kia mượn gạo nuôi 3 đứa cháu mồ côi nheo nhóc, thì lại tất tả xuôi các chuyến xe đò ra Bắc đi nuôi tù nhân lương tâm Huỳnh Ngọc Tuấn. Giờ đây các cháu khôn lớn nhưng vẫn chưa yên mỗi khi có "khủng bố đến" thì chính hai người phụ nữ miền biển này ra đương đầu. Cũng nhờ chị THU HỒNG đấu tranh dữ dằn mới có đoạn phim ngắn về đàn áp gia đình này lưu truyền trên internet. Hai người phụ nữ đã can trường giữa một bầy quỹ dữ để bảo vệ anh trai ốm yếu và 3 đứa cháu tội nghiệp.
Hiện 4 cha con anh Huỳnh Ngọc Tuấn ở chung nhà bà mẹ già 85 tuổi cùng 2 cô em gái can trường. Bà cụ 85 tuổi thường xuyên bị chứng tâm thần phân liệt hành hạ có lẽ vì chứng kiến nhiều khổ đau bất công đến với con cháu của mình. Gánh nặng gia đình 7 người hằn sâu trên những đôi quang gánh tần tảo của chị HƯỜNG và chị THU HỒNG. Khánh Vy dạy tiếng Anh cho đám trẻ trong xóm (thường thì bà con thương tình dẫn con cháu đến nhờ Khánh Vy dạy) cũng chỉ đủ trang trải việc học của cá nhân em. Còn tiền học của Thục Vy, Trọng Hiếu, tiền thuốc men cho bà cụ, tiền thuốc cho anh Tuấn, ăn uống, phải không này nọ là do hai chị Hường và Thu Hồng lo liệu tất cả.
Những ngày qua thì nhiều lúc liên lạc với gia đình nhà văn phải qua gián tiếp những người thân. Điện thoại bàn nhiều khi "rớt mạng" khó hiểu. Xung quanh xóm của nhà văn cũng có nhiều tiệm internet nhưng gia đình anh Tuấn mà vào tiệm nào chưa kịp ngồi thì tiệm internet đó bị lập biên bản. Vì tình nghĩa xóm giềng và miếng cơm của họ nên gia đình anh Huỳnh Ngọc Tuấn coi như tự "quản chế" mình. Tình trạng theo như tâm sự của nhà văn là tù bí mật. Nhà văn chia xẻ nỗi niềm thèm khát vào internet để chỉ đọc email của bạn bè như cá thèm nước.
Thục Vy đi lễ nhà thờ với bạn trai thì cũng có vài "người quen" bám theo "bảo vệ". Xung quanh gia đình nhà văn thì hoàn toàn không có người LẠ mà chỉ có những người từ quen quen tới quen thuộc theo dõi canh chừng.
Muốn liên lạc với nhà văn thì tôi phải "quá giang" qua người bạn cũng ở Tam Phú giúp đỡ để chúng tôi "kết nối". Nghe giọng của anh có vẻ bị ốm nhưng anh Tuấn nói về những người bạn tù chính trị của anh nhiều hơn. Anh kể về người anh hùng Trương Văn Sương với nhiều kỷ niệm đẹp. Anh hùng Trương Văn Sương thì lớn tuổi hơn nhà văn nhưng theo nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn thì "Chú Sương khỏe lắm em à hay giúp đỡ và nhường nhịn cho các anh em tù chính trị". Cái chết của anh hùng Trương Văn Sương theo nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn là có nhiều ẩn khuất và khó hiểu.
Nhà văn khẳng định là hiện nay anh không thuộc bất cứ một đảng phái chính trị nào. Anh muốn cho ngòi bút của mình trung lập. Nhắc đến 3 đứa con của mình thì anh Tuấn hoàn toàn tôn trọng sự lựa chọn cá nhân của các cháu. Dường như anh tự hào về 2 cháng rễ tương lai của mình lắm. Anh không bi quan cho số phận của mình mà lo lắng cho các con của anh nhiều hơn. Anh cũng muốn gởi lời cám ơn đến tất cả quý độc giả đã quan tâm đến gia đình của anh trong thời gian qua.
Kính thưa quý bạn đọc xa gần!
Khi nhà cầm quyền ra tay đàn áp gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn thì sự quan tâm của quý vị như là câu trả lời cho hành động bất chấp pháp luật và đạo lý như họ từng quen làm. Chúng ta hãy hành động trong khả năng của mình để chứng tỏ cho bạo quyền thấy là chính nghĩa vẫn còn và công lý cần phải được tôn trọng. Hãy cùng thắp lên một ngọn nến về niềm tin để tình yêu lan tỏa đến những nơi băng giá. Bắt đầu từ những việc rất nhỏ: email thăm hỏi, nhắn tin, điện thọai không chỉ cho gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn mà còn nhiều gia đình khác như anh Điều Cày, anh Bà Sài Gòn, Nguyễn Tiến Trung, anh Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, chị Phạm Thanh Nghiên, nhà giáo Phạm Minh Hoàng, anh Vi Đức Hồi, gia đình tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ...
Chúng tôi biết là nhiều đảng viên âm thầm vào đây xem và nhiều cán bộ tỉnh Quảng Nam cũng vào đây theo dõi tin tức. Cũng nhân đây xin nhắc chuyện vừa rồi một Hội Thánh Bap Tít gần nhà anh Tuấn tại Thôn Phú Quý, xã Tam Phú, Tam Kỳ cũng bị một đám "quần chúng tự phát, chúng tự phát quần" đến vây đánh làm bị thương nhiều người đang cầu nguyện. Cùng với chuyện xây tượng đài hơn 410 tỷ VND thì Tam Kỳ nổi lên như một địa danh đầy tai tiếng. Đừng biến Tam Kỳ thành cái hố rác cho người phỉ nhổ là nơi chỉ có: KỲ CỤC-KỲ QUÁI-KỲ QUẶC.
Vũ Nhật Khuê (danlambao)

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"