Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

Cô bé thông minh nói về chuyện toà có khác

Xử kín hay công khai?

Trịnh Kim Tiến
 
Từ khi chúng tôi được biết Tòa án sẽ đưa vụ án liên quan đến bố tôi – ông Trịnh Xuân Tùng, người bị trung tá Nguyễn Văn Ninh và dân phòng phường Thịnh Liệt đánh gãy cổ chết- xét xử vào ngày 17/11 tới, chúng tôi luôn có một nỗi lo ngại thường trực. Đó là việc tham dự phiên toà của gia đình tôi, có thể bị cản trở.
 Điều lo ngại đó không phải là không có cơ sở, bởi thực tế có không ít phiên tòa đúng ra phải xét xử công khai nhưng các cơ quan hữu quan cố tình ngăn cản người dân vào xem, thậm chí gia đình những người có liên quan cũng bị cản trở vào tham dự phiên tòa.
 Càng đến gần ngày phiên tòa diễn ra, càng có nhiều người nói với tôi rằng, họ lo ngại người thân cũng không được vào chứ đừng nói là người ngoài muốn vào xem, rằng gia đình chắc chỉ được vài người vào thôi.
  
Trước đây, tôi chưa từng biết đến những cơ sở pháp luật nào cho việc Tòa án xét xử công khai hay xử kín. Tôi chỉ nghe loáng thoáng trên báo rằng vụ này công khai, thậm chí xử lưu động, vụ này vụ khác lại kín.
 Nhưng sau khi tìm hiểu , vụ án liên quan đến vụ việc của bố tôi KHÔNG THUỘC DIỆN XỬ KÍN. Theo tôi được biết,điều 18, Bộ luật Tố tụng hình sự đã quy định như sau: “Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.”
 Vụ án này không thể có bí mật nhà nước gì cần giữ, không liên quan gì đến thuần phong mỹ tục và đương sự cũng chẳng thể có bí mật chính đáng gì để yêu cầu xử kín. Rất nhiều vụ án liên quan đến tính mạng khác, nghiêm trọng hơn vụ của cha tôi nhiều, họ vẫn xét xử công khai, thậm chí xét xử lưu động cho toàn thể nhân dân xem.
 Đương nhiên tôi biết, họ có thể sẽ tuyên bố xét xử công khai, nhưng thi hành thì chẳng khác nào xử kín, với việc chỉ cho phép một số rất ít người của gia đình tôi tham dự, huy động lực lượng công an cản trở tất cả những người khác muốn tham dự và cách ly khu vực tòa án với phần còn lại của Hà Nội. Khi đó, một vụ án liên quan đến nạn nhân bị đánh chết mà đến mẹ, vợ, con cái, anh em họ hàng của nạn nhân cũng không được tham dự; báo chí (đặc biệt là báo chí nước ngoài) thì càng ít cơ hội.
 Tôi tưởng tượng rằng, nếu điều đó xảy ra, thì các cơ quan công quyền sẽ tự thừa nhận rằng vụ án này có điều gì đó họ cần bưng bít. Bởi chỉ có kẻ ăn vụng mới cần phải giấu giếm. Người đàng hoàng sẽ làm những việc đàng hoàng, không cần phải  che giấu , nhất là khi pháp luật không cho phép họ làm điều đó.
 Gia đình chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý và phương án hành xử trong trường hợp Tòa án tuyên bố xử kín hoặc tuyên bố xử công khai nhưng cố tình cản trở gia đình, người thân, bạn bè và các công dân khác muốn tham dự phiên tòa. Lẽ dĩ nhiên, chúng tôi không muốn điều đó xảy ra.
 Tôi mong rằng phiên tòa sẽ diễn ra một cách công khai minh bạch theo đúng quy định pháp luật. Chúng tôi tôn trọng pháp luật và mong muốn pháp luật sẽ được thực thi

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"