Lê Nguyên Hồng – Phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng – Chiến thắng của những người đấu tranh
Ông Nguyễn Tấn Dũng (Nghị trường QH 25/11/2011)
Sự kiện ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu sáng ngày 25/11/2011
tại nghị trường Quốc hội Việt Nam, đã như một vụ địa chấn lớn tác động
đến công luận. Lần đầu tiên nhà nước Việt Nam Cộng Sản đã buộc phải công
khai công nhận là nước Việt Nam đã mất toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ năm
1956, và mất 1 phần quần đảo Trường Sa từ năm 1974 vào tay Trung Quốc.
Ý thứ hai mà công luận cũng đặc biệt chú ý đến, đó là việc ông Dũng
cũng công khai yêu cầu Quốc hội xem xét xây dựng dự luật về Luật biểu
tình. Như vậy điều mà công luận chờ đợi bao lâu nay, đã được thực hiện:
Nhà nước công khai tình trạng thực về biển đảo (Hoàng Sa, Trường Sa), và
sẽ có luật biểu tình.
Có nhiều người sẽ nghĩ rằng, đây là sự đổi mới và là ý tốt của chế độ
cầm quyền. Nhưng không phải như vậy. Việc ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
buộc phải công khai về vấn đề thực trạng Biển Đông, chắc chắn phải được
sự nhất trí của Bộ chính trị, hoàn toàn không phải là ý kiến của cá
nhân ông Dũng.
Trước sức ép đấu tranh của công luận, đặc biệt là từ 11 cuộc biểu
tình của đồng bào người Việt yêu nước tại Hà Nội và Sài Gòn, trước sức
ép bởi hàng chục cuộc xuống đường của đồng bào người Việt khắp năm châu,
từ Mỹ, Úc, Canada, đến nhiều nước Châu Âu, phản đối Trung Quốc, cuối
cùng nhà cầm quyền Việt Nam cũng đành phải thừa nhận sự thật. Ngoại trừ
có một chi tiết ông Dũng phát biểu không chính xác, trích: “Chính phủ
cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam của chúng ta lúc đó cũng đã ra
tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này”. Tuy nhiên chi tiết đó không
quan trọng cho lắm.
Phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng đã ghi điểm tuyệt đối cho uy thế
chính trị của chính ông ta trong hàng ngũ Đảng Cộng Sản Việt Nam
(ĐCSVN). Đồng thời đã phần nào làm vơi đi nỗi nhục quốc thể mà chế độ
Cộng Sản đã tạo ra hơn 50 năm qua cho người dân Việt Nam về vấn đề Biển
Đông và biên giới Việt – Trung.
Áp lực đấu tranh của những người Việt yêu nước khắp nơi, đã dồn chế
độ vào một tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Một mặt họ rất run sợ trước
sức mạnh của Trung Quốc, và họ cố che giấu tội bán nước của những lãnh
đạo Đảng và Nhà nước trước đây đã ký công hàm 1958 dâng biển đảo của cha
ông để lại cho ngoại bang là Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng. Nhưng mặt
khác họ lai sợ bị mang tiếng là không yêu nước, cho nên họ đã đối phó
với từng cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hết sức khác nhau,
lúng túng như gà mắc tóc.
Đối với dự luật về Luật biểu tình có thể nói là chắc chắn sẽ có.
Nhưng những người khát khao biểu tình bày tỏ chính kiến không nên vội
mừng. Luật biểu tình sẽ còn ít nhất là 2 năm nữa mới ra đời, và cũng có
thể còn phải sang khóa Quốc hội XIV thì mới xuất hiện. Tiếp theo là cuộc
“ra đời” của các văn bản hướng dẫn dưới luật. Vậy thì Luật biểu tình
chỉ chính thức được áp dụng vào xã hội, nhanh nhất là năm 2014.
Tại sao những người yêu nước, yêu Dân chủ tự do lai không nên vội
mừng? Vì thay vì do các luật gia biên soạn, Luật biểu tình lại được
chính ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao cho Bộ công an soạn thảo. Một
công cụ đàn áp của nhà cầm quyền lại đi soạn thảo luật cho phép nhân dân
biểu tình (không ngoại trừ là biểu tình chống chế độ), thì luật đó sẽ
phải có những điều khoản ràng buộc người biểu tình, sao cho họ không thể
gây hại cho chế độ. Điều này vô cùng đơn giản, sẽ được “khóa cứng” bới
các quy định về cấp phép biểu tình: Vị trí biểu tình, thời gian, số
lượng người tham gia, nội dung chính, hình thức biểu ngữ, khẩu hiệu vv…
Một điều cần lưu ý là, nếu muốn xin phép biểu tình thì theo luật của
nhiều nước trên thế giới, phải có người đại diện, muốn có người đại diện
lại cần phải có tổ chức hợp pháp đứng ra chịu trách nhiệm. Ở những nước
tự do đa đảng thì chuyện này vô cùng dễ. Nhưng ở Việt Nam hôm nay chưa
có một thể chế Đa Nguyên, vậy lấy đâu ra tổ chức tự do mà đại diện xin
phép? Ngoại trừ các tổ chức dân sự đó là của nhà nước như Hội cựu Chiến
binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên vv…
Vậy thì bài toán trước mắt của những người yêu nước, yêu dân chủ là
cần phải lập ra thật nhiều các hội đoàn tự do bí mật và cả công khai.
Chắc chắn, nếu chỉ là những hội và hiệp hội dân sự thông thường, không
mang màu sắc chính trị, thì công an cũng không thể nào mà thẳng tay đàn
áp dân lành cho được. Bên cạnh đó, chính những áp lực thành lập hội, và
sự ra đời của vô vàn những hội đoàn tự do sẽ gây một áp lực, buộc nới
rộng quy định thành lập hội hiện nay của chế độ…
Như vậy là dù nỗi nhục quốc thể phần nào được giải tỏa, dù tương lai sẽ có Luật biểu tình. Nhưng người dân -
những người yêu nước, yêu dân chủ – lại cần phải hành động cương quyết hơn nữa. Áp lực cải thiện dân chủ từ quốc tế, sự suy sụp về nền kinh tế vĩ mô cũng sẽ là những tác nhân quan trọng tác động lên bộ máy chính trị. Họ sẽ phải nhả quyền lực ra cho nhân dân theo cách nào, nhanh hay chậm, đó đều phụ thuộc vào trái tim và khối óc của những người đấu tranh.
những người yêu nước, yêu dân chủ – lại cần phải hành động cương quyết hơn nữa. Áp lực cải thiện dân chủ từ quốc tế, sự suy sụp về nền kinh tế vĩ mô cũng sẽ là những tác nhân quan trọng tác động lên bộ máy chính trị. Họ sẽ phải nhả quyền lực ra cho nhân dân theo cách nào, nhanh hay chậm, đó đều phụ thuộc vào trái tim và khối óc của những người đấu tranh.
Không có các cuộc biểu tình, sẽ không ra Luật biểu tình. Không có các
cuộc biểu tình, không ra sự thật về biển đảo. Đó là sức mạnh của biểu
tình – sức mạnh ôn hòa của quần chúng. Những người đấu tranh, đặc biệt
là những người biểu tình chống Trung Quốc, hãy mở nắp Sâm Panh để ăn
mừng. Nhưng nên nhớ, từ chiến thắng hôm nay, nếu họ tự mãn, họ sẽ chỉ
dừng lại tại đó. Nếu họ quyết tâm bước tiếp, chắc chắn họ sẽ thành công!
Lê Nguyên Hồng