Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

"Lê máy chém đi khắp miền Nam"...

Trần Kỳ Trung
ap_20101105081549571.jpg

Máy chém trong bảo tàng chứng tích tội ác chiến tranh
Trong buổi truyền hình trực tiếp của VTV về nhạc sỹ Văn Ký tối thứ 7 (ngày 13/11/2011) vừa rồi, khi giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của bài hát “bài ca hy vọng” của nhạc sỹ Văn Ký, cô MC cho biết, thời điểm mà bài hát này ra đời là lúc phong trào cách mạng ở miền Nam bị đàn áp rất khốc liệt, Mỹ - Ngụy “…lê máy chém đi khắp miền nam giết hại các chiến sỹ cộng sản, người dân yêu nước”.
Theo tôi biết, khi miền Nam được giải phóng chỉ có một máy chém nặng cả tấn để ở nhà lao Chí Hòa (Sài Gòn), thực chất mang tính chất dọa dẫm, biểu thị quyền lực, luật pháp của một chế độ chứ nó không hề dùng để chặt đầu người. Tôi được biết, dưới chế độ của ông Ngô Đình Diệm, duy nhất có một lần dùng máy chém để chém đầu ông Hoàng Lệ Kha, một nhân sỹ yêu nước ở Tây Ninh (xin lỗi nếu tôi nhớ nhầm họ tên ông này, vì tôi nghe chuyện này lâu lắm rồi, qua một nhà sử học nổi tiếng). Về sau, thấy dã man, ông Ngô Đình Diệm yêu cầu không sử dụng biện pháp tử hình này nữa.
Lịch sử cần tôn trọng sự thật. Bây giờ nhiều sự thật đã sáng tỏ và đang sáng tỏ, không thể tô hồng hay bóp méo, xuyên tạc.
Lòng dân chỉ hòa hợp, đoàn kết khi mọi hiểu lầm qua đi, mọi khúc mắc của lịch sử được giải đáp, những điều không đúng được sửa sai.
“… Lê máy chém đi khắp miền nam…” phải khẳng định, điều này trước năm 1975 ở miền Nam là không có!
Đã không có thì không nên nhắc lại.
Nhắc lại là sự xuyên tạc, cố chấp, không thật lòng.
Nên không?
____________________________

Luật 10/59 của Ngô Đình Diệm

Ở Việt Nam, từ nhỏ chúng ta đã được học về sự tàn bạo của Luật 10/59 mà Ngô Đình Diệm đã dựa vào nó để "lê máy chém" đi khắp miền Nam. Tuy nhiên, có rất ít tài liệu đề cập đến vấn đề này và cũng ít người được đọc nguyên văn luật này. Tớ đưa lên đây bài này (trích từ talawas) và nguyên văn Luật 10/59 (chỉ có bản tiếng Anh) để mọi người tham khảo)

Frank Nguyen - Sự thật về Luật 10/59?
Trong bài trả lời ông Lê Xuân Khoa, ông Nguyễn Hòa có viết:
Chẳng lẽ Giáo sư đã quên Luật 10/59 và những "cỗ máy chém" lê khắp miền Nam?... "Phục hồi sự thật" mà quên các sự kiện này thì "phục hồi" sao được!
Từ một cuộc thảo luận về luật 10/59 thời Ngô Ðình Diệm tại một diễn đàn khác mà tôi có tham gia, tôi ghi nhận như sau:
Luật 10/59 là một đạo luật trị an, không nhắm vào hoặc kỳ thị bất cứ thành phần nào trong xã hội miền Nam thời đó, nhưng bây giờ nó cứ bị bắt buộc phải hiểu là để "trừng trị" cộng sản.
Thông tin về luật 10/59 từ trang: http://vietnam.vassar.edu/doc6.html có thể còn thiếu sót, nhưng ở đây tôi không thấy đề cập gì đến cộng sản cả.
Không có một con số thống kê chính xác hoặc có thể tin tưởng được về con số người "bị chém". Có một con số do ông William Duiker đưa ra là vào khoảng "hơn hai nghìn người bị chém" trong vòng hai năm 57 tới 59, và thông tin này lấy từ nguồn là ông Trần Bạch Ðằng viết vào năm 69. Câu nói "lê máy chém" dường như cũng từ ông Trần Bạch Ðằng (?). Cho đến ngày nay có ai dám hỏi ông Trần Bạch Ðằng về những "sự thật" này không? Sau đây là phần trích từ cuốn Ho Chi Minh: A Life, p. 510 của ông William Duiker:
Between 1957 and 1959, more than two thousand suspected Communists were executed, often by guillotine after being convicted by roving tribunals that circulated throughout the rural regions of the RVN; thousands more who were suspected of sympathy with the revolutionary cause were arrested and placed in prison.
Trong cuốn Việc từng ngày của mình, tác giả Ðoàn Thêm ghi nhận rằng vào năm 59 chỉ có MỘT người bị xử tử bằng máy chém. Tôi có thấy qua cái máy chém này được trưng bày tại "Phòng trưng bày tội ác Mỹ-Ngụy" trên đường Võ Văn Tần (Trần Quý Cáp cũ).
Sau đây là một vài nhận xét của tôi viết từ một diễn đàn khác:
Có ai đọc được bất cứ thống kê nào từ sách giáo khoa hồi đó cho tới bây giờ là có bao nhiêu người đã bị đưa lên máy chém không? Tại sao phải "kéo lê"? Nếu ông Diệm tàn ác như vậy thì mỗi tỉnh, mỗi quận
phải có một máy chém chứ, đâu cần phải kéo từ nơi này qua nơi kia. Máy chém trưng bày ở "phòng trưng bày tội ác Mỹ-Ngụy" đâu có khó làm. Tui nghĩ đây là hình thức răn đe nhiều hơn là trừng phạt thật sự.

Theo thông tin của ông Duiker đưa ra thì chiến dịch "tố cộng" thời ông Diệm kéo dài khoảng hai năm. Cứ làm một con tính đơn giản: hơn hai nghìn người bị chém trong hai năm trời, liên tục không nghỉ lễ và chủ nhật thì trung bình máy phải chém ba người một ngày, và với nhịp độ chém như vậy thì chắc không có thời giờ để "kéo lê" nó từ chỗ này sang chỗ khác được, trừ phi phải chém bù.

Nếu số lượng bị chém cao như vậy mà báo chí miền Nam không hó hé một tí gì thì mật vụ thời đó làm việc quá hiệu quả. Trong khi đó chỉ một vài vụ tra tấn, đánh Phật tử thì báo chí miền Nam và ngoại quốc đã làm ầm lên rồi. Tại sao vậy?
Mật vụ miền Nam thời Ngô Đình Diệm - do ông Trần Kim Tuyến phụ trách - làm việc quá hiệu quả, không có sơ sót gì, tới độ cả báo chí miền Nam lẫn báo chi ngoại quốc không biết, rồi CIA cũng mù tịt
không biết gì luôn. Cho tới nay tất cả bí mật thời Ngô Đình Diệm đều đã được phanh phui trước công luận, kể cả việc ám sát ông Diệm do Mỹ điều khiển ra sao, phản ứng của Kennedy ra sao sau khi nghe tin ông Diệm bị giết..., mọi người đều rõ. Vậy mà việc chém đầu bằng máy chém vẫn không được tiết lộ. Tại sao vậy?


Excerpts from Law 10/59, May 6,1959.
Article 1
Sentence of death, and confiscation of the whole or part of his property, will be imposed on whoever commits or attempts to commit one of the following crimes with the aim of sabotage, or upon infringing upon the security of the State, or injuring the lives or property of the people:
1. Deliberate murder, food poisoning, or kidnapping.
2. Destruction, or total or partial damaging, of one of the following categories of objects by means of explosives, fire, or other means:
(a) Dwelling-houses, whether inhabited or not, churches, pagodas, temples, warehouses, workshops, farms and all outbuildings belonging to private persons;
(b) Public buildings, residences, offices, workshops, depots, and, in a more general way, all constructions of any kind belonging to the State, and any other property, movable or unmovable, belonging to, or controlled by the State, or which is under the system of concession, or of public management;
(c) All means of transport, all kinds of vehicles;
(d) Mines, with machines and equipment;
(e) Weapons, military material and equipment, posts, buildings, offices, depots, workshops, and constructions of any kind relating to defense or police work;
(f) crops, draft animals and farm equipment...;
(g) Installations for telecommunications, postal service, broadcasting, the production and distribution of electricity and water...;
(h) Dikes, dams, roads, railways, airfields, seaports, bridges, channels, or works relating to them;
(i) Waterways, large or small, and canals....
Article 3
Whoever belongs to an organization designed to help to prepare or to perpetuate crimes enumerated in Article I, or takes pledges to do so, will be subject to the sentences provided for....
Article 6
Three special military courts are set up and based in Saigon, Ban Me Thuot, and Hue.... As the need arises, other special military courts may be set up, by decree,...
Article 16
The decisions of the special military court are not subject to appeal....
Article 20
All legal provisions which are contrary to the present law are hereby repealed...
Ngo Dinh Diem
Sai gon, May 6 1959

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"