Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Khối tài sản khổng lồ của bà Nguyễn Hồng Phương, em gái ruột CTQH Nguyễn Sinh Hùng

Theo Tin tức Hàng Ngày
Bà Nguyễn Hồng Phương là một nhân tố bí ẩn trong giới tài chính cũng như thị trường chứng khoán, mọi thông tin về bà hầu như không được public, người ta chỉ biết bà là em gái ruột của đương kim Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đồng thời là chủ tịch HĐQT tập đoàn SSG đang thống lĩnh thị trường bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành trên cả nước.

 
Bà Nguyễn Hồng Phương và cánh tay phải – ông Đinh Ngọc Ninh (TGĐ SSG)

Vài nét về tiểu sử, bà Nguyễn Hồng Phương sinh ngày 03/12/1962 tại Nam Đàn, Nghệ An. Với gia thế hiển hách, bà được hưởng nhiều ưu ái của Đảng, Nhà nước ngay trong những năm tháng khó khăn của thời cuộc: Năm 1975, bà được tập kết ra Hà Nội học cấp 3 tại trường Trung học phổ thông Thăng Long. Năm 1981, được tuyển thẳng vào Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội. Đến năm 1996, khi tròn 34 tuổi bà vào thành phố Hồ Chí Minh, cùng với sự thăng hoa chính trường của người anh cả Nguyễn Sinh Hùng, bà đã từng bước dựng lên đế chế SSG hôm nay từ một cửa hàng sao chép, kinh doanh đĩa lậu mang tên Bách Việt. Một số bước ngoặt trong sự nghiệp của Nguyễn Hồng Phương:

Dân trí: Cách nào đo? Cách nào nâng?

Nguyễn Ngọc Lanh
Mấy lời phi lộ “Chấn hưng dân trí”
Các anh Nguyễn Trung và Nguyễn Huệ Chi khởi xướng lập chuyên mục “Chấn hưng dân trí” trên trang Bauxite Việt Nam và giao tôi góp mấy lời phi lộ.
Tôi vui vẻ nhận lời, vì thấy việc Bauxite Việt Nam cho ra chuyên mục này thực sự thêm một lần khẳng định ý thức xây dựng của trang báo đại diện tiếng nói của cộng đồng trí thức Việt Nam, quốc nội và hải ngoại, đang ngày ngày nóng lòng vì sự phục hưng Tổ quốc.
Tôi nói phục hưng Tổ quốc của chúng ta với tất cả sự đắn đo, thận trọng và mang đầy tinh thần trách nhiệm. Chúng ta có thể vào mạng bất cứ lúc nào, gõ những từ “nhạy cảm”, như lưu manh, trộm cắp, cướp của, con giết cha, ông hiếp cháu, trò chém thầy, công chức thuê côn đồ đâm chém đồng liêu, … Trời ơi, những sự kiện đau lòng ấy hiện ra nhan nhản, khiến tim ta đau nhói.

Cất “lưỡi hái tra tấn” trên đầu người VN

Võ Thị Hảo
Mỗi quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng mọi hành vi tra tấn đều cấu thành tội phạm theo luật hình sự của nước mình. Điều này cũng áp dụng với những hành vi cố gắng thực hiện việc tra tấn hoặc hành vi của bất kỳ người nào đồng lõa hoặc tham gia việc tra tấn.
Mỗi quốc gia thành viên phải trừng trị những tội phạm này bằng những hình phạt thích đáng tương ứng với tính chất nghiêm trọng của chúng.(Điều 4. Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc).
* Cam kết cứ ký, “”luật rừng” cứ làm?
Ngày 7/11/2013, VN ký công ước quốc tế về chống tra tấn, đứng sau 154 quốc gia khác đã ký trước đây và ở năm thứ 29 sau khi công ước ra đời. Lại càng quá trễ khi gần một năm sau – ngày 23/10/2014 Chủ tịch nước mới trình QH phê duyệt tại kỳ họp này. Đến nay hệ thống luật pháp VN cũng chưa sửa đổi gì để phù hợp cam kết đã ký. Tình trạng vi phạm công ước tại VN ngày càng dồn dập với nhiều vụ việc nghiêm trọng, gây nhiều người chết khiến người dân càng thêm phẫn nộ.
Điều này chứng tỏ những người có trách nhiệm của VN đã thờ ơ trong việc bảo vệ tính mạng và phẩm giá của người dân.

Nguồn ảnh: Vietbao. 2/8/2011

Nhớ về Nguyễn Hoàng Quốc Hùng

Đỗ Thị Minh Hạnh
1809237.jpg
Hôm nay, nghe mẹ và chị gái kể về anh là em nghĩ đến anh rất nhiều. Tất cả kỷ niệm chợt tràn về, và em cảm thấy muốn được nhìn thấy anh, thấy nụ cười của anh và đôi mắt nghiêm nghị ấy....
Mẹ và chị em đã nói rằng : Thằng Hùng nó không chịu đi đâu khi nghe tin con bị bắt, nó không chịu rời khỏi Lâm Đồng. Chị con phải hối thúc nó, nó mới chạy đi, thì nó bị bắt.... Người ta đánh nó, hăm dọa nó, nhưng nó không khai, thậm chí còn đe dọa là sẽ nhốt nó vào nhà thương điên hoặc chích máu nhiễm HIV. Nó bị đánh rất dã man ở Tiền Giang....nhưng nó kiên cường lắm, nó tuyệt vời lắm.... Nghe những chuyện về anh, em muốn khóc và em càng tự hào về anh và Chương... Những người cộng sự tuyệt vời của em...
Anh biết không, còn nhớ lúc bị bắt, em đã lo cho anh ở bên ngoài, không biết anh thế nào, em đã đập nát máy điện thoại để họ không truy ra tông tích của anh. Vậy mà....

Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu triệu tập Dân oan Trần Ngọc Anh

Dân Luận - Hôm nay trên FB Ngọc Anh Trần chia sẻ về việc dân oan Trần Ngọc Anh được Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gởi giấy triệu tập với nội dung “để hỏi việc liên quan đến vụ án” như sau:

Dân oan Trần Ngọc Anh


PHONG TRÀO LIÊN ĐỚI DÂN OAN TRANH ĐẤU VIỆT NAM


Thông Báo Công Luận
Về việc: Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu triệu tập Dân oan Trần Ngọc Anh
Sáng nay, ngày 31 tháng 10 năm 2014, vào lúc 10 giờ 30, hai công an xã Hòa Hội đã tới nhà Dân oan Trần Ngọc Anh đưa giấy Triệu Tập.
Theo đó Dân oan Trần Ngọc Anh phải có mặt tại cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ở địa chỉ số 15 đường Trường Chinh, thành phố Bà Rịa vào lúc 8giờ sáng ngày 4 tháng 11 năm 2014.
Lý do triệu tập được nêu ra là: “để hỏi việc liên quan đến vụ án”.
Phong Trào Liên Đới Dân Oan Tranh Đấu chúng tôi gồm toàn những bà nông dân quê mùa ít học, nhất là về luật pháp thì chúng tôi lại càng thiếu hiểu biết nên chưa biết phải xử trí như thế nào.
Nhất là lý do triệu tập là “để hỏi việc liên quan đến vụ án” làm chúng tôi sửng sốt ngỡ ngàng tự hỏi liên quan đến vụ án là VỤ ÁN GÌ???

Đường đến sự tự do

Anton Chu Mạnh Sơn
Tôi là một Tù nhân lương tâm khi nói lên sự thật, lên án chính sự bất minh của chế độ cộng sản dối trá người dân trong việc bầu cử 3 cấp năm 2011. Chính vì thế mà bị Nhà Cầm quyền khép vào tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” theo khoản 1, điều 88, BLHS. Bị TAND Tối Cao tuyên mức án 30 tháng tù giam và 1 năm quản chế cấm đi khỏi địa phương. Tôi đã mãn hạn tù vào ngày 02 tháng 02 năm 2014 và cũng từ ngày đó bị chính quyền giam lỏng tại địa phương.
Cống hiến cho tự do
Ba mươi tháng tôi đã bị mất tự do, bị ép buộc ngồi tù nhưng khi đã ra xã hội được rồi nhưng tôi vẫn bị chính quyền giam lỏng, cấm đi lại, cấm làm mọi việc để bảo vệ người dân, cấm học hành. Như vậy, sự tự do lại càng bị bó hẹp, càng làm cho tôi bị uất ức, khó chịu, bị đè nén trong tư tưởng. Tôi khao khát được sự tự do hoàn toàn, được tung tăng đi đây đi đó, làm những điều tôi thích. Thế nhưng, lại bị ràng buộc bởi cái luật Thi Hành Án chằng chéo của chính quyền. Luật pháp gì mà đi ngược với hiến pháp là sao? Tôi coi thường những luật lệ vô căn cứ, phi đạo đức, phi hiến pháp.

Thông cáo báo chí của ủy Ban Nhân quyền CHLB Đức về vụ án Ba Sàm và nhân quyền tại VN

Thông báo báo chí của UB Nhân quyền Quốc hội CHLB Đức về vụ án blogger Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) và tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Ai cũng có quyền tự do tư tưởng
Nghị sĩ Sabine Bätzing-Lichtenthäler (UB Nhân quyền QH Đức) đấu tranh vì nhân quyền ở Việt Nam
"Tự do tư tưởng là một quyền mà ai cũng phải được có", bà Sabine Bätzing-Lichtenthäler tuyên bố. Là thành viên Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Đức, bà không ngừng đấu tranh cho những nhà họat động nhân quyền ở Việt Nam. "Theo nhận thức của tôi, can thiệp vào quyền tự do biểu đạt tư tưởng một cách chủ ý qua điều 258 Bộ luật hình sự Việt Nam là không phù hợp với các quyền tự do dân chủ cơ bản của con người, là vi phạm nhân quyền một cách rõ ràng", bà khẳng định.
Về trường hợp nhà họat động nhân quyền Nguyễn Hữu Vinh (blogger Ba Sàm) bị bắt giữ và giam cầm từ tháng Năm năm nay tại Việt Nam, mới đây bà Sabine Bätzing-Lichtenthäler đã tiếp xúc với bà Lê Thị Minh Hà - vợ ông Vinh. Cuộc gặp gỡ được thực hiện bởi sáng kiến của Tổ chức Nhân quyền VETO! - The Human Rights Defenders Network (Hệ thống Mạng lưới bảo vệ nhân quyền), một tổ chức đấu tranh cho tự do chính trị và chống vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Tổ chức này tự hào phối hợp hành động thành công với bà Bätzing-Lichtenthäler.

Ý NGHĨA VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN VI ỆT NAM TRẢ TỰ DO CHO BLOGER ĐIẾU CẦY NGUYỄN VĂN HẢI.

Thiện Ý.
Công luận trong và ngoài Việt Nam có hơi bất ngờ nhưng không ngạc nhiên trước việc nhà cầm quyền Việt Nam đã trả tự do cho Bloger Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải trước thời hạn mãn án tù 12 năm về tội “tuyên truyền chống Nhà nước”,sau khi mãn án tù 3 năm về tội “Trốn thuế” mà ai cũng biết chỉ là tội danh giả tạo đề trừng phạt các hoạt động tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn biển đảo của Việt Nam vào năm 2008 và các hoạt động đấu tranh cho dân chủ khác.
Bất ngờ vì sự phóng thích này đã được thực hiện âm thầm vào đêm 21-10-2014 mà chính Bloger Điếu Cầy cũng không được biết trước, cho đến khi được đưa thẳng từ nhà tù ra sân bay Nội Bài Hà Nội đến Hồng Kông quá cảnh qua Hoa Kỳ mới liên lạc được với thân nhân thì công luận mới biết. Thế nhưng không ai ngạc nhiên, vì đây không phải là lần đầu tiên nhà cầm quyền Việt Nam đã hành xử đối sách như vậy với các nhà bất đồng chính kiến đấu tranh cho các quyền dân sinh, dân chủ trong nước. Một số điển hình xa gần trước đây cũng được phóng thích từ nhà tù, đưa thẳng ra sân bay ra hải ngoại như Gs. Đoàn Viết Hoạt, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Luật sư Cù Hy Hà Vũ…
Vậy thì, việc nhà cầm quyền Việt Nam hành xử cách trả tự do như thế cho Bloger Điếu Cầy cũng như các nhà bất đồng chính kiến trước đấy mang ý nghĩa gì?

Về Cách Mạng Ô Dù Hồng Kông

Tâm sự Nancy Nguyễn


Nancy Nguyễn tại Hồng Kông
Nancy Nguyễn tại Hồng Kông
Nancy Nguyễn, một bạn trẻ từ [quận Cam] Hoa Kỳ đã nhanh chóng sang tận Hong Kong tham gia, quan sát và học hỏi. Trong vài ngày qua trên facebook bạn đã chia sẻ một số suy nghĩ cá nhân. Còn bạn nghĩ gì về Phong Trào Dân Chủ Hong Kong và [đây là] suy nghĩ của Nancy Nguyễn:
“…Những người khởi xướng đầu tiên, cho phong trào đòi dân chủ làm chấn động cả thế giới hôm nay, là những người rất rất trẻ. Trẻ đến nỗi theo “cái nhìn Việt Nam” thì các bậc phụ huynh có lẽ sẽ bảo các bạn ấy nên về bú cho xong bình sữa.
Nói thế để biết rằng, thưa các bạn sinh viên, thanh niên Việt Nam, các bạn không hề là quá nhỏ cho cuộc chơi chính trị. ĐỪNG BAO GIỜ cho phép bất cứ ai bảo với bạn rằng “nhãi con biết gì”, hay “đã có người lớn lo!” vì chính các bạn cũng hiểu rằng tất cả những điều đó đều là ngụy biện!

Sân bay VN nói tệ nhất là không đủ

Mạnh Quân

Một cảnh ở sân bay Nội Bài. Ảnh tinmoi.vn
Một cảnh ở sân bay Nội Bài. Ảnh tinmoi.vn
Giờ rảnh tay chút rồi, nhân vẫn có ý kiến này kia về sân bay VN, nói lại mấy câu nhé:
Theo tôi thì sân bay VN nói tệ nhất là không đủ. Từ đó nó không diễn tả đúng thực trạng hiện nay ở cả Nội Bài và TSN. Mà phải nói, những sân bay này là “khốn nạn” nhất thế giới.
Nó không chỉ ồn ào, chật chội, bẩn…mà đi kèm theo nó là quá nhiều thứ tệ hại. Làm mất hình ảnh quốc gia nhất thì Sân Bay Nội Bài là có đóng góp quan trọng
Thứ nhất là tình trạng mất cắp đồ. Tôi đi cùng với nhiều đoàn, đã thấy tình trạng mất cắp đồ hành lý vô cùng nhiều. Hồi đi Anh về, đoàn có rất nhiều người mất đến nửa đồ trong hành lý, toàn thứ quý giá dù đã khóa nhé. Có ông trong đoàn, nay làm Chánh văn phòng Tổng cục Hải quan, anh Cẩn, mất nhiều nhất. Đại khái cứ có 2 cái thì nó lấy 1: 2 đồng hồ thì mất 1…
Nhưng tệ hơn, có ông làm lãnh đạo trong ngành hàng không cũng kêu từng mất 2 laptop mà cũng không làm gì được.

Tử tế từ lời cảm ơn và câu xin lỗi

Anh Khang
Hồi tháng 7 năm nay, tôi được dịp sang nước Úc để tham dự một hội thảo quốc tế. Đó là lần đầu tiên tôi được đặt chân đến đến một quốc gia có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao. Nhưng điều khiến tôi luôn cảm thấy bất ngờ không phải là những căn nhà chọc trời, những thành phố rộng lớn, mà chính là sự tử tế của người dân bản địa.
lifebeautiful-8.jpg
Là một người học về văn hóa, nên hễ đi đến một vùng đất xa lạ, tôi lại càng thích quan sát, so sánh tất tần tật sự khác nhau giữa nước bạn và nước ta. Cuộc sống của người Úc cũng như bao quốc gia công nghiệp dịch vụ khác trên thế giới, luôn tất tả bận rộn. Họ lúc nào cũng rảo bước thật nhanh trên từng con phố, tay cầm điện thoại liên tục nhận cuộc gọi của đồng nghiệp, đối tác. Nói thật, lúc mới tiếp xúc tôi thấy họ thật lạnh lùng, vô cảm. Họ hầu như chẳng để ý đến cuộc sống của mọi người xung quanh, lên xe điện thì chuyện ai nấy làm, người nào đi một mình thì ngồi 1 góc, cắm tai nghe nhạc, đến nơi thì lẳng lặng đi xuống.
Nhưng, họ chính là những con người tử tế nhất mà tôi từng gặp. Không ít lần đi đường, do mải mê sử dụng điện thoại mà tôi đã va vào họ. Chưa kịp phản ứng gì thì chính họ lại thốt nên câu: “I’m sorry” (Tôi xin lỗi) trước khi tôi kịp mở lời. Không ít lần tôi loay hoay trên bến xe điện để tìm đường đi, nhìn thấy sự lúng túng của tôi, họ ngay lập tức tiến đến hỏi thăm và giúp đỡ tôi rất nhiệt tình. Ngay cả khi tham dự hội thảo, bất kể tôi điền tên vào phiếu tham dự hay có ý kiến góp ý gì đi nữa thì câu đầu tiên mà họ nói với tôi cũng sẽ là “Thank you” kèm theo một nụ cười thật tươi. Tôi hỏi thật nếu các bạn trong tình huống đó các bạn có cảm thấy vui hay không?

Ai bảo kê cho tra tấn ?

Võ Thị Hảo
Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội
Công ước cấm việc tra tấn, và yêu cầu các bên ký kết phải có biện pháp hữu hiệu để phòng chống tra tấn ở bất kỳ lãnh thổ nào dưới thẩm quyền pháp lý của mình. Việc cấm này là tuyệt đối và không được vi phạm. Không có bất cứ trường hợp đặc biệt nào có thể được viện dẫn để biện minh cho tra tấn. (Quy định của của Liên hợp quốc về chống tra tấn)
Ngày càng nhiều “quan tài diễu phố”
"Đến nơi, mấy chú dắt cháu vào phòng, bắt cháu đứng trước bàn và liên tục nạt nộ. Sau đó hai chú công an vừa quát vừa đánh cháu. Một chú lấy cái gậy đen ngắn (dùi cui) đánh liên hồi vào mông và đùi cháu, còn chú kia dùng chân đạp và đá cháu. Cháu càng kêu đau các chú ấy càng đánh mạnh”, Phát – cháu bé 11 tuổi, bị mấy công an thành phố Huế đánh như tra tấn trong khoảng 30 phút - kể lại khi đang nằm cấp cứu ở một bệnh viện tại Huế.
"Sợ quá, cháu ngã quỵ xuống nền nhà nhưng hai chú công an vẫn bắt cháu đứng tựa vào bàn làm việc và tiếp tục đánh”, cậu bé kể rồi òa khóc.(theo VnExpress- 20/6/2011, bài “Cậu bé 11 tuổi nhập viện sau khi vào đồn công an”).
Ngày 30/8/2012, ông Nguyễn Mậu Thuận trú tại thôn Đoài xã Kim Nỗ Đông Anh Hà Nội đã bị 4 công an canh gác cho nhau tra tấn ông đến chết. Ông bị trói quặt vào lưng ghế, ghế này bị đánh gãy, công an liền thay ghế khác để đánh tiếp. Ông bị đánh nứt vỡ cả đùi, toàn thân bầm tím, gãy 3 xương sườn, tụ máu dưới da đầu, mười ngón tay bị kẹp bằng bút bi bóp nát... Ông chết chỉ vài giờ sau khi bị bắt vào đồn công an. Con trai ông đã ngất xỉu tại chỗ khi chứng kiến thi thể đầy thương tích của bố.

Tiền, vũ khí và nhân quyền

Trần Thu Nam
Vừa qua, tôi và Luật sư Hà Huy Sơn được mời dùng bữa sáng với Ông Tom Malinowski - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động. Qua câu chuyện trong bữa sáng, tôi nhận thấy Hoa Kỳ đã sẵn sàng nâng tầm quan hệ với Việt Nam về mọi mặt. Đặc biệt sắp tới lệnh cấm vận về vũ khí sát thương có thể được gỡ bỏ, Hiệp định TPP có thể được thông qua (chúng ta có thể có cả súng và tiền). Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề phía VN chưa đáp ứng được, trong đó vấn đề về nhân quyền và công đoàn độc lập đang là một rào cản lớn.
tran_thu_nam_0.jpg
Luật sư Trần Thu Nam, bên phải khi tham gia phiên tòa bào chữa cho Bùi Hằng
Ông Tom Malinowski nói “khuyến khích Việt Nam sớm phê chuẩn Công ước chống Tra tấn và Công ước về Quyền của những người bị khuyết tật”, ngoài ra ông Tom Malinowski băn khoăn tại sao Quyền im lặng là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Công ước về Quyền dân sự và chính trị mà VN đã tham gia, tại sao cho đến nay Quyền im lặng này chưa được cụ thể hoá trong luật của VN, sắp tới sửa đổi luật tố tụng hình sự quyền này có được công nhận không? Ngoài ra, quyền im lặng cũng được ghi nhận trong Công ước chống tra tấn, kể cả luật pháp VN không ghi chi tiết nhưng quyền này đã có và phải được áp dụng tại VN. Ông Tom Malinowski cũng quan tâm đến quyền lập hội và các quyền con người khác ở VN và sẽ khuyến khích VN tôn trọng các quyền con người này.

Kết luận điều tra vụ án ông Nguyễn Hữu Vinh tức Ba Sàm.

Người Buôn Gió
 
Thời hạn cuối cùng của lệnh tạm giữ, cơ quan an ninh điều tra bộ công an A92 đã ra quyết định kết luận điều tra vụ án ông Nguyễn Hữu Vinh, đồng thời đề nghị Viện Kiểm Sát truy tố ông Vinh vào điều 258 của Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN.
Theo như bản KLĐT này miêu tả, thì Cục bảo vệ chính trị 6 thuộc tổng cục an ninh 1 BCA đã phát hiện và trao đổi với cơ quan an ninh điều tra ANĐT để cáo giác hành vi phạm tội của Nguyễn Hữu Vinh vào ngày 01/4/2014. ( ngày cá tháng tư !!)

Đến ngày 13/5/2014 cơ quan A92 tiến hành bắt giữ và khởi tố ông Nguyễn Hưu Vinh lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.

Với quá trình hơn một tháng để tiếp nhận đơn tố cáo và khởi tố, phải xem xét hàng đống bài viết, tra cứu. Thế nhưng trước đây báo chí nhà nước đã loan tải rằng Nguyễn Hữu Vinh có quá trình phạm tội lâu dài, được giáo dục nhắc nhở nhiều lần ....

''Từ năm 2012, cơ quan điều tra đã xác định được ông Nguyễn Hữu Vinh là người quản trị điều hành trang Basam. Trước khi thực hiện biện pháp cứng rắn, cơ quan chức năng cũng đã nhiều lần tiếp xúc, phân tích, khuyên răn nhưng ông Vinh không có chuyển biến.''

Khát vọng làm báo tư nhân

Nguyễn Đình Bổn/ Blog Nguyễn Đình Bổn
Sau năm 1975, khi người cộng sản chiếm miền Nam, tất cả báo chí tư nhân đều bị cấm tiệt nhưng cái khát vọng tự mình làm một tờ báo thì chưa bao giờ bị tiêu diệt trong trái tim của những người yêu thích tự do. Và dù phải thỏa hiệp, lách luật, mua giấy phép..., tại Sài Gòn từ hơn vài chục năm nay, "báo" do tư nhân làm chủ vẫn xuất hiện, tất nhiên dưới danh nghĩa một "cơ quan chủ quản" là nhà xuất bản hay "ké" theo một pháp nhân của tờ báo nào đó.

 Một trong những người làm báo tư nhân lách luật cự phách nhất Sài Gòn nay đã mất là ông Lâm Quốc Trung, ông Trung từng dám bán nhà mặt tiền về ở chung cư để lấy tiền mua lại một số “phụ trang” của các tờ báo từ Cà Mau đến Vũng Tàu, làm ra những tờ báo giải trí mang dấu ấn cá nhân ông. Còn ở mảng văn nghệ, từ những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước, khi tình hình xuất bản đã bớt bị kìm kẹp, rất nhiều người đã tự bỏ tiền túi để làm những “tờ báo” thuần túy văn nghệ, gần như không thu hồi vốn như Thời Văn (Nguyễn Đăng Trình), Gieo và Mở (nhiều người làm), Văn tuyển (Phạm Viêm Phương, Nguyễn Liên Châu- đến nay… vẫn còn ra lai rai) và vài anh em văn nghệ cũ, vẫn ra những tuyển tập văn chương, tự tìm bài, tự in, chỉ có phải mua giấy phép của các nhà xuất bản. In ra, phân phát nhau đọc, mua giúp nhau. Gần như không bán được và vì vậy bài in cũng không có nhuận bút bằng tiền, mà lấy bằng sách! (Các tuyển tập văn chương do tư nhân thực hiện đặc biệt chỉ có ở Sài Gòn, không có ở Hà Nội và bất kỳ nơi nào tại Việt Nam)
 

Kết luận điều tra: Anh Ba Sàm - Nguyễn Hữu Vinh bị truy tố theo điều 258 BLHS

Dân Luận tổng hợp
Chiều ngày 30/10, Luật sư Hà Huy Sơn thông báo trên trang facebook cá nhân về việc Cơ quan điều tra đã ra Kết luận điều tra đề nghi truy tố ông Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) và bà Nguyễn Thị Minh Thúy theo điều 258 - BLHS.
vinhbs.jpg
Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang Anh Ba Sàm và nhiều trang web khác.
Khuya 30/10, facebook Tin không lề cho biết:
"Mình vừa nhận được bản “Kết luận điều tra” về cái gọi là “Vụ án Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng bọn lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân“, do Cơ quan An ninh Điều tra của Bộ Công an lập ra.
Đặc biệt, bản KLĐT này hoàn toàn không có chữ nào nhắc tới trang Ba Sàm, hay cái tên Ba Sàm, mà chỉ nói về DĐ Xã hội Dân Sự và trang Chép Sử Việt. So với các bản KLĐT trước đây, trong các vụ án xét xử các nhà bất đồng chính kiến khác, các chi tiết trong bản KLĐT này không thấy những chi tiết mập mờ như "cấu kết với 1 số phần tử nước ngoài", "thế lực thù địch"..."

Dự án cáp treo xuyên động Sơn Đoòng - phát triển du lịch hay hủy hoại thiên nhiên?



Dân Luận - Vừa qua, trên các trang báo lề phải đã đưa tin UBND tỉnh Quảng Bình vừa cho phép Tập đoàn Sun Group khảo sát để xây dựng tuyến cáp treo đưa du khách tham quan hang Sơn Đoòng trong vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Theo dự kiến, tuyến cáp treo này dài hơn 10km, điểm xuất phát từ trước cửa động Tiên Sơn, có các ga tại động Phong Nha, Thiên Đường, suối Trạ Ang và động Sơn Đoòng.
Sau khi thông tin này được đưa ra đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía dư luận. Trong đó có người đồng tình, có ý kiến phản đối. Được biết, Hang Sơn Đoòng nằm trong khu quần thể di sản thiên nhiên thế giới vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng vì vậy mọi việc xây dựng, đục khoét nơi đây đều phải cẩn trọng và cần xem xét kĩ lưỡng.
Dư luận phản ứng

BÁN ĐẤT BÁN NƯỚC BÁN CẢ ĐƯỜNG ĐI

Đi trên những bãi biển đẹp mênh mông của nước Mỹ tôi từng ngậm ngùi nghĩ đến nhiều bờ biển rất đẹp của Việt Nam đã bị kẻ cầm quyền đem bán, đến nỗi không nói đến việc tìm ra đường lội xuống nước để bơi là bất khả thi, muốn đi dạo chơi trên cát cho thư thái chốc lát cũng không được nữa. Bây giờ, đám chức sắc đã xướng lên việc bán đường đi. Nghĩa là các vị ấy đã túng quẫn lắm rồi đấy, bao nhiêu thứ bán được trước đây, con cái, phe nhóm họ đã ăn tiêu bằng sạch. Chao ôi, nghĩ đến mà thấy cảm thương!
Lại nhớ chí sĩ Phan Bội Châu, ông có viết trong cuốn Việt Nam vong quốc sử chuyện thực dân Pháp lừa dân chúng ở một vùng quê nọ bán trời cho chúng. Bán xong thì ngồi trong nhà cũng là ngồi vào trời của Đại Pháp, đi ra sân cũng là đi trong trời của Đại Pháp, cùng cực đến nỗi lại phải cùng nhau vét sạch sành sanh của cải để đi chuộc trời về. Với tình thế này, dám chắc người dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng sắp đứng trước thảm họa bị bán trời đến nơi, bởi các ông ấy đã như những con nghiện hêroin thời kỳ cuối, có gì mà không bán chứ.

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Sẽ bắt Phạm Nhật Vượng sau Hà Văn Thắm ?

Cách đây vài ngày, Hà Văn Thắm - đại gia giàu thứ hai tại Việt nam đã bị bắt sau khi kịp tẩu tán phần lớn tài sản, bán cho đại gia giàu nhất Việt nam - Vượng Vincom - một số tài sản, pháp nhân có giá trị lớn. Cũng trước đó vài tuần, hàng loạt đại gia khác cũng lần lượt bị làm thịt : Minh sâm Bắc ninh - tài sản lên tới hàng ngàn tỷ đồng, chưa kể số 400 tỷ mà Bắc Ninh còn đang nợ Minh sâm trong gói thầu làm đường, vốn do nhà thầu ứng ra trước.

Hôm qua cũng bắt thêm vào đại gia có tài sản khoảng vài trăm tỷ : nguyên giám đốc sổ số Miền nam, trước đó hàng ngũ đại gia cỡ vài trăm tỷ như Dương Chí Dũng, Bình Vinashin, ba đại gia mở sàn vàng lậu cũng bị tóm khi được nuôi béo, tiền trong tài khoản đạt mức trên 500 tỷ đồng...

Những cái bẫy ?
  1. - Vì sao để cho tư nhân mở chui sàn vàng, cho kinh doanh ba năm sau mới bắt ? sàn vàng một tay nhà nước quản lý, chỉ có mấy đại gia như Phú Quý, Tiên phong bank và hơn chục ngân hàng mới được mua bán vàng, còn các sàn kia của ai đứng sau mà tồn tại vài năm giờ mới hốt trọn ?
  2. - Vì sao để Hà Văn Thắm thâu tóm hàng loạt tài sản Quốc gia : từ kem Tràng tiền, Ngân hàng Bảo Việt, Ocean bank...rồi mới bắt ?
  3. - Vì sao để Bình Vinashin chết đến đít rồi , ba X vẫn đổ tiếp 750 triệu đô vay của nước ngoài, ném hết vào Vinashin tiếp, mặc sự can ngăn của giới cố vấn ..?

Kiều hối sẽ suy giảm trong 10 năm nữa.

Người Buôn Gió

Mỗi năm kiều hối về VN xấp xỉ 10 tỷ đô la. Ít nhất một nửa đến 2/3 số tiền này dùng vào việc chi tiêu, mua sắm ở Việt Nam. Gần như một dạng viện trợ không hoàn lại. Đây là tiền gửi cho thân nhân chi tiêu. Nhưng những người nhận tiền chi tiêu ở Việt Nam cũng chính là những người đang giúp nền kinh tế VN. Nhà nước thu thuế qua những sản phẩm, dịch vụ mà những người này chi tiêu.

 Thành phần gửi tiền về gồm có người Việt định cư tại nước ngoài, số này phần lớn nằm ở các nước tư bản, chiếm phần lớn trong số người gửi tiền về. Kế đến là những người lao động xuất khẩu chiếm thứ hai, số này đa phần ở các nước như Hàn, Nhật, Đài Loan, Mã Lai, Li By, I rắc...đặc điểm những người này do họ lao đông có thời hạn, nên số tiền gửi về không nhiều, hoặc có gửi về thì số tiền đem ra chi tiêu không nhiều. Bởi họ dành dụm để khi hết hạn lao động về còn có vốn làm ăn. Với mức lương bình quân 700 usd một tháng, phải gánh vác nhiều thứ, họ không rảnh rang như những người định cư.

Số còn lại là cán bộ công tác, du học sinh, những người đầu tư ra nước ngoài để có thẻ xanh. Trong số này thì cán bộ đi công tác là chủ yếu. Còn du học sinh thì tiền lại mang từ VN đi, bố mẹ chu cấp. Các nhà đầu tư ra ngoài cũng mang tiền từ trong nước ra, hầu hết họ chuyển tài sản đến một chỗ an toàn. Tiền họ mang về so với việc họ mang đi chỉ đáng 1/10.

Người Mỹ gốc Việt chống tuyên truyền lịch sử của Hà Nội

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-10-29


Phóng viên Kính Hòa (trái) và chị Triều Giang trong tại studio RFA tháng 10, 2014.  RFA

Tổ chức bảo tồn văn hóa và lịch sử người Mỹ gốc Việt tại Hoa kỳ đang tiến hành cuộc vận động chống lai những tài liệu văn hóa và lịch sử được cho là có mang quan điểm tuyên truyền của đảng cộng sản Việt nam tại Mỹ. Đồng thời Hội cũng đang thực hiện một bộ phim về hành trình của người Việt đến Mỹ trong gần 40 năm qua. Bà Triều Giang, Hội trưởng Hội bảo tồn văn hóa và lịch sử người Mỹ gốc Việt dành cho Kính Hòa một cuộc trao đổi ngắn về vấn đề này.

Bà Triều Giang: Hội được thành lập đến nay đúng mười năm. Việc làm của Hội đúng như tên gọi của nó là bảo tồn lịch sử văn hóa. Khi con em chúng ta đi học ở Hoa kỳ này hay đọc những sách vở viết về chiến tranh Việt nam thì phải nói là đến 80% là sai lệch. Nói về quan điểm thì nó bị ảnh hưởng bởi quan điểm phản chiến, thứ đến là bị ảnh hưởng của chính phủ Việt nam ở bên kia trong vấn đề tuyên truyền của họ. Hội được lập ra để cải thiện nó.

Khi thủ tướng sang Ấn độ lễ phật, tại VN côn an đánh tín đồ Phật giáo Hòa hảo

Tin khẩn từ chị Phạm Thanh Nghiên:
Anh Phạm Bá Hải vừa gọi điện cho tôi biết: Ngày hôm qua, 29 tháng 10 năm 2014, anh cùng một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo là ông Lê Văn Sóc từ Sài Gòn lên Đà Lạt thăm cựu tù nhân lương tâm Dương Âu. Tuy nhiên, công an Lâm Đồng đã huy động một lực lượng khá đông bao vây nhà ông Dương Âu. Khi anh Phạm Bá Hải và ông Lê Văn Sóc ra về và cách thành phố Đà Lạt chừng 10 km thì bị một toán người rất đông đánh đập. Anh Hải khẳng định đây chính là công an mật vụ. Bọn người này đã tách anh Hải và ông Sóc ra và thi nhau đánh đập hai người rất dã man. Khi bị đánh, anh Hải đã chủ động nằm dài ra đất nhưng bọn người này liên tục đấm, đá, đạp anh. Ông lê Văn Sóc cũng chịu hình thức đánh đập tương tự. 

Bọn người này chỉ chịu dừng lại khi có một người đàn ông ăn mặc lịch sự xuất hiện và ra lệnh ngừng đánh(?)
  Sau khi bị đánh đập tàn nhẫn, anh Phạm Bá Hải và ông Lê Văn Sóc trở về khách sạn để sáng hôm sau tiếp tục hành trình đi thành phố Vinh (Nghệ An). Vừa tới sân bay Vinh thì cả hai người lại tiếp tục bị công an Nghệ An vô cớ bắt giữ và đưa về trụ sở An ninh Thành phố. Tại đây, cả hai lại tiếp tục bị tra tấn dã man. Anh Hải cho biết, chiều nay, một tên công an đã thọc hai ngón tay vào lỗ mũi của anh và móc ngược lên trên khiến anh vô cùng đau đớn và thấy ghê tởm trước hành vi tra tấn tưởng chừng không còn được áp dụng trong thời đaị văn minh này. Không những thế, một tên khác còn dí đầu thuốc lá đang cháy vào cổ tay của anh khiến anh bị bỏng. 

Phóng sự: Xóm dân oan Long An - Những con người đấu tranh đơn độc

Chúng tôi có dịp ghé ngang chợ Tuyên Nhơn thuộc huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An vào buổi chiều ngày chủ nhật. Chợ Tuyên Nhơn đông đúc, nhộn nhịp tàu ghe đặc trưng của vùng sông nước. Và điều đặc biệt tại khu chợ này là sự tồn tại của một khu nhà lá sụp xệ mà người dân địa phương gọi đó là “xóm dân oan”. Cái tên gọi đó phát sinh từ việc có hơn 30 hộ dân bị chính quyền giải tỏa nhà cửa một cách bất công và đền bù không hợp lý. Họ không đồng tình với cách làm trái pháp luật của chính quyền sở tại nên đoàn kết cùng nhau đứng lên đấu tranh đòi lẽ phải. Trong cái nhìn của những tiểu thương tại đây, “xóm dân oan” tuy là một xóm nghèo nhưng họ là những người đấu tranh cho chính nghĩa. Và dĩ nhiên, khi chống lại chính quyền, đồng nghĩa với việc họ sẽ bị thiệt thòi về mọi mặt.

Vài hạn chế khi phải ra sống ở nước ngoài: Trường hợp Điếu Cày

Thanh Ton
Dân Luận: Anh Điếu Cày có lợi thế của một người đấu tranh có uy tín, và sau khi ra tù anh chọn con đường cũng rất chuẩn xác là thúc đẩy cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam. Đây là việc trong khả năng của anh, và nếu anh có thể huy động được nguồn lực ở nước ngoài để giúp anh em trong nước thực thi điều này thì đó là đóng góp không hề nhỏ!
Một người yêu nước đấu tranh cho sự nghiệp dân chủ, dân oan, chống giặc ngoại xâm... từng phải chịu tù đày nhiều năm nay lại bị cưỡng xuất ra nước ngoài như anh Điếu Cày có được vài thuận lợi nhưng cũng phải giải quyết rất nhiều khó khăn, hạn chế.
Trước hết đó là anh phải mất khá nhiều thời gian nhằm thích nghi và ổn định cuộc sống như ngôn ngữ, tư cách pháp nhân, những trang bị thiết yếu, chuyện di chuyển, ăn ở, khám chữa bịnh, phong tục tập quán, thời tiết khí hậu, công ăn việc làm, đoàn tụ gia đình, các mối quan hệ... Những việc "linh tinh" mà với nhiều người VN khi đi định cư ở nước ngoài (Việt kiều) với rất nhiều thuận lợi, được chuẩn bị trước... thường cũng phải mất nhiều năm cho việc tái hòa nhập này.
Cứ cho là anh nhanh chóng vượt qua được những chuyện đời thường này và tiếp tục dấn thân ngay, bỏ qua luôn, gác sang bên luôn các bận tâm về gia đình mà chỉ tập trung duy nhất cho lý tưởng vì Dân vì Nước thì anh cũng phải mất khá nhiều thời gian cho việc cập nhật thông tin. Sau hơn 6 năm tù bị cách ly, anh cần phải nhanh chóng nắm lại tình hình kinh tế chính trị xã hội của VN và của cả thế giới, qua tư liệu, báo chí, FB... và qua những mối giao tiếp từ nhiều nguồn, từ đó mới có thể có được những nhận định, quyết định đúng đắn, nhanh nhạy sáng suốt về hướng đi, tầm nhìn... trước mắt và lâu dài một cách độc lập, thích hợp! Bị thúc ép hay nóng vội bỏ qua giai đoạn nầy, anh rất dễ có nguy cơ gặp phải khó khăn trong phân biệt "bạn thù", rồi lại phải giải quyết những ngộ nhận, phát sinh... không loại trừ là sẽ có cả những dàn xếp thủ đoạn, những âm mưu phá hoại ly gián, khiêu khích; hay "tị hiềm ghen ăn tức ở...".

Nông sản sạch, nông sản an toàn và trái tim người Việt…


tony.jpg
Sau khi nghe lời Tony, nhiều bạn trẻ thôi nằm rũ rượi ở thành phố chờ xin người ta cho việc nữa, đã về quê và mở các nông trại chăn nuôi/trồng trọt. Hiện tại các bạn đã có sản phẩm và đầu ra rất khó khăn. Giao thông còn khó, chi phí vận chuyển cao (đợt trước chuyển 500kg hồng từ Đà Lạt về TP HCM xe Phương Trang lấy 1 triệu, tức 2000 đồng/kg cho đoạn đường 300km, chưa kể bốc xếp, vận chuyển từ vườn ra bến và từ bến về cửa hàng). Nhưng như bài toán khó, mình tách ra, giải từng vế một, cuối cùng cũng xong các bạn à. Chứ ai cũng nghĩ thôi sao làm được, hoặc có làm thì cũng không giải quyết được cái gốc, và kết quả là không ai làm. Nhiều bạn nói thôi để con cày xới lên luôn chứ thương lái vô vườn trả có 500 đồng/kg, trả giá kiểu “cho vui”, vì họ thừa biết công hái là đã cao hơn giá này rồi, còn tiền giống, tiền phân nữa….
Các bạn thuộc nhóm tình nguyện CLB con dượng đã được thành lập, trước mắt CHỈ HỖ TRỢ các bạn sx thuộc CLB vì lỡ nghe theo lời Tony mà đi sản xuất, giờ “bắt đền”, chứ chưa giúp người ngoài được. CLB con dượng đã mua cà chua với giá 5000 đồng/kg, cao gấp 5-10 lần các thương lái, để các bạn còn có lời mà phấn khởi làm tiếp. Rất may là 1 tấn/ngày đã được bà con tp HCM hỗ trợ tiêu thụ rất tốt.
Có nhiều lăn tăn về việc cà chua này sạch hay không sạch và có người còn chửi bới dè bỉu các bạn trẻ nữa, hôm qua thấy các bạn đi bán vừa, vừa khóc vừa cười. Cười vì bán được hàng. Khóc vì miệng lưỡi…của những người ác còn sót lại.

Đâu là nguyên nhân mọi yếu kém của người Việt

Vương Trí Nhàn
Trên FB Nhân Thế Hoàng, hôm nay 30-10-2014, tôi đọc thấy đoạn văn sau đây:
untitled_8.jpg
Xin ghi nhanh ở đây mấy suy nghĩ của bản thân tôi về chuyện này:
Lịch sử vấn đề
Nhiều thói hư tật xấu ở người Việt mà chúng ta mới phát hiện, theo tôi, đã có từ thời trung đại, từ thế kỷ XIX về trước.
Khi làm chuyên mục những lời cảnh tỉnh của người xưa, đăng trên TTVH hồi 2005-2007 và sau có đưa vào blog cá nhân, tôi chủ yếu lấy ý kiến của các nhà trí thức VN đầu thế kỷ XX.
Đối tượng phê phán của họ là cách sống cách suy nghĩ làm ăn của người Việt trước khi bước sang thời hiện đại, tức là trước khi chuyển qua thời Pháp thuộc. Bản thân các trí thức này sở dĩ có cái nhìn sáng suốt đó cũng là sau khi theo học ở các nhà trường người Pháp mới mở, có được cách nhìn cách nghĩ của phương Tây.
Từ sau 1945, yếu tố tự phê phán trong tư duy người Việt ngày càng thui chột, các trí thức được đào tạo sau cách mạng khi suy nghĩ về người Việt chủ yếu làm nổi bật các mặt tích cực trong tính cách người Việt. Để làm gì? Để động viên người ta đi đánh giặc.

Dành lại tương lai Hong Kong

Joshua Wong Chi-Fung, The New York Times
Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ
Đêm thứ ba đánh dấu tròn một tháng kể từ ngày cảnh sát Hồng Kông tấn công những người biểu tình ủng hộ dân chủ ôn hòa bằng hơi cay và bình xịt tiêu, một hành động vô tình xui khiến hàng ngàn người khác tràn ra chiếm các đường phố để đòi quyền tự do bầu cử các lãnh đạo của Hồng Kông.
Tôi bị cảnh sát bắt vào hôm đó, ngày 28 tháng 9, vì đã tham dự trong một hành động bất tuân dân sự do sinh viên dẫn đạo ở phía trước trụ sở chính của chính phủ. Tôi đã bị giam trong 46 giờ, cắt đứt khỏi thế giới bên ngoài. Khi tôi được thả ra, tôi rất cảm động khi thấy hàng ngàn người tụ tập đòi hỏi dân chủ trên các đường phố. Từ lúc ấy, tôi biết rằng thành phố đã mãi mãi đổi thay.

Một bước nhỏ nhưng là một bước tiến quan trọng

Thục Quyên
Tin Điếu Cày được trả tự do và bị trục xuất khỏi Việt Nam đáng lý không được phép là hai mặt dĩ nhiên của một chiếc mề đay, nhưng kinh nghiệm với nhà nước Cộng sản Việt Nam cho thấy nó đã thành một hiện tượng quen thuộc: tù nhân lương tâm chỉ được thả ra để chết như nhà giáo Đinh đăng Định, như Huỳnh Anh Trí, hoặc may mắn hơn để sống sót nhưng phải rời bỏ quê hương như Cù Huy Hà Vũ, như Điếu Cày.

Tôi được tin anh Điếu Cày tới Los Angeles khi mình đang ở Samarkand, thành phố cổ kính hơn 2750 năm tuổi của Uzbekistan, trung tâm quan trọng trên Con Đường Tơ Lụa, con đường thương mại vĩ đại đầy thần thoại giữa Trung Quốc và khu vực Địa Trung Hải qua tới Âu Châu, Hàn quốc, Nhật Bản, từ thế kỷ 2 TCN tới thế kỷ 17. Không khí cởi mở và thân thiện với du khách cũng như đầy màu sắc tươi vui của người dân xứ Hồi giáo này nhắc tôi nhớ lại Iran của những năm trước thời điểm Hồi giáo trở thành cực đoan, và làm dịu bớt nỗi bực mình thường trực của tôi khi bị nghe du khách ngoại quốc một mực khen ngợi Việt Nam như một nước du lịch đẹp và nhất là RẺ mà chẳng biết gì về những lầm than của con người đang sống tại xứ sở được gọi là "đẹp và rẻ" ấy.

Trong vai trò một  du khách, tôi nhớ ra là tầm nhìn của tôi chắc chắn chỉ có thể phiến diện nếu không có những người dân bản xứ thông minh và yêu nước, yêu dân tộc mình, giới thiệu và hướng dẫn.

HUYỀN THOẠI ĐU DÂY

 Đào Hiếu

du day 02Khi người ta nói Việt Nam đang đu dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thì sự ví von ấy hàm ý liều lĩnh, bắt cá hai tay, muốn chơi với cả hai bên mà lại không thật lòng với bên nào. Có nghĩa là cà chớn. Và như thế thì rốt cuộc chẳng được gì. Sẽ trơ trọi, sẽ đơn độc. Và trò “đu dây” ấy sẽ rất nguy hiểm.
Nhưng trên thực tế Việt Nam có đu dây không?
Người đu dây là một người tự tin, dũng cảm, mạnh mẽ và tài năng. Nhưng đứng trước Trung Quốc và Mỹ thì chính quyền Việt Nam không hề có các tố chất ấy.
-Không tự tin vì mặc cảm nước nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu. Trước đây Việt Nam huênh hoang là “đánh thắng ba đế quốc sừng sỏ”. Nay thì tự ti đến nỗi một ông bộ trưởng Tàu sang Việt Nam để “kêu gọi đứa con hoang trở về” mà chính quyền cứ im thin thít.
-Không dũng cảm vì nó giết ngư dân mình mà mình còn sợ phạm huý, chỉ dám gọi nó là “tàu lạ”. Nó đổ quân chiếm đảo của mình mà mình lại ra lệnh không được kháng cự để đến nỗi bị nó bắn tan xác 65 chiến sĩ hải quân ở Gạc Ma chỉ trong vòng mấy phút.
-Không mạnh mẽ vì vũ khí thời chiến tranh để lại thì đã rỉ sét, vũ khí mới mua thì lèo tèo vài ba cái làm kiểng, và nạn tham nhũng tràn lan, quanh năm lo vơ vét ăn chặn, cắt xén, rút rỉa ngân sách, còn chí khí đâu mà đánh giặc?

Chỉ vì bố tôi muốn được sống trong sự thật

Trần Thị Cẩm Thanh
tran_xanh.jpg
Ông Trần Xanh là bố tôi, ông là nhân chứng của sự thật trong chiến tranh và vì vậy mà mạng sống của ông và gia đình bị bách hại, đặc biệt là từ sau năm 1999, khi ông viết lá đơn này để trình bày và bảo vệ sự thật một cách ôn hòa, chính quyền đã bày binh bố trận tổ chức tấn công ông và gia đình nhằm mục đích giết người diệt khẩu.
Năm 2001 chính quyền địa phương tỉnh Hà Tĩnh đã thản nhiên đuổi gia đình ông ra khỏi quê và cướp đất ở của ông để làm sổ đỏ cho những người khác.
Ở Hà Nội, nơi ông đang ở thì sớm hơn, năm 2000 thì chính quyền tổ chức đánh đập ông và gia đình, họ không lấy đi sổ đỏ của ông cho người khác như ở quê hương Hà Tĩnh nhưng họ thủ đoạn hơn, họ thản nhiên bố trí tội phạm đến đánh đập ông được ăn ở, sinh hoạt, đi lại và làm dịch vụ trong vườn ông để làm nhục ông, nhằm hành hạ ông để ông sớm trở thành người tiên cổ.
Ông chấp nhận sự đơn độc và dấn thân làm chứng cho sự thật, bảo vệ lịch sử.

Liệu Cung Ứng Dịch Vụ Có Thể Thay Cho Vai Trò Của Công Nghiệp Chế Biến Được Không?

Dani Rodrik
Đỗ Kim Thêm dịch
Những thảo luận trên bình diện toàn cầu về tình trạng tăng trưởng tại các nước đang phát triển đã thay đổi triệt để trong thời gian gần đây. Những quảng bá ồn ào và các khích động trong những năm qua về triển vọng sẽ nhanh chóng bắt kịp các nền kinh tế tiên tiến đã không còn nữa. Có ít các nhà phân tích nghiêm túc vẫn còn tin là sự hội nhập kinh tế đầy ngoạn mục của các nước châu Á, và ít ngoạn mục hơn của các nước châu Mỹ La tinh và châu Phi, sẽ được duy trì trong những thập niên sắp tới. Mức lãi suất thấp, giá thương phẩm cao, tốc độ toàn cầu hoá nhanh, tình hình ổn định sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tất cả các yếu tố để hỗ trợ cho thời kỳ đặc biệt này dường như không còn tiếp tục tồn tại nữa.
Một kế hoạch thứ nhì cần thực hiện đã mờ dần: Các nước đang phát triển cần có một mô hình mới về tăng trưởng. Vấn đề không phải chỉ là các nước này cần tự từ bỏ lệ thuộc vào các luồng vốn tư bản ngoại nhập luôn biến động và sự bùng nổ trong thị trường thương phẩm, hai hiện tượng này thường dẫn tới tình trạng tổn thương và khủng hoảng. Quan trọng hơn, tiến trình công nghiệp hoá tập trung cho xuất khẩu, một đường hướng chắc chắn đem lại thịnh vượng trong lịch sử, dường như đi vào giai đoạn cuối.

Vài hạn chế khi phải ra sống ở nước ngoài.

Thanh Ton
Một người yêu nước đấu tranh cho sự nghiệp dân chủ, dân oan, chống giặc ngoại xâm... từng phải chịu tù đày nhiều năm nay lại bị cưỡng xuất ra nước ngoài như anh Điếu Cày có được vài thuận lợi nhưng cũng phải giải quyết rất nhiều khó khăn, hạn chế.
Trước hết đó là anh phải mất khá nhiều thời gian nhằm thích nghi và ổn định cuộc sống như ngôn ngữ, tư cách pháp nhân, những trang bị thiết yếu, chuyện di chuyển, ăn ở, khám chữa bịnh, phong tục tập quán, thời tiết khí hậu, công ăn việc làm, đoàn tụ gia đình, các mối quan hệ... Những việc "linh tinh" mà với nhiều người VN khi đi định cư ở nước ngoài (Việt kiều) với rất nhiều thuận lợi, được chuẩn bị trước... thường cũng phải mất nhiều năm cho việc tái hòa nhập này.
Cứ cho là anh nhanh chóng vượt qua được những chuyện đời thường này và tiếp tục dấn thân ngay, bỏ qua luôn, gác sang bên luôn các bận tâm về gia đình mà chỉ tập trung duy nhất cho lý tưởng vì Dân vì Nước thì anh cũng phải mất khá nhiều thời gian cho việc cập nhật thông tin. Sau hơn 6 năm tù bị cách ly, anh cần phải nhanh chóng nắm lại tình hình kinh tế chính trị xã hội của VN và của cả thế giới, qua tư liệu, báo chí, FB... và qua những mối giao tiếp từ nhiều nguồn, từ đó mới có thể có được những nhận định, quyết định đúng đắn, nhanh nhạy sáng suốt về hướng đi, tầm nhìn... trước mắt và lâu dài một cách độc lập, thích hợp! Bị thúc ép hay nóng vội bỏ qua giai đoạn nầy, anh rất dễ có nguy cơ gặp phải khó khăn trong phân biệt "bạn thù", rồi lại phải giải quyết những ngộ nhận, phát sinh... không loại trừ là sẽ có cả những dàn xếp thủ đoạn, những âm mưu phá hoại ly gián, khiêu khích; hay "tị hiềm ghen ăn tức ở...".

Thịt chó có mùi lạ

Nguyễn Quang

Thịt chó, từ rất lâu, được coi là quốc hồn quốc túy, món thịt giàu đạm chữa được bệnh thối mồm này thậm chí đã đi vào ca dao dân gian được ngân nga bởi các anh bợm nhậu:
Sống ở đời, ăn miếng dồi chó
Chết xuống âm phủ, biết có hay không?
Đủ biết, thịt chó là món ăn đặc sản ở các làng quê Việt Nam.
Ở quê tôi, cứ có giỗ chạp thì hay thịt chó, nhà giàu thì chơi cả con, nhà nghèo thì đánh đụng, tức hai hay ba nhà họ hàng chung tiền mua một con, con chó đó có thể của chính một trong những nhà đó, thế là hò nhau trói vào rồi cắt tiết, ôm bó rơm để thui, phụ nữ ra vườn đào sả đào riềng hái rau hái ớt.
Chó thịt, ở Việt Nam thường được mua gom từ các làng quê, nhưng rất ít, chỉ những nhà rất túng tiền kiểu chị Dậu mới phải bán chó, còn họ hay để đánh đụng, hoạc bán cho họ hàng để đánh đụng, (đánh đụng là mỗi nhà trả 1 phần tiền để mua 1 phần thịt chó, mọi người cùng xùm vào làm thịt ăn chia rất vui).
Như quê tôi, số người bán chó gần như không có.
Chó thịt lại chưa được nuôi đại trà cho tới thời điểm này, vì nhiều lí do, tất nhiên cho nuôi đại trà được, Hổ còn nuôi đc nữa là chó, nhưng chủ yếu với giá thịt chó hiện tại, người nuôi kiểu công nghiệp sẽ lỗ.
Vì chó không lớn nhanh như lợn, cắn nhau và sủa đàn gây tiếng ồn kinh khủng, cộng với tiêm chủng khá khắt khe và nguồn thức ăn khá khảnh, chúng không ăn cám công nghiệp được như lợn và lớn rất chậm. tôi đã xem một clip họ phải nhồi cám công nghiệp vào họng chó như nhồi vịt.
Và rất dễ bị nhiễm bệnh, người nuôi chó cỏ để thịt gần như cầm chắc lỗ.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"