Trung Cộng đang thăm dò phản ứng của Mỹ. Sau chuyến đi của Tổng Thống
Obama ở Đông Nam Á, nhằm thiết lập quan hệ an ninh chiến lược vùng với
các nưóc Nhật, Phi, Mã Lai v.v…Sự kiện này đã làm cho Trung Cộng cãm
thấy bị bao vây, đe doạ. Viễn ảnh bị mất đi ảnh hưởng về quân sự, kinh
tế đối với các quốc gia Đông Nam Á đã làm cho Trung Cộng nổi giận. Quyết
định đưa giàn khoan dầu xâm phạm lãnh hải Việt Nam, ra mặt gây hấn với
Việt Nam là một quyết định rất gấp của Trung Cộng ngay sau khi Obama về
lại Hoa Kỳ. Thực tế vừa nhằm để bày tỏ phản ứng của Trung Cộng với Mỹ,
vừa từng bước lấn sân “xâm chiếm” lãnh hải Việt Nam.
Nói cách khác, Trung Cộng đang tính kế “giết gà doạ khỉ”. Quan điểm
cánh diều hâu của Trung Cộng có lẽ cho là Mỹ chỉ tháo cáy thôi. Vì Mỹ
không có khả năng bao sân ở Đông Nam Á và không thể tranh dành ảnh hưởng
với Trung Cộng. Tuy nhiên, phản ứng của Mỹ trong thời gian gần đây cho
thấy có thể Trung Cộng đang tính sai nước cờ.
Trong bài diễn văn đọc trước các tân sĩ quan của trường West Point,
Obama đã phát biểu sơ lược về quan điểm chiến lược của Mỹ ở Đông Nam Á.
Obama cho biết “các xung đột ở biển Đông có thể ảnh hưởng đến quan hệ
của Mỹ với các nước đồng minh, vì vậy quân đội Mỹ phải đặt trong tình
trạng sẳn sàng chiến đấu”. Nhấn mạnh đến các căng thẳng ở biển Đông,
Obama cho biết “Hoa kỳ không chủ trương dùng sức mạnh quân sự để giải
quyết các bất đồng trong vùng Thái Bình Dương. Tuy nhiên Mỹ ủng hộ quan
điểm của các quốc gia đồng minh, trong hướng giải quyết tranh chấp về
lãnh hải với Trung Cộng. Và mong muốn các bất đồng này nên giải quyết
theo chiều hướng tuân thủ luật lệ của quốc tế.”
Dĩ nhiên, đồng minh của Mỹ không có Việt Nam, vì vậy nếu Trung Cộng
có “giết gà doạ khỉ” thì Mỹ cũng không thể phản ứng tích cực được. Trừ
khi Trung Cộng xâm chiếm lãnh hải của Phi Luật Tân như đã làm với Việt
Nam, Mỹ bị ràng buộc bởI thoả ước an ninh hổ tương Mỹ-Phi nên quân đội
Mỹ có thể phải có thái độ. Việc gây hấn này thì Trung Cộng chưa dám ra
mặt, vì Trung Cộng không phải là đối thủ của Mỹ. Tuy nhiên, hăm he giết
con gà “Việt Nam” để doạ Phi, Nhật và cả Mỹ nữa, có thể Trung Cộng đang
tính toán.
Nếu Trung Cộng tấn công Việt Nam ở phiá Bắc thì không phải là thượng
sách. Một mặt trận xâm lược của nước lớn ăn hiếp nước nhỏ sẽ đẩy Trung
Cộng vào thế bị quốc tế cô lập, bị tảy chay và sẽ phảI trả giá rất đắt.
Khi súng nổ ở biên giới phiá Bắc hay máu đổ trên biển Đông, Trung Cộng
đã vô hình chung tách Việt Nam ra khỏi qủi đaọ của trục các nước Cộng
Sản. Các đảng viên lãnh đạo cộng sản Việt Nam thân Trung Cộng sẽ bị đặt
vào tình thế phải chống lại Trung Cộng, nếu muốn có đường sống. Cho dù
có dạy cho Việt Nam một bài học đẫm máu, Trung Cộng cũng sẽ bị quốc tế
lên án, bị các quốc gia Đông Nam Á xa lánh, bị nghi ngờ tham vọng bành
trướng, và sẽ đẩy các nước này đoàn kết thành một khối, chống lại Trung
Cộng về lâu dài.
Về áp lực kinh tế, giao dịch Việt Nam và Trung Cộng năm 2013 đạt hơn
50 tỷ đollars. Các quốc gia nằm trong ASEAN, thương mai cả khối với
Trung Cộng trong năm 2013 cũng đã lên đến hơn 450 tỷ đollars. Một cuộc
xâm lăng Việt Nam bằng quân sự có thể gây tác động phẩn nộ, mà hậu quả
là hơn 500 tỷ đollars hàng xuất khẩu có thể bị đình động. Tác động này
đánh lên tình hình kinh tế xuất khẩu của Trung Cộng, sẽ là đòn cân não
làm Trung Cộng phải suy tính hơn thiệt về hậu qủa của nó. Với dân số
trên 1 tỷ rưởi, Trung Cộng có thể hy sinh mạng người Tàu như rơm rạ.
Nhưng mất đi một số tiền khổng lồ, 500 tỷ đollars về mậu dịch, thì có
thể gây ra biến động kinh tế ngay trên chính đất nước Tàu. Thực tế, kẻ
thù của đảng CS Trung Cộng chính là nhân dân Trung Quốc, những nạn nhân
của chế độ độc tài toàn trị. Họ chỉ chờ cơ hội để bùng nổ. Một tác động
kinh tế mạnh mẽ, ảnh hưởng trực tiếp đến ‘nồi cơm” có thể dẫn đến cuộc
cách mạng “Tàu” bất ngờ.
Đó là chưa kể khối quân sự “NATO” Á Châu có thể sẽ nhanh chóng thành
hình, vì hậu quả của tham vọng và chính sách hiếu chiến Trung Cộng. Và
việc này, Trung Công hoàn toàn không muốn thấy nó xảy ra.
Gần đây dư luận cho thấy có chỉ dấu Mỹ đang chuẩn bị vận động thành
lập khối An Ninh Quân Sự Thái Bình Dương, một hình thức quân sự giống
như NATO ở Âu Châu để ngăn chận ảnh hưởng của Trung Cộng. Mặc dù vẫn còn
trong vòng bí mật, nhưng thông tin trên một số báo chí cho biết khối
này gồm các quốc gia như Úc, Nhật, Phi và có khả năng Singapore và Thai
Land cũng được mời tham dự. Mặc dù Mỹ đang ráo riết vận động thêm Mã Lai
tham gia, nhưng không đề cập đến vai trò của Việt Nam. Sự kiện không có
Việt Nam trong danh sách vận động tham gia khối An Ninh Quân Sự, có thể
vì Việt Nam bị kẹt cứng bởi chiến lược “ba không”. Đó là chưa kể áp lực
của Trung Cộng đang đè nặng lên lãnh đạo Hà Nội, buộc họ phải đứng
ngoài vòng khối quân sự này, nếu không muốn bị Trung Cộng ra mặt tấn
công.
Có lẽ những vận đồng ngầm của Washington đã làm cho Trung Cộng lo
ngại. Phát biểu của Tập Cân Bình tại Shangri-La có tính răn đe về nổ lực
này. Trung Cộng đang lo sợ, bị áp lực nặng nề và có thể đơn độc, trở
thành kẻ thù của tất cả các nước láng giềng ở Đông Nam Á trừ Bắc Hàn,
Miên và Lào. Để rơi vào tình trạng “mãnh hổ nan địch quần hồ” là những
điều mà con cháu Tần Thủy Hoàng không muốn thấy trở thành nạn nhân.
Đỗ Thành Công