Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Tại sao Phạm Văn Đồng ký công hàm bán nước?

Đỗ Thành Công
ho-dong 
Sau khi Trung Cộng chính thức công bố chủ quyền lãnh hải là 12 hải lý, bao gồm luôn các quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và Trường Sa (Nansha) của Việt Nam vào ngày 4 tháng 9 năm 1958 (1), thì 10 ngày sau đó, ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Bắc Việt Nam, ông Phạm Văn Đồng, đã gửi công hàm đến Thủ tướng Chu Ân Lai, xác nhận chủ quyền Trung Cộng đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nội dung bức công hàm Thủ tướng Bắc Việt Nam, Phạm Văn Đồng viết như sau “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958”.
Đồng thời, trước đó, tháng 6 năm 1956, Phó thủ tướng Việt Nam, ông Ung Văn Khiêm, thay mặt Bắc Việt Nam, cũng đã tuyên bố với phiá Trung Cộng: “…Theo các tài liệu lịch sử từ phía chúng tôi (Việt Nam), đảo Xisha (Hoàng Sa) và Nansha (Trường Sa) thuộc về vùng đất lịch sử của quý quốc (Trung Quốc)”.
Như vậy, tổng kết hai sự kiện trên cho thấy Hà Nội, trong thời gian nhận viện trợ của Bắc Kinh để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, đã muối mặt, phản bội Tổ quốc, nhượng đi một phần lãnh thổ Việt Nam cho mưu đồ của Đảng CSVN. Điều này cũng khẳng định, công hàm “bán nước” của Phạm Văn Đồng không phải là quyết định độc xuất, tự tung tự tác do cá nhân ông Phạm Văn Đồng, và tuyên bố của Ung Văn Khiêm, nếu có theo như cáo buộc của Bắc Kinh, cũng không phải là tự phát. Tất cả hai sự kiện, đều chính do quyết định của Chính Trị Bộ đảng CSVN.
Trong khi ông Ung Văn Khiêm chỉ xác nhận bằng miệng, không có chứng từ thì công hàm của ông Phạm Văn Đồng là văn thư “giấy trắng mực đen”, không thể phủ nhận hay chạy tội hành vi bán nước, phản bội lại Tổ quốc Việt Nam của đảng CSVN. Sau khi ra công hàm bán nước, một năm sau đó, tháng 10 năm 1959, ông Đồng đã đi Bắc Kinh. Cuộc viếng thăm của ông Đồng không ngoài mục đích ngửa tay xin tiền viện trợ của Bắc Kinh. Như vậy, có thể nghi ngờ, động cơ chính ký văn thư bán nước của đảng CSVN, là dọn đường cho chuyến đi Bắc Kinh của ông Phạm Văn Đồng sau đó, nhằm xin xỏ, cầu cạnh để nhận được tiền viện trợ từ Trung Cộng một cách tốt đẹp.
Tại Bắc Kinh, Phạm Văn Đồng đã năn nỉ Chu Ân Lai viện trợ quân sự và gửi một đoàn cố vấn quân sự đến giúp Việt Nam (2). Khi phái đoàn chuyên gia quân sự Trung Cộng đến Việt Nam, Phạm Văn Đồng đã ba lần, khẩn khoản đề cập đến nhu cầu xin viện trợ và cho biết là Hà Nội đặt hết niềm tin ở Bắc Kinh. Tháng 1 năm 1960, đảng CSVN đề ra kế hoạch ngũ niên (1961-1965). Để thực hiện kế hoạch ngũ niên, Hà Nội lại cử Phạm Văn Đồng qua Bắc Kinh, bị gậy mượn nợ. Tổng số tiền Phạm Văn Đồng cần vay từ Bắc Kinh là 500 triệu Nhân Dân Tệ. Lúc đó, Chu Ân Lai đã trả lời với Đồng, Bắc Kinh có thể cho CSVN mượn hơn số tiền đó (3). Năm 1961, một năm sau, khi Mỹ gia tăng các hoạt động quân sự ở miền Nam, Hà nội lại cử Phạm Văn Đồng sang Bắc Kinh để cầu cạnh, xin thêm viện trợ quân sự.
Như vậy, Phạm Văn Đồng, thay mặt đảng CSVN ký công hàm bán nước, công nhận chủ quyền của Bắc Kinh trên hai hòn đảo Trường Sa và Hoàng Sa năm 1958, là để được sự thuận thảo của Trung Cộng trong việc xin viện trợ quân sự trong năm 1959, và sau đó, dọn đường để mượn số tiền nợ 500 triệu nhân dân tệ trong năm 1961, cho kế hoạch ngũ niên (1961- 1965) của CSVN. Không có một con số chính xác, tổng kết tiền viện trợ quân sự của Bắc Kinh cho Hà Nội trong năm 1959. Nhưng con số nợ 500 triệu nhân dân tệ Bắc Kinh cho Hà Nội mượn và cùng với phí tổn viện trợ quân sự trong năm 1959, một năm sau khi Hà Nội ký công hàm bán nước, có thể lên đến cả tỷ nhân dân tệ.
Theo tiết lộ của Hà Nội, bình quân trong 20 năm chiến tranh, Liên Xô, Trung Quốc, và vài nước xã hội chủ nghĩa, đã viện trợ quân sự cho Hà Nội, qui ra thành tiền là 7 tỉ dollars. Nếu thông tin này đáng tin cậy, thì như vậy, mỗi năm Trung Quốc chỉ có thể viện trợ quân sự cho Hà Nội khoảng chừng 200 triệu dollars (4).
Có thể nói, Trường Sa và Hoàng Sa, đã bị Đảng CSVN “bán” cho Bắc Kinh, qua công hàm của Phạm Văn Đồng, với giá rất bèo, chưa tới một tỷ nhân dân tệ.
© Đỗ Thành Công
© Đàn Chim Việt
——————
(1) DECLARATION OF THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA ON THE TERRITORIAL SEA
(Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People’s Congress on 4th September, 1958)
The People’s Republic of China hereby announces:
This width of the territorial sea of the People’s Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People’s Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China. http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm
(2) Zhou’s meeting with Pham Van Dong, Oct. 17, 1959 , Zhou nianpu
(3) Zhou’s talk with Pham Van Dong, May 11, 1960 (ibid, 316-17)
(4) Đặng Phong, 5 đường mòn Hồ Chí Minh, NXB Tri Thức tr 120

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"