Nguyễn Trung Tôn
Cuộc sống trong nhà giam và những “luật” ngầm
Chiều ngày 25 tháng chạp tôi nhận được 0,5 kg thịt lợn kho, một chậu nhựa, một khăn mặt, một bàn chải đánh răng, một chăn một màn và 4 bộ quần áo do vợ tôi gửi vào. Tuấn; trưởng buồng vệ sinh cầm phiếu nhận đồ và nhận hàng tới cho tôi ký nhận. Nhưng riêng quần áo thì chỉ cho tôi nhận 2 bộ, còn đâu họ cất vào kho của nhà giam, vì theo quy định thì mỗi bị can chỉ được mang vào buồng giam 2 bộ quần áo dài, 2 bộ quần áo lót và 2 áo ấm. Đã gần một tuần tôi mặc nhờ quần áo của A Lào, rất may là vợ tôi đã kiệp thời gửi quần áo vào. Tôi mong mãi chẳng thấy có giấy lưu ký vợ gửi tiền. Tôi hơi buồn, vì đã ăn nhờ của anh em cả tuần trời, nay vợ vào thăm nuôi, nhưng lại chẳng gửi cho đồng nào để có mà san sẻ với anh em.
Tối hôm đó thấy tôi than thở về chuyện đó. Toàn động viên tôi: Anh không phải buồn, chắc lần đầu vợ anh đi thăm nuôi tù nên chưa có kinh nghiệm, hơn nữa có khi còn phải đi hỏi thăm chỗ này chỗ khác nên không còn tiền. Tôi nói với Toàn: Tôi hiểu điều đó nhưng thực sự thấy nể mấy anh em quá. Anh em cũng khó khăn, cảnh tù tội thiếu thốn, nay tôi vào buồng mà chẳng san sẽ gì cho anh em được, lại còn ăn nhờ, mặc nhờ thế này khó nghĩ quá! Toàn bảo tôi: anh yên tâm đi, chắc lần sau vợ anh vào sẽ khác, lần này chưa có kinh nghiệm thôi! Cũng đã gần một tuần tôi không có gối để gối đầu, nên phải mượn cái túi tư trang của A Lào để gối tạm. A Lào chầm chậm nói với tôi: Hôm này anh Tôn có quần áo rồi, anh xem có cái quần nào không mặc tới đưa đây, em cắt và may cho anh cái vỏ gối. Tôi ngạc nhiên hỏi A Lào: Quần thì có những làm sao để cắt, may được, trong khi mình không có dao, kéo, kim chỉ thì làm sao mà may được? A Lào nói: Anh cứ đưa một cái quần dài ra đây em có cách làm cho. Tôi lấy một quần vài thô đưa cho A Lào, nhờ cậu làm giúp tôi chiếc vỏ gối. A Lào lấy quần, đo xong, cậu tì vào cạnh bục năm, đẩy đi kéo lại để cắt hai ống quần ra, rút các sợ vải của quần quấn lại để làm chỉ. Cậu bè một cái xương của chiếc quạt kè, mài nhọn một đầu, đầu kia cậu kéo léo dùng móng tay, lách ra nó ra để dắt chỉ vào, cần mẫn khâu từng mối chỉ một. và chỉ sau hai buổi tối A Lào đã làm xong cho tôi một chiếc vỏ gối xinh xắn, tôi gấp quần áo và tư trang cá nhân lại, bỏ vào đó để làm gối cho mình, chiếc vỏ gối này đã theo tôi suốt cả 2 năm tù. Trong khi A Lào may vỏ gối cho tôi, Toàn tranh thủ bay cho tôi kinh nghiệm để khi nếu có cơ hội gặp thân nhân, tôi sẽ biết cách phải làm sao. Toàn nói: Hầu hết các bị can khi gặp thân nhân đều phải có quà biếu cán bộ. Nếu được gặp thân nhân mà không có quà biếu quản giáo thì sẽ bị quản giáo gây khó khăn trong thời gian bị tạm giam. Tôi hỏi Toàn: Mình gặp người nhà mà gặp qua lưới thì làm sao có thể lấy tiền để đưa cho cán bộ được? Toàn dặn: Các cán bộ quản giáo có mối quan hệ với các quán nước ngoài cổng trại. Khi gặp người nhà, chúng ta chỉ cần dặn người nhà là bỏ vào phong bì 500.000 hay 1.000.000 đồng tùy khả năng. Mang ra quán nước bà Anh hay bà Lan ở cổng trại, ghi rõ là thân nhân của bị can nào, gửi cho cán bộ tên gì. Như vậy khi hết giờ làm việc, quản giáo sẽ ra quán nước nhận quà, làm vậy là yên tâm. Nếu muốn gặp người thân lâu thời gian một chút thì nhớ bảo người nhà đưa cho cán bộ trực thăm gặp ít nhất 200.000 đồng, biếu cho cả 2 người một người giám sát bên ngoài, một người dẫn giải mình trực bên trong. Nếu không có tiền biếu họ thì thời gian gặp chỉ được mấy phút là họ bắt mình vào rồi. Toàn còn nói: Nếu không có nhiều tiền thì không cần gửi lưu ký cũng được, nhưng trước hết phải yêu tiên gửi quà biếu cán bộ quản giáo. Nếu gửi biếu cán bộ 500.000 trở lên thì hãy gửi ở ngoài quán nước, còn nếu dưới 500.000 thì gửi trực tiếp cán bộ giám sát thăm gặp, họ sẽ đưa cho quản giáo mình thôi.
Tôi hỏi Toàn: Nếu thăm gặp gia đình mà không có quà cho cán bộ thì sao? Toàn nói: Nếu gặp gia đình mà không có quà cho cán bộ thì sẽ bị đì. Có thể sẽ bị chuyển xuống buồng Si bi ri. Tiền gia đình gửi vào, mình có mua hàng cũng chưa chắc đã được ăn. Tôi hỏi: sao lại thế? Toàn nói: Nếu cán bộ quản giáo ghét mình rồi thì khi mình mua lưu ký về tới buồng giam, đương nhiên hàng đó không còn là của riêng mình mà là của cả buồng. Cán bộ sẽ bắt mình chuẩn bị tư trang, chuyển đi buồng khác. Hàng mình vừa mua sẽ không được mang đi. Như vậy mình có tiền cũng chẳng được ăn. Hoặc cán bộ chuyển mình tới buồng Si bi ri, cho ở chung với những người không có lưu ký. Mình có được mấy trăm mà cả buồng cùng ăn chung thì chỉ được một hai hôm sẽ hết. Vì vậy mình phải ưu tiên biếu quà cho cán bộ, cán bộ sẽ xếp mình vào buồng mà anh em sàn sàn đều có lưu ký cả thì đỡ khổ. Anh mới vào không biết đấy, buồng 10 bên cạnh mình đây này, cả buồng không ai có lưu ký, đến muối bột canh còn chẳng có mà ăn, khổ lắm. Tôi hỏi Toàn: vậy tôi thấy buồng mình 3 anh em đã có ai gặp gia đình và biếu quà cho cán bộ chưa? Tôi thấy buồng mình hình như cũng được cán bộ quan tâm. Hàng ngày đều cho thuốc lào hút, nước nôi cũng thấy đủ dùng, cuộc sống tù tuy hơi thiếu thốn nhưng như thế này là cũng chấp nhận được. Toàn nói: A Lào cũng đã biếu cán bộ hai lần mỗi lần 500.000 rồi, thằng Hùa cũng đã gửi biếu cán bộ một lần rồi. Còn tôi thi gia đình đã làm cơ chế 3 triệu để tôi lên buồng vệ sinh rồi, nhưng vì mới treo cổ tự tử ở nhà giam huyện, nên ban giám thì chỉ đạo phải giam ở buồng này có Ca me ra để theo dõi, chắc khi thấy ổn định thì cán bộ sẽ chuyển tôi lên buồng vệ sinh. Bây giờ tôi tạm ở đây, nhưng tiêu chuẩn của tôi là tiêu chuẩn vệ sinh, nên cán bộ phải cấp thuốc lào đủ để tôi hút, nước tắm và nước uống cũng đảm bảo hơn. Tôi nói: Vậy là tôi vào đây, được hưởng xái của anh em rồi! Tôi chưa có tiền lưu ký, cũng chưa có quà cho cán bộ mà được ở thế này là cũng tốt. Toàn nói: Anh là đối tượng chính trị, cần phải theo dõi, nên buộc cán bộ phải nhốt ở buồng này. Chắc anh không bị chuyển đi buồng khác đâu. Cứ yên tâm, trường hợp của anh không phải cán bộ quản giáo muốn nhốt đâu thì nhốt đâu. Anh là trường hợp đặc biệt nên cán bộ quản giáo muốn chuyển anh đi buồng khác thì phải xin ý kiến của bạn giám thị. Tôi nói với Toàn: Anh em thì làm cơ chế hay biếu quà cáp cho quản giáo chứ tôi thì tôi không làm vậy đâu mà nhà tôi cũng chẳng có tiền để làm như vậy. Tôi chập nhận chịu đựng, cán bộ chuyển đi đâu thì chuyển, có thể khổ nhưng chắc không tới chết đâu. Thời gian cứ chầm chậm trôi qua. Thời tiết những ngày giáp tết mưa thâm thâm, nhiệt độ xuống thấp, ai nấy cứ co ro quấn chăn ngồi cho ấm. Cán bộ quản giáo cho chúng tôi biết là bắt đầu từ ngày 27 âm lịch cho tới ngày mùng 7 tết, trại giam cho phép các bị can được nhận quà tết từ phía gia đình gửi vào như: Bánh chưng, giò chả, thịt, gà vịt … Toàn cừ ngóng người thân tới gửi quà, Toàn cũng tính: Chắc buồng 9 chỉ có nhà Toàn là ở gần, hơn nữa gia đình Toàn đã có kinh nghiệm thăm nuôi tù, cho nên chắc chắn sẽ tới gửi quà tết cho Toàn, còn lại 3 người chúng tôi, phần thì nhà xa, phần thì chưa có kinh nghiệm nên chắc chẳng có quà tết. Toàn nói: Hy vọng chiều 30 bố Toàn sẽ tới. Những ngày gần tết bị can các buồng giam khác nhận được khá nhiều quà, nhưng buồng 9 chúng tôi thì chẳng nhận được gì. Bữa tôi ngày 30 tết, trại giam bắt đầu cho bị can ăn tiêu chuẩn tết cổ truyền. Mỗi người chúng tôi được một miếng thịt lợn bằng khoảng 3 ngón tay. Hôm đó có khoai tây hầm xương lợn, buồng 9 được chia 4 cục xương bằng nắm tay và mấy miếng khoai tây. Nhìn cục xương lợn to nhưng chẳng dính chút thịt nào, chúng tôi chỉ biết chua chát mà nói với nhau “Cám ơn Đảng Chính phủ đã cho chúng ta những cục xương không thể gặp”. Hôm đó cũng có thêm mỗi người được 3, củ hành muối gọi là hương vị tết. Ăn cơn tôi xong, trước khi đóng cửa buồng, chúng tôi được phát mỗi người một chiếc bánh chưng lớn. Vừa đóng cửa buồng xong, Toàn nói: Bánh chứng tết đấy, chắc mỗi ngày một người được một chiếc. Chúng ta bóc 2 chiếc ăn luôn cho ngon, con 2 chiếc để tới giao thừa. Mại trại lại cấp tiếp đấy. Vừa ăn cơm xong vậy mà bóc 2 chiếc bánh chưng ra chúng tôi ăn hết ngay. Đêm đó ai cũng nôn nao nhớ nhà. Đặc biệt tôi mới bị bắt lần đầu lại vào những ngày giáp tết, lòng tôi buồn rười rượi. Toan cố gắng động viên anh em, hãy vui lên, đưng suy nghĩ quá nhiều, cái gì đến ắt sẽ đến, trong tết họ người thân chưa tới thì ngoài tết họ cũng sẽ tới thôi. Ngồi mãi cũng chẳng có việc gì làm nên, chúng tôi ai nấy lên bục đáp chăn nằm cho ấp. Mới khoảng 22h đêm. Tiếng chìa khóa lẻng xẻng, Cán bộ quản giáo Nguyễn Văn Thành đi vào từng buồng giam chúc tết. Quan giáo dân theo bị can Tuấn, trưởng buồng vệ sinh đi theo bốc cho chúng tôi một vốc kẹo, và cho cả buồng 2 điếu thuốc lá. Cán bộ quản giáo nói: “Thay mặt hội đồng cán bộ và ban giám thị trại giam, tôi chúc các anh ăn tết vui vẻ, đoàn kết giữ gìn kỷ luật nhà giam. Sang năm ra tòa nhận mức án đẹp đẹp để sơm về đoàn tụ với gia đình” Toàn thay mắt buồng giam chúc cán bộ sang năm mới khỏe mạnh, thăng tiên và làm ăn phát tài. Cánh cửa buồng giam đóng lại. Chúng tôi ăn mấy cái kẹo rồi lại đi nằm. Nằm trong buồng giam nhưng tâm trí tôi cứ suy nghĩ về gia đình. Tôi bắt đầu lẫm nhẩm làm thơ. Mặc dù không có giấy bút, nhưng cảm xúc dâng tràn nên tôi đã nhanh chóng làm xong một bài thơ với tựa đề: Ngàn lá thư không chữ” nội dung như sau:
Cứ mỗi ngày anh viết một lá thư,
Gửi về em trăm thương ngàn nhớ.
Thư anh viết không phải bằng bút mực,
Máu trong tim rạo rực chép trong lòng.
Gửi cho em không qua đường bưu điện;
Chẳng email không điện thoại nhắn tin.
Gửi cho em qua ô cửa nhà tù.
Nhờ gió mây gửi về nơi em ở.
Nhận thư anh chắc em sẽ rõ.
Anh xin lỗi vì thư không có chữ.
Nội dung thư là ngôn ngữ của con tim.
San sẻ cùng em sáng khuya vất vả.
Đã thay anh săn sóc bố mẹ già
Và thay anh chăm lo đàn con dại;
Đã giúp anh thăm nội ngoại họ hàng;
Thăm hội thánh cùng anh em đồng đạo.
Mong họ hiểu rằng anh vô tội.
Án anh mang bởi kính Chúa yêu người.
Nếu xét tội, cộng sản kia có tội.
Đã bán biên cương biển đảo Tây Nguyên;
dâng tổ quốc thân yêu cho quỷ dữ.
Chúa công bình sẽ xét xử phải không em!
Thư anh viết trong đêm dài cộng sản.
Hẹn gặp em trong anh sáng đa nguyên.
Giờ phút giao thưa chẳng có gì đặc biệt vì buồng giam vẫn đóng cửa, chúng tôi nghe từ ngoài cổng trại, phía hội trường có một tràng súng bắt chỉ thiên, biết giao thưa đã tới. Chúng tôi ngồi dậy dành cho nhau những lời chúc tốt lành, xong lấy 2 chiếc bánh chưng còn lại để ăn giao thừa, ăn bánh xong, tôi đọc cho mọi người nghe bài thơ mình vừa sáng tác xong ai nấy đi vào giấc ngủ.
(Còn nữa)
Thanh hóa ngày 28/06/2014
Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 0162.8387.716
Email: nguyentrungtonth@gmail.com