Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Tự do ngôn luận, phần 2: Việc bảo vệ nội dung và hậu quả đối với Internet

Scot W. Stevenson
Bằng, bạn đọc Dân Luận chuyển ngữ
Trong bài viết đầu của loạt bài viết này chúng tôi đã chỉ ra một cách bao quát, rằng tự do ngôn luận trong Hiến pháp Hoa kỳ chiếm giữ một vị trí đặc quyền và cũng đã so sánh với tình trạng ở Đức nơi quyền này cũng chỉ bình thường như nhiều quyền khác. Hôm nay chúng tôi muốn đi sâu vào những chi tiết cụ thể hơn và xem xét hậu quả của chúng đối với môi trường truyền thông mà ngay giây phút này những độc giả quan tâm đang sử dụng: đó là Internet.
Trong thí dụ về sự kiện Holocaust chúng ta đã thấy, rằng theo first Amentment một nội dung nhất định nào đó không thể bị cấm đoán. Điều này cũng vẫn đúng đối với các trường hợp it cực đoan hơn:
Báng bổ thánh thần. Nhà nước không được phép ban bố luật bảo vệ tình cảm tôn giáo, như Tòa án tối cao năm 1952 đã chỉ rõ:

Trích dẫn:
It is not the business of government in our nation to suppress real or imagined attacks upon a particular religious doctrine, whether they appear in publications, speeches, or motion pictures.
[Ngăn chặn các hành vi vô hình và hữu hình tấn công vào các giáo lý cụ thể, cho dù chúng được thể hiện dưới hình thức ấn phẩm, phát biểu, hoặc phim ảnh không phải là công việc của chính phủ trong quốc gia của chúng ta]
Cho dù (hoặc có lẽ chính vì thế) có vô số người theo đạo, ở Hoa kỳ thánh thần vẫn cần phải có một lớp vỏ dày. Điều này chính là sự tách biệt một cách triệt để giữa Nhà nước và Tôn giáo mà chúng ta đã có lần nói tới.
Kêu gọi bạo lực hoặc bất tuân luật pháp. Điều này về cơ bản cũng được phép, như đã được chỉ ra tại phán quyết của Tòa án tối cao năm 1969 trong vụ Brandenburg kiện Ohio (một cái tên tuyệt vời cho độc giả người Đức - Brandenburg là tên một vùng ở Đức - ND):
Trích dẫn:
Trích dẫn:
Freedoms of speech and press do not permit a State to forbid advocacy of the use of force or of law violation except where such advocacy is directed to inciting or producing imminent lawless action and is likely to incite or produce such action.
[Quyền tự do ngôn luận và báo chí không cho phép nhà nước cấm đoán những hành vi ủng hộ việc sử dụng bạo lực hoặc bất tuân luật pháp, trừ trường hợp hành động ủng hộ này kích động một cách trực tiếp hoặc đưa đến những hành động bất tuân luật pháp có nguy cơ sắp xảy ra và nhiều khả năng đang kích động hoặc tạo nên những hành động đó.]
Phần nhấn mạnh quan trọng nhất ở đây đó là: Phải tồn tại một sự kêu gọi ngay lập tức vi phạm luật pháp và nhiều khả năng lời kêu gọi đó được biến thành hành động. Phán quyết này trên thực tế đã thay cho điều kiện "clear and present danger" (rõ ràng và có mối nguy hiện thực) được diễn đạt trong phán quyết năm 1919 tại vụ Schenck kiện Hợp chủng quốc Hoa kỳ.
Lật đổ chính phủ. Liên quan tới việc này là câu hỏi: đến mức độ nào người ta được phép tuyên truyền về sự kết thúc của chế độ hiện hành hoặc ngay cả đối với sự kết thúc của nền Dân chủ. Chúng ta sẽ mang theo đây lời bình luận của thẩm phán William Douglas trong vụ Brandenburg kiện Ohio:
Trích dẫn:
Advocacy and teaching of forcible overthrow of government as an abstract principle is immune from prosecution.
[Ủng hộ và giáo huấn lật đổ chính phủ bằng bạo lực như là một nguyên tắc trừu tượng được miễn truy tố]
Ở đây tình trạng chính xác về mặt pháp lý trở nên phức tạp hơn, bởi chính thức còn có điều luật Smith năm 1940, theo đó những hành động như vậy sẽ bị luật pháp trừng trị. Tuy nhiên có một loạt phán quyết vào những năm 1950 (đặc biệt trong vụ Yates kiện Hợp chủng quốc Hoa kỳ) đã vô hiệu hóa điều luật này. Nếu nhớ rằng Hoa kỳ đã được hình thành như thế nào thì điều cấm đoán đó cũng có vẻ nực cười thế nào ấy.
Núp bóng che chở của first Amendment những phần tử Nazi Hoa kỳ đã không giấu diếm đòi hỏi phải việc chuyển đổi đất nước thành một nhà nước Arier. Ngay cả đảng CS Hoa kỳ (CPUSA), trên phương diện Liên bang chưa hề bị cấm hoạt động, suốt từ năm 1919 đến nay vẫn không ngừng khẳng định sự chiến thắng của CNXH đang đến gần - có thể ngày mai, chậm nhất là ngày kia, hoặc vào tuần tới nhưng nhất định nó sẽ đến.
Chúng ta có thể tiếp tục kéo dài danh mục với các sự việc như kích động dân chúng, tôn vinh bạo lực... tuy nhiên nguyên tắc cơ bản vẫn y nguyên: không được phép cắt xén nội dung, cắt xén thông điệp, ngay cả trong trường hợp chúng rất dữ dội.
Do đó, thú vị hơn nữa là liệu có giới hạn nằm ở đâu không. Dĩ nhiên là có, bởi vì ngay cả những người bảo vệ tự do ngôn luận quyết liệt nhất một lúc nào đó cũng sẽ mất bình tĩnh, một khi một cái gì đó, bất kể là cái gì, chẳng hạn như vào lúc ba giờ sáng bỗng nhiên ông ổng vang lên tiếng loa phường tuyên truyền đường lối chính sách ngay bên cạnh cửa sổ phòng ngủ.
Trên thực tế ở môi trường công cộng có ba điều phải được hạn chế: thời điểm, địa điểm và cách thức biểu hiện của việc phát ngôn (time, place, and manner). Những hạn chế này phải thỏa mãn bốn điều kiện sau:
Trích dẫn:
Does the regulation serve an important governmental interest?
Is the government interest served by the regulation unrelated to the suppression of a particular message?
Is the regulation narrowly tailored to serve the government’s interest?
Does the regulation leave open ample alternative means for communicating messages?
[Liệu có phải hạn chế này phục vụ cho lợi ích quan trọng của Chính phủ?
Có phải lợi ích của Chính phủ được đảm bảo vì sự hạn chế có liên quan tới việc đàn áp một thông điệp cụ thể?
Có phải sự hạn chế được gọt tỉa cẩn thận để nhằm bảo vệ lợi ích của Chính phủ?
Liệu sự hạn chế có mở ra một phương án tương đương khác cho thông điệp cần truyền đạt?]
Đặc biệt ở điểm cuối chúng ta lại nhận thấy việc bảo vệ nội dung: luôn phải có một giải pháp khác để thông điệp có thể tự lan tỏa. Ngoài ra hiệu ứng răn đe (chilling effect) cũng được tòa quan tâm tới, nghĩa là đối với việc bày tỏ ý kiến một cách hợp pháp một đạo luật được có tác dụng răn đe đến mức độ nào. Điều này nhằm ngăn chặn việc gây hoang mang cho việc bày tỏ ý kiến và tạo nên sự đảm bảo về mặt pháp lý cho nó.
Ở đây chúng ta có thể tạo nên một mối liên hệ đầu tiên đối với Internet: Các tác giả blog và những người chủ của các trang mạng ở Hoa kỳ sẽ không phải chịu trách nhiệm về những lời bình của độc giả, như mới đây đã lại được một tòa Liên bang xác định. Bởi vì:
Trích dẫn:
The amount of information communicated via interactive computer services is [...] staggering. The specter of tort liability in an area of such prolific speech would have an obvious chilling effect. It would be impossible for service providers to screen each of their millions of postings for possible problems. Faced with potential liability for each message republished by their services, interactive computer service providers might choose to severely restrict the number and type of messages posted.
[lượng thông tin được trao đổi qua dịch vụ tương tác trên máy tính quả đáng kinh ngạc. Nỗi ám ảnh phải chịu trách nhiệm về những sai lầm trong một khu vực có lượng phát ngôn lớn đã tạo nên tác dụng răn đe một cách rõ ràng. Nhà mạng không thể nào có thể rà soát trong số hàng triệu bài viết [post] để tìm ra bài nào có vấn đề. Phải đối mặt với trách nhiệm pháp lý có thể xảy ra đối với mỗi một bài viết được đăng lại bởi dịch vụ của mình, các nhà cung cấp dịch vụ tương tác qua máy tính cũng có thể lựa chọn để hạn chế hết mức số lượng và chủng loại bài viết được đăng.]
Nói một cách hình ảnh thì ở Hoa kỳ trong tranh luận mọi người yên trí được phép nóng thả giàn - chỉ tồi tệ khi ai đó bị cản trở vì ý kiến của mình .
Một ví dụ gần đây về sự tranh cãi xung quanh những hạn chế này đó vụ việc của nhà thờ Westboro Baptist ở Kansas. Nhóm tín đồ này coi Hoa kỳ là một "Nhà nước phát xít đồng tính", đã chọc giận đức Chúa trời, bởi vì nó đã dung dưỡng quan hệ tình dục đồng tính (nước Áo có lẽ cũng không tốt hơn gì). Cứ mỗi lần có người Mỹ ngã xuống ở Irak, cứ mỗi lần bão lốc tàn phá hoặc có tấn công khủng bố xảy ra họ lại lớn tiếng ăn mừng coi như đấy là hình phạt công bằng của đức Chúa trời. Chiến thuật ưa thích của họ là tìm đến những đám tang binh sĩ để hò hét ăn mừng và dương trước mặt gia quyến của những người đã khuất những biểu ngữ kiểu như: Cám ơn chúa vì những cái chết của binh lính.
Có thể ở Đức trong những trường hợp như vậy người ta sẽ can thiệp với lý do "quấy rối tang lễ" hoặc "xúc phạm tới việc tưởng niệm người đã khuất". Ở Hoa kỳ đó lại là một trong những sự bày tỏ ý kiến được first amendment bảo vệ. Họ được phép làm như vây. Để chống lại việc này một phong trào gọi là Patriot Guard Riders đã được hình thành, đó là nhóm xe máy hoạt động trên khắp đất nước, tại mỗi buổi tang lễ họ tự đứng ra làm hàng rào sống chắn giữa nhóm Westboro và những người dự lễ tang.
Tất nhiên toàn bộ sự việc cũng đã làm cho rất nhiều người bực bội không chịu được. Vì vậy năm 2006 Liên bang đã ban hành đạo luật, cấm những người biểu tình lại gần quá 150 feet (khoảng 46 m) và trong khoảng thời gian trước và sau đám tang 1 giờ đồng hồ - thời gian và địa điểm đã bị giới hạn. Tuy nhiên nhóm nhân quyền có thế lực rất lớn ACLU đã đâm đơn kiện. Lập luận của họ là: Trên vỉa hè mọi người Mỹ đều được phép nói những gì họ muốn.
Bởi vì ở Hoa kỳ không gian công cộng được chia thành ba khu vực: diễn đàn công cộng truyền thống (đường phố, công viên), ở đó tự do ngôn luận được bảo vệ chặt chẽ nhất; các diễn đàn công cộng được quy định trước (một căn phòng với một mục đích xác định, ví dụ hội trường thành phố), ngay khi hình thành nó đã có thể được phép đề ra một số những hạn chế; và diễn đàn không công cộng (nhà tù, căn cứ quân sự), ở đây có thể có thêm những hạn chế khác. Những hạn chế này cũng có thể có ở các trường học, nơi mà tự do ngôn luận bắt buộc phải phù hợp với các nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Sự bảo vệ toàn diện trong hình thức như đã được diễn tả ở trên của nó như thế có nghĩa là không được áp dụng ở bất cứ nơi nào.
Và đến đây chúng ta quay trở lại với Internet. Trong vụ Reno kiện ACLU, năm 1997 tòa tối cao đã phán quyết, rằng môi trường mới [internet] được hưởng sự bảo vệ toàn diện của first admendment:
Trích dẫn:
As a matter of constitutional tradition, in the absence of evidence to the contrary, we presume that governmental regulation of the content of speech is more likely to interfere with the free exchange of ideas than to encourage it. The interest in encouraging freedom of expression in a democratic society outweighs any theoretical but unproven benefit of censorship.
[Theo truyền thống hiến pháp, trong trường hợp không có bằng chứng ngược lại, chúng ta đương nhiên coi quy định chính phủ về nội dung phát ngôn có nhiều khả năng can thiệp vào việc tự do trao đổi ý tưởng hơn là khuyến khích nó. Ích lợi của việc khuyến khích tự do ngôn luận trong một xã hội dân chủ hơn hẳn những ích lợi về lý thuyết nhưng chưa hề được chứng minh của kiểm duyệt.]
Phán quyết còn đi tiếp bước nữa. Những chủ nhân của các trang mạng không cần phản bận tâm tới vấn đề, liệu trẻ em có thể truy cập vào đó không. Do vì Internet không phải là tài sản có giới hạn như giải tần vô tuyến, nó cũng không nằm trong diện giám sát của FCC - một cơ quan liên bang nhằm bảo vệ nước Mỹ tránh khỏi những hiểm nguy khủng khiếp như sự việc hở vú của cô ca sĩ Janet Jackson gây ra.
Và như thế chúng ta lại quay trở lại với congress shall make no law và có thể khẳng định: không có một cơ quan nhà nước nào ở Hoa kỳ có thể giới hạn một sự bày tỏ ý kiến trên các trang mạng của Hoa kỳ.
Mọi chất vấn, thỉnh cầu, đòi hỏi về vấn đề này đều vô nghĩa.
(Điều này không có nghĩa là chính phủ vì thế mà không cố gây ảnh hưởng. Kể từ năm 2005 tuân thủ điều luật liên bang 18 U.S.C. 2257 các trang mạng có hình "ảnh khiêu dâm lộ liễu" phải lưu trữ vô số những chứng từ của chúng để chứng minh rằng những cá nhân trong hình đã ở tuổi trưởng thành. Số lượng chứng từ cực nhiều. Ngoài ra và chắc cũng chỉ là ngẫu nhiên luật cũng có thể được vận dụng vào các sự thể hiện ví dụ như những hình ảnh tra tấn ở Abu Ghraib. Hiện thời đang có vụ kiện.)
Vụ Reno kiện ACLU là một trong những nguyên do chính của khó khăn đươc khẳng định nhiều lần để có thể kiểm soát Internet: bất kỳ một ai trên hành tinh này nếu người đó có một đường truy cập không hạn chế vào Internet thì qua phán quyết đó người đó cũng có lối vào một không gian ở đấy first admendment được vận dụng với hình thức mạnh mẽ nhất của nó.
Thậm chí hơn thế nữa: không gian này có tới hơn 210 triệu người cứ ngụ trong đó, đối với họ từ hơn 200 năm nay một sự tự do ngôn luận hầu như không giới hạn là nền tảng không thể thiếu được của mỗi một nhà nước tự do. Chính vì thế họ không thể thông cảm với quan điểm tự do ngôn luận chỉ là một quyền như những quyền khác. Ngay cả những nhóm nhân quyền về internet như Electronic Frontier Foundation (EFF) cũng hoạt động theo nguyên tắc: Freedom of speech is the foundation of a functioning democarcy. [Tự do ngôn luận là nền tảng của một nền dân chủ]
Tình trạng này không chỉ là vấn đề đối với các nhà nước độc tài như Trung quốc, Ả rập Saudi hoặc Bắc Triều tiên. Tất cả mọi quốc gia không chia sẻ niềm tin của Hoa kỳ vào tầm quan trọng hơn hết của tự do ngôn luận - tức là hầu như tất cả các nước trừ bản thân Hoa kỳ ra - ít nhất sau khi có phán quyết vụ Reno kiện ACLU sẽ phải đứng trước sự lựa chọn: hoặc họ phải nhọc nhằn và tốn kém để thanh lọc internet hoặc họ phải chấp nhận, rằng công dân của họ có những lối tiếp cận tới những thứ mà theo như luật pháp của họ thực tế là cấm.
Tuy nhiện việc thảo luận về vấn đề đó không phải là đối tượng của blog này. Chúng ta hãy ghi nhận, rằng first admendment giờ đây không chỉ được áp dụng cho người Mỹ mà với internet nó còn được áp dụng mở rộng ra cho toàn thế giới.
James Madison có lẽ sẽ tự hào như vậy.(J.Madison là tổng thống thứ 4 của Hoa kỳ và là một trong những người sáng lập ra Hợp chủng quốc Hoa kỳ - ND)
Trong bài viết tiếp theo chúng ta sẽ xem xét, tại sao người Mỹ được phép diễn tả những nhà truyền giáo và những cá nhân khác của đời sống công là những thằng say làm tình với chính mẹ của mình.
_____________________________
Nguồn:

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"