Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Biển, đảo nào của ta, chủ quyền nào không thay đổi?

Bảo Giang
Hoang sa 
Vào chiều ngày 18-6-14, tại Hà Nội có một cuộc hội,gọi là họp cấp cao,giữa Việt Nam và Trung cộng. Sau khi đứng nghe Dương khiết Trì, xác định lại lập trường của Trung cộng tại biển đông là không thay đổi và cũng không có ý định thay đổi tiến trình hợp tác song phương toàn diện với đảng và nhà nước Việt cộng, diễn viên từ phía Việt cộng là Nguyễn phú Trọng, một lão già đầu bạc trắng, mặt xanh như tàu lá, phát biểu như sau:
- Chúng tôi đã nghe và hiểu “chủ trương của Trung quốc về biển đảo là không thay đồi” và “Trung quốc khẳng định coi trọng và chưa bao giờ thay đồi phương châm hữu nghị trong quan hệ với Việt Nam”.. . Chúng tôi cũng thế “Khẳng định lập trường về chủ quyền của Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên biển đông là không thay đổi và không thể thay đổi.” (VNExpress)
- Thế nghĩa là gì? Người hỏi lớn tiếng.
- Phát đúng qúa,cương quyết qúa, dứt khoát quá! Phía ta có kẻ nói thầm trong cổ.
Mới nghe qua, nhiều người cho rằng lời tuyên bố của Nguyễn phú Trọng là đanh thép, là cương quyết, là dứt khoát bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa. Và dĩ nhiên, hơn 700 tờ báo đảng và các cơ quan truyền thông, truyền hình của nhà nước CS không bỏ lỡ cơ hội để thi nhau thổi phồng lên làm cho người dân Việt Nam hiểu lầm là như thế.

Trong thực tế, không phải như vậy, và ý của Nguyễn phú Trọng đại diện cho hơn 3 triệu đảng viên Việt cộng cũng không phải là như thế. Trái lại, đó là một câu tuyên bố tồi tệ và rất bi đát. Nó là di căn, là sự công nhận, là sự nhắc lại cái chủ quyền mà công hàm của Phạm văn Đồng đã “ghi nhận và tán thành bản công bố của Trung quốc” lúc trước. Nó không hề mang ý nghĩa là đanh thép là dứt khoát, báo cho Dương khìết Trì biết Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Trái lại, nó muốn nói toạc ra là: Văn bản của Phạm thủ trưởng còn đây, ông ấy viết ra sao thì nay cũng không có gì thay đổi và không thể thay đổi. Với lời minh xác công khai trước mặt Dương khiết Trì, Trung cộng thì nâng ly hoan hỉ và đưa thêm dàn khoan vào vùng biển đông. Phần Nguyễn phú Trọng có quyền tin tưởng vào sự ổn định cho cái ghế của y thêm một thời gian nữa. Nhưng về phía Việt Nam, tôi cho rằng, Việt Nam coi như đã mất hẳn Trường Sa, Hoàng Sa vào tay Trung cộng rồi, không còn cứu gỡ được nữa. Tại sao lại như thế ?
Rất đơn giản. Bởi vì trước mặt của Nguyễn phú Trọng và Dương khiết Trì, một bên đại diện cho Trung cộng, một bên đại diện cho đảng cộng sản VN (Xin lỗi qúy độc giả, tôi rất đau lòng khi phải viết chữ Việt Nam sau cái từ Cộng Sản, nên xin qúy độc giả thông cảm cho tôi dùng hai chữ Việt cộng để gọi tập thể này cho ngắn gọn và bao hàm đúng cái ý nghĩa của chúng đại điện) là hai bản văn chính làm nền cho mọi thương nghị giữa đôi bên là:
a. Một là của Chu Ân Lai đề ngày 4 tháng 9-1958 với nội dung chính là công bố chủ quyền của TC trên biển và trên đảo (Declaration on China’s Territorial Sea) như sau: “Bề rộng của lãnh hải Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa sẽ là 12 hải lý và áp dụng tương tự đối với Đài Loan và các đảo chung quanh quần đảo Bành Hổ, quần đảo Trung Sa (Tungsha), Quần đảo Tây Sa (Hsisha), quần đảo Chungsha, quần đảo Nam Sa (Nansha) và các đảo thuộc Trung Quốc”
b. Hai là của Phạm Văn Đồng đề ngày 14 tháng 9-1958, chính thức công nhận chủ quyền của Trung cộng ở trên những quần đảo do Chu Ân Lai ghi trong văn bản của họ bằng một câu văn ngắn gọn, đầy đủ, trọn nghĩa là: ”ghi nhận và tán thành bản công bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của trung Quốc”. Như thế là qúa đủ, qúa rõ ràng, bản văn của Phạm Văn Đồng là văn bản chính thức hoá lời tuyên bố của Ung văn Khiêm trưóc đó là ”căn cứ vào những tư liệu của Việt Nam và xét về mặt lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là thuộc về lãnh thổ Trung quốc”. Nghĩa là, PV Đồng đã thay mặt nhà nước VNDCCH công khai xác nhận chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung cộng, không phải là của Việt Nam. Nói cách khác, nhà nước VNDCCH qua văn bản này đã tự từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên những phần lãnh thổ và lãnh hải này.
Xét về nguyên tắc, lời tuyên bố của Ung văn Khiêm và cái bản văn của Phạm Văn Đồng và của Chu Ân Lai không tự nó tạo ra, hay ban cho Trung cộng có chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa theo tính pháp lý. Nó chỉ có khả năng chứng minh rõ ràng cho dân tộc Việt Nam biết đây là một tập đoàn bán nước (bè lũ bán nước, từ ngữ của họ) có chủ đích lợi nhuận của CS mà thôi. Song trong thực tế, Trung cộng đã cậy vào cái xác và dân số đông đảo và bản văn này, lấy thịt đè ngưòi và tạo ra thành phố Tam Sa ở trên hai quần đảo của Việt Nam. Từ đây, Trung cộng còn muốn biến những đảo hoang này thành những nơi có thể “có sự sống tự nhiên hay có lợi ích về kinh tế”, bằng cách đắp thêm đất, sửa chữa, xây dựng những cơ sở, để nó khả dĩ phù hợp với điều kiện của luật biển QT năm 1982 đã quy định cho các quần đảo,và đòi được đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ bờ đất của Hoàng Sa và Trường Sa. Từ bài tính này, Trung cộng đưa đặt giàn khoan HĐ981 vào vùng biển của Hoàng Sa rồi vênh cổ lên tố ngược Việt Nam xâm phạm và quấy rối giàn khoan nằm trong lãnh hải của họ. Tại sao lại có chuyện nghịch lý này?
Trước hết, vì Đảo Lý sơn thuộc Quảng Ngãi và Hoàng Sa cách nhau khoảng 135 hải lý. Theo đó trong vùng tiếp giáp, Trung cộng muốn được chia hai, mỗi bên một nửa, vào khoảng 68-70 hải lý mỗi phía. Nếu tính bằng con số này, thì cái dàn HD981 của Trung cộng đặt trong vùng nước thuộc đặc khu kinh tế Hoàng Sa mà họ nhận là của họ, và Việt cộng cũng đã công nhận như thế vào ngày 14-9-1958 theo bản văn của Phạm Văn Đồng. Kế đến, chừng nào cái công hàm của PVĐ chưa bị tiêu hủy, chưa bị vô hiệu hóa thì Trung cộng còn làm tới và Việt cộng không bao giờ dám kiện Trung cộng ra trước toà án quốc tế. Bởi lẽ, họ không thể đi kiện cái hậu quả do chính bản văn của mình đã viết ra. Nếu họ muốn đi kiện thì phải tìm cách tiêu hủy, vô hiệu hóa cái bản văn của PVD trước đã.
Đó là những khó khăn nhà nước Việt cộng không thể bước qua. Dàn khoan HD 981 sẽ không nằm ở đó lẻ loi một mình. Nhưng sẽ còn nhiều cái khác đến tiếp sức với nó và chúng sẽ cắm dàn khoan xuống lòng đất, lòng biển để xẻ thịt mẹ Việt Nam nữa. Và nay, Nguyễn phú Trọng tựa vào hai bản văn ấy để xác định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa là không thay đổi thì nó có nghĩa là NPT đã xác nhận lại cái có của Trung cộng và cái không có chủ quyền của VN trên những vùng lãnh thổ, lãnh hải này. Chuyện như thế, có gì là đanh thép, phản kháng đâu?
Lẽ dĩ nhiên, tôi không cho rằng những kẻ lãnh đạo thuộc tập đoàn bán nước Việt cộng ở Hà Nội hôm nay không nhìn biết điều này. Trái lại, tôi cho rằng họ đã được học tập và quán triệt đường lối chủ trương của Trung cộng không phải chỉ có ở trên biển đông, nhưng còn là ở trên đất liền của Việt Nam nữa. Chủ trương này không phải đến hôm nay mới có. Trái lại, nó đã có từ khi Hồ chí Minh (Hồ Tập Chương) xuất hiện. Đây chính là cái nguyên nhân, là tai hoạ, là điạ ngục, là cái mồ Trung cộng muốn đào ra để chôn vùi Việt Nam. Tiếc rằng VC lại cho đó là 16 chữ vàng và 4 tốt, nên những thành phần lãnh đạo hôm nay chỉ là những kẻ nhai lại và tiếp tục công việc đào cho cái mồ ấy lớn rộng thêm ra mà thôi. Bằng chứng là:
Với Trương Tấn Sang, theo Vnexpress, Sang tuyên bố ”Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là bất khả xâm phạm”! Quả là cái miệng vô thường. Nói như con vẹt học nói như thế thì đứa trẻ lên năm cũng biết nói. Hỏi thừ xem, chủ quyền ấy là từ đâu đến đâu, bao gồm những vùng lãnh thổ và lãnh hải nào? Nó có bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam không? Nếu có thì tại sao không nêu tên ra trong những tranh chấp? Nếu không thì tại sao và từ bao giờ? Ai, kẻ nào dám loại trừ hai vùng lãnh thổ và lãnh hải ấy ra khỏi chủ quyền của Việt Nam? Nếu Hoàng Sa, Trường Sa bị loại ra khỏi chủ quyền của Việt Nam từ bản văn của PV Đồng theo lệnh của Hồ Chí Minh thì những thành phần này sẽ bị xử trí ra sao? Liệu những tên phản quốc, bè lũ bán nưóc này có bị đưa ra xét xử vì câu tuyên bố “lẫy lừng” trên hay không? Hay đây chỉ là tiếng kêu của con vẹt học nói và không có hiểu biết gì?
Đến Nguyễn Tấn Dũng cũng không một điều gì khá hơn. Cũng theo VNexpress, một loại báo mạng khá nổi tiếng do Việt cộng điều hành, thì trong cuộc gặp Dương Khiết Trì vào sáng ngày 18-6, sau khi nghe Dương Khiết Trì bảo vệ lập trường của Trung cộng về biển đông, NT Dũng “yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan cùng tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam…” Quả thật, đây là câu nói nghe ra đầy bóng bẩy, viễn vông và mạnh miệng hơn Trương Tấn Sang. Tuy nhiên, thử hỏi xem, vùng biển nào là vùng biển của Việt Nam mà Dũng định nghĩa? Vùng biển mà Dũng nói đến có bao gồm vùng biển thuộc Hoàng Sa và Trường Sa hay không? Nếu có, tại sao Dũng không hề nhắc đên chữ Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam? Nếu có, tại sao Dũng lại ra lệnh bắt và giam giữ, tù đày những người dân lên tiếng Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam?
Sở dĩ tôi phải nhắc lại câu hỏi này một lần nữa là vì như ở trên tôi đã viết. Đảo Lý Sơn của Quảng Ngãi cách Hoàng Sa vào khoảng 135 hải lý. Theo đó dựa theo luật biển QT vào năm 1982, vùng tiếp giáp này có thể được phân chia ra làm hai, mỗi bên một nửa. Một nửa khoảng 68 hải lý thuộc đặc khu kinh tế của Lý Sơn. Một nửa khác cũng khoảng 68 hải lý thuộc đặc khu kinh tế Hoàng Sa. Theo đó chúng ta sẽ có bài toán như sau:
1. Trường hợp Hoàng Sa và Lý Sơn là của Việt Nam theo lịch sử và được công nhận trong Hội Nghị Quốc Tế tại San Francisco vào năm 1951 thì Trung cộng đã hoàn toàn sai trái khi đặt cái giàn khoan HD981 vào vùng biển của Việt Nam. Quốc tế không để yên và toàn dân Việt Nam sẽ lấy máu xương của mình để bảo vệ tiền đồ do cha ông để lại. Đây chính là việc làm mà quân dân Việt Nam Cộng Hoà đã làm khi Trung cộng lấn chiếm Trường Sa vào năm 1974. Công cuộc chiến đấu tuy gặp thất bại, nhưng đó chính là danh tính của những anh hùng bảo vệ chủ quyền truyền đời và vĩnh viễn trên lãnh thổ và lãnh hải của dân tộc Việt Nam.
2. Tuy nhiên, cái nhìn từ lịch sử và thực tế sinh hoạt cũng như theo hội nghị San Francisco bảo quản Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam đã bị tập đoàn Việt cộng bán nước làm cho thay đổi trái chiều bằng cái công hàm của Phạm Văn Đồng ký theo lệnh của Hồ Chí Minh vào ngày 14-9-1958. Bản văn này đã đưa ra một dấu mốc khác, hoàn toàn trái ngược với dòng lịch sử của Việt Nam và của hội nghị QT San Francisco. Cộng sản đã công nhận chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ của Hoàng Sa và Trưòng Sa thuộc về Trung cộng. Từ cái văn bản này, tập đoàn cộng sản đã trở thành bè lũ bán nước. Họ không còn tư cách để tranh cãi với Trung cộng về chủ quyền trên Hoàng Sa và Truòng Sa nữa.
3. Rồi từ cái văn bản này, nó trở thành bằng cớ cho một kẻ to bụng tham lam, muốn nuốt trửng cả biển đông, nên họ đã tự vẽ ra cái đuờng luỡi bò. Và từ đó, có thêm bằng chứng để chứng thực Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung cộng. Vì chính đối tác quan trọng nhất trong cuộc tranh chấp, nếu có, là Việt Nam cũng đã nhìn nhận như vậy.
4. Bằng vào cái nhìn chia cắt này, Trung cộng tự ban cho mình có chủ quyền trên Hoàng Sa, nên có ý đòi vùng tiếp giáp giữa Lý Sơn và Hoàng Sa là 135 hải lý phải được chia ra làm hai, mỗi bên một nửa. Một khi vùng tiếp giáp được chia ra làm hai thì cái giàn khoan HĐ981 kia còn đặt sâu trong lòng đặc khu kinh tế thuộc phạm vi 68 hải lý của Hoàng Sa, nó không hề lấn qua vị trí của Lý Sơn, thuộc chủ quyền của Việt Nam, nên Việt Nam không thể khiếu nại.
Theo đó, câu nói của Nguyễn Tấn Dũng phải được hiểu là điều viễn vông, ấm ớ, và y cũng chẳng biết vùng biển của Việt Nam là vùng nào, ở đâu. Nó trực thuộc Hoàng Sa của Việt Nam trước khi có công hàm của Phạm Văn Đồng hay là sau đó? Nếu là trước 1958, thì y là kẻ thừa kế chính thức từ cái nhà nước VNDCCH do PVĐ để lại, Y phải biết xé bỏ cái công hàm kia đi rồi hãy yêu cầu. Trường hợp Y không dám xé bỏ cái công hàm kia đi thì nên im miệng đi thì hơn. Bởi lẽ, đây chính là cốt lõi của vấn đề và Trung cộng bắt nguồn từ cái văn bản ấy, họ đã chứng minh là có chủ quyền theo lịch sử và thực tế ở trên Hoàng Sa, Trường Sa. Đây cũng chính là điểm tựa để Trung cộng cương quyết duy trì chủ trương hội nghị song phương với các bên tranh chấp. Và cũng từ điểm cốt lõi này, họ đặt giàn khoan HD981 trong vùng đặc khu kinh tế Hoàng Sa vì tự tin đó là phần lãnh hải của họ. Từ đó, họ có toàn quyền để bảo vệ nó, cũng như đem đến thêm những cái khác nữa..
Thế là ta mất nước rồi! Việt Nam còn nằm trong tay Việt cộng thì Hoàng Sa, Trường Sa sẽ phải nằm trong tay Trung cộng. Nằm vì những kẻ bán nước và nằm vì cứt trâu để lâu hóa bùn, sau này cũng chẳng có ai xét đến nữa. Trừ khi Trung cộng bị vỡ ra thành nhiều mảnh và bè lũ bán nước cũng không còn hiện diện trên đất Việt.
Từ đó, sẽ chẳng lạ gì khi Dương Khiết Trì kinh lưọc đất bắc, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng… và tập đoàn cộng sản bán nưóc không có một lời nào nhắc nhở cho DK Trì biết Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam theo lịch sử, thực tế quản lý và theo hội nghị ở San Francisco năm 1951. Trái lại, chỉ thấy quanh co, dối trá, mờ ám, thay nhau tựa vào hai bản văn này để lừa bịp người dân bằng những câu tuyên bố ỡm ờ, vớ vẩn “xác định lập trường về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, Trưòng Sa là không thay đổi và không thể thay đổi”. Nghĩa là trươc đây PVD đã xác định như thế nào thì nay cũng không thay đổi và không thể thay đổi! Nói toạc ra rằng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng đã bám vào cái công hàm ấy để tái xác nhận chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung cộng, không phải là của Việt Nam để sống còn (nếu không sẽ bị loại ra ngoài cho những Hoàng Trung Hải, Uông Chung Lưu, Phạm Vũ Luận… thế chỗ). Ngoài ra không có một tư duy, một lối thoát nào khác. Có chăng là một toan tính ỡm ờ để bịp lừa người dân mà thôi. Đó chính là cái bi đát của những kẻ bán nước, nhưng cũng là một thảm họa cho Việt Nam.
Đứng trước cơn quốc nạn hôm nay, tôi cho rằng, đã đến lúc tất cả mọi ngưòi Việt Nam yêu nước, từ vị trí cá nhân hay đứng chung trong các tổ chức dân sự, chính trị, nếu còn nghĩ đến tương lai sinh mệnh của đất nước Việt Nam, phải cùng nhau lên tiếng khẳng định rằng:
1. Chủ quyền về lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam bao gồm đất liền từ ải Nam quan đến mũi Cà Mau và các biển đảo ngoài khơi, bao gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về dân tộc Việt Nam. Phần lãnh thổ, lãnh hải này không phải là của tập đoàn Việt cộng (CSVN)
2. Phần lãnh thổ, lãnh hải kể trên không thuộc chủ quyền của tập đoàn Việt cộng, nhưng đất nưóc Việt Nam hiện bị tập đoàn cộng sản chiếm đóng. Theo đó, người dân và các tổ chức dân sự và chính trị của người Việt Nam hoàn toàn bác bỏ, không công nhận bất cứ loại văn bản nào do tập thể này ký kết với ngoại bang nhằm phân rẽ, cắt chia bất cứ một phần lãnh hải, biển đảo hay lãnh thổ nào kể trên ra khỏi chủ quyền của Việt Nam.
3. Vận động, kêu gọi tất cả các quốc gia tây phương, các quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới hãy hỗ trợ cho một chính thể Việt Nam không cộng sản trong công cuộc bảo vệ toàn bộ lãnh thổ và lãnh hải của mình theo Công Pháp Quốc Tế.
4. Sau cùng, kêu gọi toàn thể mọi người Việt Nam hãy sẵn sàng làm cuộc tổng nổi dậy để diệt cộng cứu nước.
Có cương quyết, dứt khoát như thế, chúng ta mới khả dĩ bảo vệ được chủ quyền của đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau và bảo vệ được toàn bộ lãnh hải bao gồm cả Hoàng Sa Trưòng Sa là của Việt Nam. Mới có cơ hội xây dựng lại một xã hội Việt Nam trong Nhân Bản, Độc Lập và Tự Do.
© Bảo Giang
© Đàn Chim Việt

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"