Điểm tương đồng duy nhất
giữa Việt Cộng và Ukraine là cả hai cùng là những nước nhỏ, bị hai anh cường quốc
láng giềng thòm thèm lãnh thổ và tài nguyên rồi tìm cách xâm lấn. Hoa Kỳ đã can
thiệp, sử dụng đòn kinh tế đánh Nga, tạo áp lực khiến Nga phải buông tha
Ukraine.
Hoa Kỳ cũng có thể giúp Việt Cộng như vậy, do đó Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry mời Ngoại Trưởng Việt Cộng Phạm Bình Minh sang Hoa Thịnh Đốn hội kiến; nếu Bình Minh đáp ứng lời mời thì việc họ thảo luận với nhau sẽ là việc Hoàng Sa, việc dàn khoan Hải Dương 981 và việc Hoa Kỳ giúp Việt Cộng giải quyết thế cờ bí.
Hoa Kỳ cũng có thể giúp Việt Cộng như vậy, do đó Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry mời Ngoại Trưởng Việt Cộng Phạm Bình Minh sang Hoa Thịnh Đốn hội kiến; nếu Bình Minh đáp ứng lời mời thì việc họ thảo luận với nhau sẽ là việc Hoàng Sa, việc dàn khoan Hải Dương 981 và việc Hoa Kỳ giúp Việt Cộng giải quyết thế cờ bí.
Nếu giúp, Hoa Kỳ sẽ lại sử
dụng những đòn kinh tế để buộc Trung Cộng phải đem giàn khoan HD 981 của họ trở
về lãnh hải Trung Quốc, như họ đã bắt Nga đem lực lượng 40,000 quân họ dàn trên
biên giới Ukraine trở vào nội địa Nga.
Nhưng Hoa Kỳ chỉ giúp Việt Cộng với một điều kiện: Việt Cộng phải thay đổi để không đi ngược lại chính sách dân chủ, tôn trọng nhân quyền -lý tưởng mà dân tộc Mỹ theo đuổi suốt chiều dài lịch sử trên 200 năm của họ.
Ông Kerry sẽ bảo Bình Minh là Hoa Kỳ không can thiệp quân sự, và trình bầy cho ngoại trưởng Việt Cộng thấy thành tích hai lần chiến thắng, lần thứ nhất thắng Iran ngay tại những lò luyện nguyên tử của Iran và lần thứ nhì thắng Nga ngay trong thủ đoạn "chiến tranh giải phóng" - sở trường của Nga từ sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Kerry sẽ thuyết phục cho Bình Minh tin tưởng vào sự thành công tuyệt diệu và không đổ máu của chiến lược trừng phạt kinh tế.
Nhưng tương đồng giữa Việt Cộng và Ukraine chỉ giới hạn vào điểm cả hai nước cùng bị xâm lăng; sau tương đồng đó là khác biệt - Ukraine là một quốc gia tự do, dân Ukrainians muốn đất nước họ gia nhập khối Liên Âu, mặc dù trước kia họ đã bị Nga ép vào khối Liên Sô.
Nga sử dụng tổng thống Ukraine thân Nga Viktor F. Yanukovych để kéo Ukraine nghiêng về phía Nga; dân Ukraine biểu tình chống Yanukovych; anh tổng thống thân Nga này dùng công an thẳng tay đàn áp; không kém gì công an Việt Cộng, công an thân cộng Ukraine cũng tàn bạo gây đổ máu, bạo loạn, nhưng cuối cùng lòng dân vẫn thắng. Yanukovych đào thoát sang Nga, công an thân cộng quỳ gối xin nhân dân tha tội.
Sử dụng một số khá đông người Ukraine gốc Nga, Nga phát động chiến tranh nổi dậy chiếm bán đảo Crimea và toan tính chiếm trọn Đông Bộ của Ukraine.
Ukraine cầu cứu Mỹ, Tổng Thống Barack Obama vận động Liên Âu đồng minh với Mỹ phát động chiến lược trừng phạt kinh tế Nga, tấn công trả đũa thủ đoạn Nga sử dụng thân binh người Ukraine gốc Nga bịt mặt, mặc quân phục không có phù hiệu đơn vị, tấn công, chiếm đóng nhiều công thự tại Crimea và các tỉnh khác tại Đông Bộ Ukraine, sát biên giới Nga, trong lúc Nga tập trung 40,000 quân gần biên giới làm lực lượng áp lực.
Trúng đòn kinh tế, Nga hòa dịu bớt, ngày 4/17/2014, tổng thống Putin gửi ngoại trưởng Sergey Lavrov đến Geneva phó hội, ký thỏa ước với Hoa Kỳ và Liên Âu cam kết sẽ rút lực lượng quân sự vào sâu trong nội địa, để việc Ukraine cho người Ukraine giải quyết.
Nhưng đó chỉ là một thủ đoạn lừa dối -bản chất của người Cộng Sản; Tổng Thống Obama nói ông không tin thái độ nhượng bộ nhanh chóng đó là thật, và quyết định duy trì những đòn trừng phạt kinh tế cho đến khi Nga thật sự rút bàn tay khuấy động của họ ra khỏi chính trường Ukraine để người Ukraine tự do sinh sống trong chế độ họ lựa chọn.
Người Ukraine chính thống tổ chức bầu cử; người Ukraine gốc Nga cũng tổ chức trưng cầu dân ý tại những tỉnh Đông Bộ Ukraine để tách rời Đông Bộ ra khỏi lãnh thổ Ukraine và sát nhập vào lãnh thổ Nga, như cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea đã làm.
Hoa Kỳ, một mặt gia tăng trừng phạt kinh tế, đánh vào quyền lợi của những nhân vật thân cận Putin, mặt khác vẫn để người Ukraine tự giải quyết những khó khăn tại Đông Bộ của họ; nói cách khác, Hoa Kỳ chỉ giữ không cho Nga can thiệp vào nội tình Ukraine.
Obama tránh không gây tổn thất quá đáng cho những cơ sở kinh tế Nga, mà chỉ trừng phạt những nhân vật đầu não, những nhà cự phú Nga, thân nhân, thân hữu của Putin. Ngày thứ Hai 5/26, CNN loan báo bộ Ngân Khố Hoa Kỳ nới rộng thêm danh sách những kỹ nghệ gia tỉ phú Nga bị trừng phạt, trong số này có hai nhân vật thân thiết với Putin mà CNN gọi là vòng nội vi của Điện Cẩm Linh.
Bạch Cung ra thông cáo giải thích là "Hoa Kỳ phải gia tăng trừng phạt để đối phó với những hành động can thiệp bất hợp pháp của Nga, tiếp tục phá hoại sinh hoạt dân chủ Ukraine, đe dọa nền hòa bình, an toàn, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine." Bản thông cáo còn nói thêm là từ khi ký thỏa ước Geneva ngày 17 tháng Tư, Nga không làm gì cả để thực hiện những cam kết của họ.
Bản thông cáo viết tiếp, "Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ trừng phạt thêm bảy nhân vật Nga, trong số này có hai người thân cận của tổng thống Putin; Hoa Kỳ sẽ không cấp chiếu khán cho những người này vào lãnh thổ Mỹ, và sẽ đóng băng tài khoản của họ.
"Ngoài ra, bộ Thương Mại Hoa Kỳ cũng gia tăng những biện pháp giới hạn đối với 13 công ty Nga, không cho họ nhập cảng nhiều sản phẩm của Hoa Kỳ."
Bộ Thương Mại và bộNgoại Giao Hoa Kỳ cũng sẽ cấm doanh nghiệp Mỹ xuất cảng sang Nga những sản phẩm có ích lợi quân sự.
Phản ứng của Nga đối với những biện pháp trừng phạt mới này vẫn là giận dữ chỉ trích Hoa Kỳ.
Phụ tá ngoại trưởng Nga, ông Sergey Ryabkov, dè bỉu nói những biện pháp này "không ăn thua gì, và khó thương."
Hoa Kỳ cũng muốn đánh đòn kinh tế như vậy để giúp Việt Cộng; phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Cộng Lê Hải Bình công bố việc ngoại trưởng Phạm Bình Minh đang chuẩn bị Mỹ du, trong lúc hải quân Trung Cộng đưa thêm chiến hạm xuống Biển Đông tăng cường cho bảy chiếc chiến hạm đã sẵn hiện diện trong đoàn tầu 80 chiếc hộ tống dàn khoan HD 981. Đoàn tầu này vừa đâm chìm một ngư thuyền Việt Nam ngày thứ Hai 26/5.
Nhưng Hoa Kỳ chỉ giúp Việt Cộng với một điều kiện: Việt Cộng phải thay đổi để không đi ngược lại chính sách dân chủ, tôn trọng nhân quyền -lý tưởng mà dân tộc Mỹ theo đuổi suốt chiều dài lịch sử trên 200 năm của họ.
Ông Kerry sẽ bảo Bình Minh là Hoa Kỳ không can thiệp quân sự, và trình bầy cho ngoại trưởng Việt Cộng thấy thành tích hai lần chiến thắng, lần thứ nhất thắng Iran ngay tại những lò luyện nguyên tử của Iran và lần thứ nhì thắng Nga ngay trong thủ đoạn "chiến tranh giải phóng" - sở trường của Nga từ sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Kerry sẽ thuyết phục cho Bình Minh tin tưởng vào sự thành công tuyệt diệu và không đổ máu của chiến lược trừng phạt kinh tế.
Nhưng tương đồng giữa Việt Cộng và Ukraine chỉ giới hạn vào điểm cả hai nước cùng bị xâm lăng; sau tương đồng đó là khác biệt - Ukraine là một quốc gia tự do, dân Ukrainians muốn đất nước họ gia nhập khối Liên Âu, mặc dù trước kia họ đã bị Nga ép vào khối Liên Sô.
Nga sử dụng tổng thống Ukraine thân Nga Viktor F. Yanukovych để kéo Ukraine nghiêng về phía Nga; dân Ukraine biểu tình chống Yanukovych; anh tổng thống thân Nga này dùng công an thẳng tay đàn áp; không kém gì công an Việt Cộng, công an thân cộng Ukraine cũng tàn bạo gây đổ máu, bạo loạn, nhưng cuối cùng lòng dân vẫn thắng. Yanukovych đào thoát sang Nga, công an thân cộng quỳ gối xin nhân dân tha tội.
Sử dụng một số khá đông người Ukraine gốc Nga, Nga phát động chiến tranh nổi dậy chiếm bán đảo Crimea và toan tính chiếm trọn Đông Bộ của Ukraine.
Ukraine cầu cứu Mỹ, Tổng Thống Barack Obama vận động Liên Âu đồng minh với Mỹ phát động chiến lược trừng phạt kinh tế Nga, tấn công trả đũa thủ đoạn Nga sử dụng thân binh người Ukraine gốc Nga bịt mặt, mặc quân phục không có phù hiệu đơn vị, tấn công, chiếm đóng nhiều công thự tại Crimea và các tỉnh khác tại Đông Bộ Ukraine, sát biên giới Nga, trong lúc Nga tập trung 40,000 quân gần biên giới làm lực lượng áp lực.
Trúng đòn kinh tế, Nga hòa dịu bớt, ngày 4/17/2014, tổng thống Putin gửi ngoại trưởng Sergey Lavrov đến Geneva phó hội, ký thỏa ước với Hoa Kỳ và Liên Âu cam kết sẽ rút lực lượng quân sự vào sâu trong nội địa, để việc Ukraine cho người Ukraine giải quyết.
Nhưng đó chỉ là một thủ đoạn lừa dối -bản chất của người Cộng Sản; Tổng Thống Obama nói ông không tin thái độ nhượng bộ nhanh chóng đó là thật, và quyết định duy trì những đòn trừng phạt kinh tế cho đến khi Nga thật sự rút bàn tay khuấy động của họ ra khỏi chính trường Ukraine để người Ukraine tự do sinh sống trong chế độ họ lựa chọn.
Người Ukraine chính thống tổ chức bầu cử; người Ukraine gốc Nga cũng tổ chức trưng cầu dân ý tại những tỉnh Đông Bộ Ukraine để tách rời Đông Bộ ra khỏi lãnh thổ Ukraine và sát nhập vào lãnh thổ Nga, như cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea đã làm.
Hoa Kỳ, một mặt gia tăng trừng phạt kinh tế, đánh vào quyền lợi của những nhân vật thân cận Putin, mặt khác vẫn để người Ukraine tự giải quyết những khó khăn tại Đông Bộ của họ; nói cách khác, Hoa Kỳ chỉ giữ không cho Nga can thiệp vào nội tình Ukraine.
Obama tránh không gây tổn thất quá đáng cho những cơ sở kinh tế Nga, mà chỉ trừng phạt những nhân vật đầu não, những nhà cự phú Nga, thân nhân, thân hữu của Putin. Ngày thứ Hai 5/26, CNN loan báo bộ Ngân Khố Hoa Kỳ nới rộng thêm danh sách những kỹ nghệ gia tỉ phú Nga bị trừng phạt, trong số này có hai nhân vật thân thiết với Putin mà CNN gọi là vòng nội vi của Điện Cẩm Linh.
Bạch Cung ra thông cáo giải thích là "Hoa Kỳ phải gia tăng trừng phạt để đối phó với những hành động can thiệp bất hợp pháp của Nga, tiếp tục phá hoại sinh hoạt dân chủ Ukraine, đe dọa nền hòa bình, an toàn, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine." Bản thông cáo còn nói thêm là từ khi ký thỏa ước Geneva ngày 17 tháng Tư, Nga không làm gì cả để thực hiện những cam kết của họ.
Bản thông cáo viết tiếp, "Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ trừng phạt thêm bảy nhân vật Nga, trong số này có hai người thân cận của tổng thống Putin; Hoa Kỳ sẽ không cấp chiếu khán cho những người này vào lãnh thổ Mỹ, và sẽ đóng băng tài khoản của họ.
"Ngoài ra, bộ Thương Mại Hoa Kỳ cũng gia tăng những biện pháp giới hạn đối với 13 công ty Nga, không cho họ nhập cảng nhiều sản phẩm của Hoa Kỳ."
Bộ Thương Mại và bộNgoại Giao Hoa Kỳ cũng sẽ cấm doanh nghiệp Mỹ xuất cảng sang Nga những sản phẩm có ích lợi quân sự.
Phản ứng của Nga đối với những biện pháp trừng phạt mới này vẫn là giận dữ chỉ trích Hoa Kỳ.
Phụ tá ngoại trưởng Nga, ông Sergey Ryabkov, dè bỉu nói những biện pháp này "không ăn thua gì, và khó thương."
Hoa Kỳ cũng muốn đánh đòn kinh tế như vậy để giúp Việt Cộng; phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Cộng Lê Hải Bình công bố việc ngoại trưởng Phạm Bình Minh đang chuẩn bị Mỹ du, trong lúc hải quân Trung Cộng đưa thêm chiến hạm xuống Biển Đông tăng cường cho bảy chiếc chiến hạm đã sẵn hiện diện trong đoàn tầu 80 chiếc hộ tống dàn khoan HD 981. Đoàn tầu này vừa đâm chìm một ngư thuyền Việt Nam ngày thứ Hai 26/5.
Chiều tối 29/5, tàu ĐNa 90152 cùng 10 ngư dân bị
tàu Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa
đã được tàu VT 57 kéo về Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Tình hình Biển Đông căng thẳng, nhưng Việt Cộng không gấp gáp, ông Bình Minh đủng đỉnh, chưa đi Mỹ ngay, và có thể ông sẽ không bao giờ đi Mỹ, vì ông và dàn lãnh tụ Việt Cộng đã được thông báo những điều kiện Mỹ đòi hỏi để giúp Việt Cộng là VIỆT NAM PHẢI TRỞ THÀNH MỘT NƯỚC DÂN CHỦ như Ukraine. Mỹ sẽ không can thiệp vào cuộc xâu xé xẩy ra giữa hai nước Cộng Sản, và cũng không bênh vực để duy trì chính quyền Việt Cộng đang đàn áp bạo ngược phong trào Dân Chủ Việt Nam.
Bài toán "bảo vệ đảng thì mất nước; bảo vệ nước thì mất đảng" không phải là bài toán mới cho dàn lãnh tụ Việt Cộng; và điều đắng cay cho người Việt Nam là Việt Cộng sẽ chọn thái độ bảo vệ đảng, như chúng đã chọn từ trước đến nay, chấp nhận mất đất, mất biển để không mất quyền thống trị, quyền ngồi trên đầu, trên cổ người Việt Nam để bóc lột, tham nhũng, làm giầu trong tội lỗi và tủi nhục.
Đó không chỉ là điểm khác biệt giữa Việt Cộng và Ukraine, mà còn là khác biệt căn bản giữa Việt Cộng và những người Việt Nam khác. (nđt)