Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Bạo lực hay phi bạo lực? Bạo động hay bất bạo động?

Bé Wii Ngày Xưa
10352348_10152139041367616_4970914092998621124_n.jpg
Ảnh: Chiến dịch Birmingham tại Alabama, Mỹ vào năm 1963 lãnh đạo bởi Martin Luther King, Jr. trong phong trào dân quyền của người da màu. Bức ảnh chụp cảnh một sinh viên không phản kháng bạo lực trước việc đe dọa dùng chó của cảnh sát, khiến cảnh sát hết sức bối rối. Bức ảnh lên tạp chí New York Times ngày 4/5/1963 và thay đổi cục diện thái độ xã hội bấy giờ. Người da màu nước Mỹ ngay lập tức đồng lòng quy tụ lại với nhau. Cảnh sát trưởng Birmingham bị lên án như tên "côn đồ của thời đại", bị mất chức, giới chính trị gia Mỹ bị rúng động, dọn đường cho sự ra đời của Bộ luật Dân quyền 1964, xóa bỏ những thực hành phân biệt chủng tộc trên toàn nước Mỹ.
Hậu quả của Thiên An Môn không tới từ phương pháp bất bạo động, nó tới từ ý chí của kẻ đàn áp. Tức là không thể nói "vì các sinh viên biểu tình ôn hòa nên đã thất bại, nếu sinh viên được trang bị vũ trang thì có thể đã thành công."
Ví dụ điển hình của bất bạo động trong Thiên An Môn có thể nhớ tới bức hình người vô danh nổi tiếng. Nói một cách khác, chính quyền Trung Quốc thật ra đã thất bại và không còn là nó từ 25 năm trước.

*****
Một đám đông không vũ trang vẫn có thể đẩy lui một một lực lượng trang bị tận răng bằng những phương pháp bất bạo động. Logic ở đây là việc đặt kẻ đàn áp vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, và giành trọn tuyệt đối sự ủng hộ của xã hội.
Logic này sẽ chấm dứt, bất kỳ khi nào bạo lực bắt đầu được đáp trả bằng bạo lực. Kẻ đàn áp sẽ thành công trong việc miêu tả người chống đối như một mối nguy hiểm tới hòa bình hay trật tự xã hội. Kẻ đàn áp được giải thoát khỏi thế tiến thoái lưỡng nan, và có quyền nhân danh "người bảo vệ", "người giữ gìn trật tự", "người bình ổn". TRỪ KHI BẠN CÓ ĐỦ SÚNG ĐẠN NHƯ KẺ ĐÀN ÁP, thì mọi phương pháp bạo lực đều sẽ thất bại. Đó là lý do vì sao những kẻ đàn áp thường cài cắm những "người khiêu khích" (provocateur) để kích động người chống đối sử dụng bạo lực, sau đó sẽ dễ dàng ra tay dẹp bỏ phản kháng. Giữ cho bất bạo động trong những sự kích động sẽ rất khó khăn,
Nhà khoa học chính trị Erica Chenoweth và nhà xã hội học Kurt Schock phân tích dữ liệu từ các phong trào đấu tranh trong lịch sử, đã chỉ ra một lực lượng càng được vũ trang hùng hậu, sẽ càng làm giảm sự quy tụ rộng khắp của người dân. Có giả thuyết nếu Việt Nam sử dụng phương pháp bất bạo lực triệt để trong kháng chiến chống Pháp, thì độc lập có thể còn tới nhanh hơn. Khi cả một xã hội đều nhất trí bất tuân thủ, bất hợp tác (nonviolent civil disobedience) với giới cầm quyền thực dân, thì chính quyền đó sẽ sụp đổ nhanh chóng.
Mahatma Gandhi đã dành cả cuộc đời của ông để theo đuổi phương pháp Satyagraha (thay thế hoàn toàn những phương pháp đấu tranh bạo lực bằng những phong trào hoàn toàn dựa trên "sự thật") để giải phóng nhân dân Ấn Độ khỏi thực dân Anh. Martin Luther King Jr. cũng nhắc tới "soul force" hay "silence force" (sức mạnh tâm tưởng, sức mạnh im lặng) trong phong trào đấu tranh quyền của người da màu tại Mỹ.
Người ta đấu tranh bất bạo động vì nó hiệu quả, chứ không hẳn đó là một nguyên tắc hay giá trị nhân văn. Nó còn có tính tự nhiên, khi chúng ta xây dựng hình mẫu thế giới mà chúng ta hướng tới, hòa bình hơn, nhân bản hơn, thì nguyên tắc bất bạo động cũng sẽ gần gũi, tự nhiên hơn với mục đích của sự đấu tranh đó.
Bất bạo động không có nghĩa là thụ động hay im lặng trước sự bất công. "Phi bạo lực là vũ khí của kẻ mạnh." Và nếu một chiến lược bất bạo động không thành công, không có nghĩa là phương pháp bất bạo động thất bại. Một vấn đề có thể cần những giải pháp khác nhau. Ít nhất thì Gene Sharp cũng đã tập hợp 198 phương pháp đấu tranh bất bạo động mà bạn có thể tham khảo:

198 phương cách đấu tranh phi bạo lực

Mahatma Gandhi từng nói “Phi bạo lực là vũ khí của kẻ mạnh.” Không thể chắc chắn một nhà nước là hoàn toàn tốt, hoặc mãi mãi tốt. Vì vậy cần có những vũ khí phi bạo lực cho người dân sử dụng để cải thiện nhà nước, hoặc đơn giản là thực thi quyền tự do và dân chủ của người dân.
Học trong sách giáo khoa lịch sử cũng thấy Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc rất sôi nổi ở các hình thức phi bạo lực với chính quyền thực dân: bãi khóa, bãi thị, đình công, lãn công… Ngoài ra có rất nhiều thức đấu tranh khác mà bây giờ chúng ta cũng có thể thấy hàng tuần.
Sắp có luật biểu tình nên cũng tham khảo một số phương cách phi bạo lực, được Gene Sharp – người thành lập Học viện Albert Einstein –tổng hợp thành danh sách dưới đây. Vừa là vấn đề chuyển ngữ, vừa là vấn đề hiểu biết nên thật sự mình cũng không hiểu hết, tham khảo bản gốc ở: http://www.peacemagazine.org/index.php?id=2083
Các cách thức biểu tình phi bạo lực
Phát ngôn chính thức
1. Diễn thuyết nơi công cộng
2. Thư phản đối hay thư ủng hộ
3. Tuyên bố của các tổ chức
4. Tuyên bố được ký công khai
5. Tuyên bố cáo tội
6. Ký tên tập thể
Giao tiếp với công chúng
7. Biểu ngữ, vẽ biếm họa, biểu tượng
8. Banner, poster và các ấn phẩm được trưng bày
9. Leaflets, cẩm nang và sách
10. Báo chí và nhà báo
11. Thu âm, phát thanh, truyền hình
12. Viết lên trời, ghi lên đất
Đại diện nhóm
13. Đoàn đại biểu
14. Trao giải thưởng giả
15. Vận động hành lang nhóm
16. Lập hàng rào
17. Bầu cử tượng trưng
Hành động tượng trưng nơi công cộng
18. Trưng cờ và màu sắc biểu tượng
19. Đeo biểu tượng trên người
20. Cầu nguyện
21. Phát vật phẩm biểu tượng
22. Cởi quần áo
23. Phá hủy tài sản riêng
24. Chiếu sáng mang tính biểu tượng
25. Trưng hình chân dụng
26. Vẽ
27. Tạo ra dấu hiệu và tên gọi mới
28. Âm thanh mang tính biểu tượng
29. Sự khôi phục mang tính biểu tượng
30. Những cử chỉ khiếm nhã
Sức ép lên cá nhân
31. “Săn đuổi” nhà chức trách
32. Châm chọc nhà chức trách
33. Làm thân như anh em
34. Thức khuya canh chừng
Nhạc và Kịch
35. Bài thơ vở kịch ngắn châm biếm
36. Biểu diễn nhạc và kịch
37. Hát tập thể
Đám đông
38. Tuần hành
39. Diễu hành
40. Đám đông nghi thức tôn giáo
41. Hành hương
42. Đi trên xe theo đoàn
Tưởng niệm cái chết
43. Tưởng niệm chính trị
44. Đám tang giả
45. Đám tang biểu tình
46. Thần phục tại nơi chôn cất
Tụ tập công cộng
47. Tụ tập phản đối hoặc ủng hộ
48. Mít-ting phản đối
49. Mít-ting phản đối ngụy trang
50. Hội thảo
Rút lui và Tái hợp
51. Đình công
52. Im lặng
53. Từ chối việc nhận thưởng, vinh danh
54. Quay lưng về một phía
Các phương thức bất hợp tác
Phát vãng cá nhân
55. Tẩy chay
56. Tẩy chay chọn lọc
57. Cấm vận tình dục
58. Rút phép thông công tôn giáo
59. Cấm chỉ, khai trừ tôn giáo
Bất hợp tác với sự vụ xã hội
60. Đình chỉ hoạt động thể thao
61. Tẩy chay sự vụ xã hội
62. Bãi khóa học sinh sinh viên
63. Phi tuân thủ xã hội
64. Rút lui khỏi các thiết chế xã hội
Rút lui khỏi các hệ thống xã hội
65. Ở-trong-nhà
66. Không giao tiếp cá nhân
67. Lãn công
68. Nơi trú tránh
69. Biến mất tập thể
70. Biểu tình di cư
Các phương thức bất hợp tác kinh tế: Tẩy chay kinh tế
Hành động từ người tiêu dùng
71. Tẩy chay từ người tiêu dùng
72. Không tiêu thụ những sản phẩm bị tẩy chay
73. Chính sách khắt khe
74. Găm giữ đồ mượn
75. Từ chối thuê mướn
76. Tẩy chay tiêu dùng toàn quốc
77. Tẩy chay tiêu dùng toàn cầu
Hành động từ công nhân và người sản xuất
78. Tẩy chay từ công nhân
79. Tẩy chay từ nhà sản xuất
Hành động từ đại lý
80. Tẩy chay từ người cung cấp và vận chuyển
Hành động từ chủ và quản lý
81. Tẩy chay từ nhà buôn
82. Từ chối bán tàn sản
83. Bế xưởng
84. Từ chối hỗ trợ công nghiệp
85. Cấm vận từ lái buôn
Hành động từ cổ đông và nguồn cung tài chính
86. Rút tiền đặt cọc ngân hàng
87. Từ chối chi trả phí
88. Từ chối trả nợ hay lãi
89. Cắt đứt tài trợ và tín dụng
90. Từ chối lợi tức
91. Từ chối tiền của một chính phủ
Hành động từ chính phủ
92. Cấm vận nội địa
93. Đưa nhà buôn vào danh sách đen
94. Cấm vận người bán trên toàn cầu
95. Cấm vận người mua trên toàn cầu
96. Cấm vận thương mại toàn cậu
Các phương thức bất hợp tác kinh tế: Bãi công
Bãi công tượng trưng
97. Bãi công biểu tình
98. Bãi công chớp nhoáng
Bãi nông
99. Bãi nông của nông dân
100. Bãi nông của trại viên
Bãi công của các nhóm đặc biệt
101. Bãi công của những nhân công ảnh hưởng cao
102. Bãi công của tù nhân
103. Bãi công của thợ thủ công
104. Bãi công của chuyên gia
Bãi công công nghiệp thông thường
105. Bãi công thành lập
106. Bãi công công nghiệp
107. Bãi công đồng cảm
Bãi công bị cấm
108. Bãi công chi tiết
109. Bãi công đệm
110. Lãn công
111. Bãi công làm-theo-quy-định
112. Báo nghỉ bệnh
113. Bãi công thôi việc
114. Bãi công hữu hạn
115. Bãi công chọn lọc
Bãi công đa công nghiệp
116. Bãi công tổng quát hóa
117. Tổng bãi công
Kết hợp bãi công và đóng cửa kinh tế
118. Đóng cửa hiệu
119. Đóng cửa kinh tế
Các phương thức bất hợp tác chính trị
Từ chối thẩm quyền
120. Từ chối hoặc rút bỏ bổn phận
121. Từ chối hỗ trợ công cộng
122. Từ chối bào chữa
Bất hợp tác công dân với nhà nước
123. Tẩy chay cơ quan lập pháp
124. Tẩy chay bầu cử
125. Tẩy chay tuyển dụng nhà nước
126. Tẩy chay các cơ quan nhà nước
127. Rút bỏ khỏi hệ thống giáo dục nhà nước
128. Tẩy chây các tổ chức được hậu thuẫn bởi nhà nước
129. Từ chối sự giúp đỡ của cơ quan cưỡng chế
130. Loại bỏ dấu hiệu cá nhân
131. Từ chối chấp nhận nhà chức trách được chỉ định
132. Từ chối giải tán cơ quan
Các chước cách tuân thủ công dân
133. Miễn cưỡng hoặc chậm chạp thi hành
134. Vắng mặt trong thanh tra thực tiếp
135. Phi phục tùng đại chúng
136. Phi phục tùng giả vờ
137. Từ chối tập hợp hoặc từ chối giải tán
138. Ngồi xuống
139. Bất hợp tác tòng quân hay trục xuất
140. Che dấu danh tính
141. Phi phục tùng những đạo luật “phi pháp”
Hành động từ người trong nhà nước
142. Từ chối chọn lực sự hỗ trợ từ nhà nước
143. Chặn đường thông tin hoặc đường chỉ thị
144. Tắc nghẽn và làm kẹt
145. Bất hợp tác hành chính
146. Bất hợp tác tư pháp
147. Năng suất thấp có chủ đích và bất hợp tác có chọn lọc từ cơ quan cưỡng chế
148. Nổi dậy
Hành động từ chính phủ tại quốc gia
149. Lảng tránh và trì hoãn nghĩa vụ pháp lý quốc tế
150. Bất hợp tác từ các đơn vị cấu thành nhà nước
Hành động từ chính phủ trên quốc tế
151. Thay đổi đại sứ và đại diện
152. Trì hoãn, hủy bỏ sự kiện ngoại giao
153. Rút bỏ khỏi thừa nhận ngoại giao
154. Cắt đứt quan hệ ngoại giao
155. Rời bỏ tổ chức quốc tế
156. Từ bỏ thành viên trong các cơ quan quốc tế
157. Trục xuất khỏi tổ chức quốc tế
Các phương cách can thiệp phi bạo lực
Can thiệp tâm lý
158. Tự phơi bày
159. Tuyệt thực
a) Nhịn ăn vì sức ép đạo đức
b) Tuyệt thực
c) Tuyệt thực kháng cự thụ động
160. Phiên tòa đảo ngược
161. Quấy rối phi bạo lực
Can thiệp vật lý
162. Ngồi
163. Đứng
164. Đạp xe
165. Lội
166. Xay
167. Cầu nguyện
168. Đột kích phi bạo lực
169. Không kích phi bạo lực
170. Xâm chiếm phi bạo lực
171. Nói xen phi bạo lực
172. Cản trở phi bạo lực
173. Chiếm giữ phi bạo lực
Can thiệp xã hội
174. Thiết lập hình thái xã hội mới
175. Vượt tải thiết bị
176. Trì hoãn
177. Phát ngôn
178. Rạp hát du kích
179. Thiết chế xã hội thay thế
180. Hệ thống liên lạc thay thế
Can thiệp kinh tế
181. Đảo công
182. Bãi công tại chỗ
183. Chiếm chỗ phi bạo lực
184. Phong tỏa
185. Giả mạo có động cơ chính trị
186. Mua để loại bỏ
187. Tịch biên tài sản
188. Bán phá giá
189. Bảo trợ chọn lọc
190. Thị trường thay thế
191. Hệ thống vận tải thay thế
192. Thiết chế kinh tế thay thế
Can thiệp chính trị
193. Quá tải hệ thống hành chính
194. Tiết lộ danh tính mật vụ
195. Tìm kiếm sự giam cầm
196. Bất tuân dân sự những đạo lực “trung tính”
197. Làm việc không cộng tác
198. Chủ quyền kép và chính phủ song song
Source: Sharp, Gene. The Politics of Nonviolent Action (3 Vols.), Boston: Porter Sargent, 1973. Provided courtesy of the Albert Einstein Institution.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"