Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Dân oan "đả đảo cộng sản, đòi nhân quyền quốc tế"


Cách đây khoảng 5 năm về trước, mỗi lần đi ngang qua Văn phòng Quốc Hội trên đường Võ Thị Sáu TP.HCM, tôi nhớ những người dân oan tập trung biểu tình khiếu kiện đất đai cầm những băng rôn mang thông điệp như "Đảng ơi, nhà nước ơi, dân khổ quá", "Đảng và Nhà nước ơi cứu dân"...
Nhưng cuộc biểu tình được ghi lại vào ngày 29/4 hôm qua, khoảng 20 dân oan khiếu kiện đất đai biểu tình trước Lãnh sự quán Hoa Kỳ, đã cho thấy từ chỗ đi cầu cứu từ Đảng và Nhà nước, thì giờ đây, dân oan đã truyền đi những thông điệp như "Đả đảo chính quyền", "Đả đảo chế độ Cộng sản", "Đả đảo cái Đảng Cộng sản ăn cướp"...
Đó là hệ quả tất yếu khi nhiều người khiếu kiện chỉ vì đấu tranh đòi lại mảnh đất của mình đã phải trải qua bản án tù vì hành vi "gây rối trật tự công cộng" hay "lợi dụng các quyền tự do dân chủ...".

« Anh hùng thông tin » Phạm Chí Dũng : Tại sao báo chí Nhà nước cầm giữ im lặng?

Thụy My
Theo RFI 
 Như RFI đã loan tin hôm qua 29/04/2014, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris, nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng 5, lần đầu tiên đã công bố danh sách « 100 anh hùng thông tin » năm 2014, gồm các nhà báo và blogger ở 65 quốc gia trên thế giới. Trong số ba người Việt Nam được vinh danh lần này, có nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, một cây bút bình luận sắc sảo đã nhiều lần trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.


Ngay sau khi biết được thông tin này, tuy rất bất ngờ nhưng anh Phạm Chí Dũng cũng rất sẵn lòng nhận lời trao đổi với RFI.

RFI : Thân chào nhà báo Phạm Chí Dũng. Anh vừa được RSF vinh danh trong số 100 « anh hùng thông tin » trên thế giới năm 2014, trước hết anh có thể cho thính giả RFI biết cảm nghĩ của anh về sự kiện này ?

Xem dư luận viên viết về đời từ Nguyễn Hùng BBC.

Người Buôn Gió
Đọc chơi nhặt ra bình chút. Về đoạn Nguyễn Hùng li dị, trang www.nguyentandung.org có hai giai thoại liền.


''Lúc này tuy đã có vợ ở quê là Bùi Phương Vân, sinh năm 1976, nguyên là nhân viên hợp đồng của Đài truyền hình Việt Nam nhưng Hùng vẫn dứt áo ra đi theo tiếng gọi của vật chất. Và chỉ vài năm sau Hùng quay về ly dị cô vợ quê này để lấy Đỗ Như tại London, Anh, hiện họ đã có một cậu con trai kháu khỉnh.''

Theo giai thoại thứ nhất thì Nguyễn Hùng là kẻ phụ bạc, theo tiếng gọi vật chất đã ly dị vợ ở quê nhà để lấy vợ khác trẻ đẹp, giàu sang.

CẢM THẤY HỔ THẸN.

Theo Blog Phương Bích
Tôi không đủ kiến thức để lạm bàn về cuộc chiến ở Việt Nam, trước khi nó kết thúc vào ngày 30/4/1975. Trên thế giới, có mấy nước không xảy ra nội chiến? Nhưng cái cách người ta đã khép lại quá khứ, có vẻ nó nhân văn hơn chúng ta?

Năm 1984, trong một chuyến cùng các anh chị trong cơ quan vào Hòa Vang - Đà Nẵng công tác, tôi có dịp tiếp xúc với những công nhân trẻ, và là người địa phương. Cùng ở một dãy nhà tập thể, thấy có khách ngoài Hà Nội vào, thái độ lại thân thiện nên họ hào hứng bắt chuyện. Ban đầu còn rụt rè, sau thì chân tình, cởi mở hơn. Không biết do cùng lứa tuổi, hay do sự chân thành mà họ bắt đầu tin tưởng, để có thể tâm sự mà không thấy ngại ngần. Tôi cảm thấy rõ sự nuối tiếc, bên trong những hồi ức của họ, về những ngày còn cắp sách đến trường, quan hệ thày trò đầy nhân ái (chứ không sợ hãi như bây giờ, về cuộc sống không bao giờ biết đến cá khô mặn chát trong bữa ăn tập thể, về sự mặc cảm là người của “chế độ cũ” trong cuộc sống hiện tại.…Và tôi, người bên này cuộc chiến – không hề cảm thấy “hãnh diện”, nếu không nói là có phần hổ thẹn!

Hãy đặt người nghệ sĩ đúng vị trí của họ

khanh ly-tcsTin ca sĩ Khánh Ly sẽ về nước hát vào ngày 9/05/2014 đã và đang gây bàn cãi xôn xao ở hải ngoại lẫn trong nước.
Sự tranh cãi diễn ra trên nhiều lãnh vực, từ chính trị, tiền cát xê, đến nơi trình diễn… nhưng trọng điểm vẫn là chính trị.
Tôi thật sự không quan tâm đến chuyện Khánh Ly về nước hát, cho đến khi đọc bài báo với lời nói của Khánh Ly: – Tôi hạnh phúc được gặp lại Trịnh Công Sơn trên sân khấu ở quê nhà.
Tôi là người chưa bao giờ coi trọng giới nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ trình diễn, bất kể là nghệ sĩ cải lương, ca nhạc hay diễn viên điện ảnh… do bởi đa số có lối sống buông thả, không có kỷ cương, đạo đức.
Trở lại với Khánh Ly. Chế độ CSVN dùng Khánh Ly như môt lá bài chính trị.
Trong khi đó thì cộng đồng NVHN lên tiếng chỉ trích sự trở về hát tại VN của Khánh Ly. Nhiều bài báo lên tiếng chửi bới, nhục mạ bà.
Từ trước đến nay đã có rất nhiều ca sĩ tị nạn cộng sản ở hải ngoại về hát trong nước như Hương Lan, Tuấn Ngọc, Phi Nhung, Quang Lê, Lệ Thu, Chế Linh… nhưng chưa có người nào gây tranh cãi và gặp nhiều ‘sự cố‘ như Khánh Ly.

Gặp gỡ những bạn người Khmer nạn nhân cộng sản


Ngôi chùa của người Khmer ở Philadenphia. Ảnh mang tính minh họa từ Inretnet
Ngôi chùa của người Khmer ở Philadenphia. Ảnh mang tính minh họa từ Inretnet

Sáng Chủ nhật 27 tháng Tư 2014, lúc đang đi lạc đường ở khu vực phía Nam thành phố Philadelphia, thì tôi gặp một anh bạn người gốc Á châu đang lo chăm sóc mảnh vườn ở trước nhà. Tôi bèn lên tiếng nhờ anh chỉ cho lối đi đến nhà thờ Tin Lành của người Việt trên đường Woodland và được anh đích thân lấy xe chở đến đúng địa điểm ngôi nhà thờ đó mà cách xa nhà anh đến cả một cây số. Trên đường đi, chúng tôi trao đổi chuyện trò với nhau và anh cho tôi biết anh là một người tỵ nạn gốc ở Cambodia đến Mỹ đã trên 30 năm nay. Anh bạn nói rõ thêm : “Vào năm 1975, lúc quân Khmer Đỏ tiến vào thủ đô Nam Vang, thì họ đã giết ngay cả cha mẹ và người anh trai của anh. Lúc đó ở vào tuổi 14, anh đã phải theo một gia đình bà con chạy trốn về miền quê. Và mãi đến năm 1979, khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ thì anh mới tìm cách thóat khỏi xứ sở và đi thóat được ra nước ngòai. Và rồi cuối cùng là đến định cư được tại thành phố Philadelphia này. Anh còn cho biết là kể từ ngày đó, chưa bao giờ anh trở về thăm lại Cambodia lần nào cả…”

Nghĩ về hòa giải sau cuộc chiến nhìn từ một nghĩa trang

Loa
Đã từ lâu, tôi muốn viết một điều gì đó về ngày kết thúc chiến Bắc – Nam.
Nhưng biết viết gì? Mọi cuộc chiến tranh đều là nỗi bất hạnh cho đất nước, dân tộc, ngay cả khi đó là cuộc chiến chính nghĩa. Do vậy, khi một cuộc chiến đi qua, người ta muốn quên đi thật nhanh những nỗi kinh hoàng của nó đã đem lại.
Thế nhưng, có những điều đã không qua đi.
Những ngày hào hứng của con trẻ
Những ngày này 39 năm trước là khi tôi ở vào lớp trẻ con 13-14 tuổi, cái tuổi luôn hướng cái tai và cặp mắt ra ngoài, tìm tòi, hóng hớt mọi thông tin để chứng tỏ mình đã là người lớn. Cái tuổi này là tuổi dễ dễ bị tuyên truyền mua chuộc và kích động. Đây cũng là lứa tuổi rất sẵn sàng để gia nhập đội quân Hồng vệ binh sẵn sàng theo lệnh của Đảng đi giết người như ở Trung Quốc. Ở lứa tuổi đó, chúng tôi nô nức, hào hứng, thấp thỏm chờ những bản tin từ chiếc loa công cộng về những “chiến thắng ở “Miền Nam”. Báo chí thì hiếm nhưng những chiếc loa công cộng luôn sang sảng những bản tin “chiến thắng làm nức lòng” người dân miền Bắc.

Nhìn lại quá trình thống nhất đất nước của Việt Nam và Đức


Hoa Hướng Nam
Vào hậu bán thế kỷ 20, thế giới đã chứng kiến hai biến cố lịch sử: Ngày 30.04.1975 Quân đội Nhân dân Việt nam (Bắc Việt) tiến vào Sài gòn, kết thúc cuộc chiến ủy nhiệm và mở đầu cho tiến trình thống nhất đất nước dưới một chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo. Ngày 09.11.1989 bức tường Bá linh sụp đổ, kéo theo sự tan rã của chế độ cộng sản Đông Đức và khai thông cho sự thống nhất nước Đức trong hòa bình, tự do- dân chủ
Hai quốc gia Việt – Đức cùng mang số phận lãnh thổ bị phân chia sau chiến tranh vì mâu thẫu ngoại bang và sự khác biệt chính kiến về mô hình xây dựng xã hội giữa các thành phần dân tộc, nhưng cả hai lại theo đuổi mục đích tái thống nhất đất nước bằng phương thức khác biệt.
Việt Nam: Thống nhất đất nước bằng chiến tranh
Sau cuộc chiến chống Pháp (1945-1954) Việt Nam lẽ ra phải được độc lập, tự do, nhưng dưới sự dàn xếp của ngoại bang (Mỹ, Pháp, Trung Hoa và Liên xô) dân tộc đã phải chấp nhận chia đôi lãnh thổ tại hội nghị Geneve (Thụy sĩ ).

Hòa hợp – hòa giải: Những thông tin và ý kiến đáng quý của cựu Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh

Một nhà ngoại giao kỳ cựu, có 2 cuốn sách kể lại, bàn về ngoại giao VN, đồng thời cũng đã từng có chuyên luận công phu về ngoại giao Việt Nam (không được công bố nhưng rất giá trị), giờ có lẽ là lần đầu tiên ông đưa ra những thông tin rõ hơn và những ý kiến đánh giá mạnh dạn, thẳng thắn liên quan tới hòa hợp – hòa giải dân tộc.
Xin được nhấn mạnh bằng 2 ý ngắn:
1. Không như bậc đàn em trong ngoại giao – nhưng chẳng khác gì anh “lính tẩy” Nguyễn Thanh Sơn cho rằng làn sóng ra đi của hàng chục vạn người Việt sau 1975 chỉ là vì “muốn thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn,” Nguyễn Khắc Huỳnh đã thẳng thắn nêu 3 nguyên nhân quan trọng, trong đó có: “lúc ấy tư tưởng giáo điều ý thức hệ rất nặng nề, thể hiện ở chuyện “thành phần”. Phân biệt kẻ thắng người thua rất nặng nề. Tư tưởng địch-ta nặng nề. Rồi tư tưởng XHCN đối lập với tư bản. Nhiều cái giáo điều ý thức hệ như vậy nên chuyện hòa hợp là không thể.”
2. Với người Việt hải ngoại, ông khuyên nhà nước bỏ khái niệm “Việt kiều yêu nước” (thứ tồn tại ít nhất từ sau 75′) là rất đúng, và “đối xử bằng lòng yêu nước bằng tinh thần dân tộc. Lấy lợi ích dân tộc đặt lên trên hết. Bất cứ thời đại hoàn cảnh nào thì lợi ích dân tộc vẫn là cao hơn cả, có sức mạnh hơn cả.”

Dân Chủ, Hoà Giải, Giải Phóng

Jonathan London
Lịch sử xã hội không bao giờ mất đi sự quan trọng của nó mà lại không mất đi sự phức tạp. Muốn hiểu tình trạng của một xã hội đương đại bắt buộc phải hiểu một cách đầy đủ và sắc thái về con đường mà xã hội đó đã đi từ trước đến nay. Muốn đối phó với những thách thức lớn của hôm nay phải hiểu một cách sâu hơn về nguồn gốc của những thách thức đó.
Mặt khác, năng lực của chúng ta để đề cập những thách thức của hôm nay luôn luôn tồn tại trong vòng những hạn chế về thể chế và những cách suy nghĩ do chính lịch sử xã hội tạo ra. Hơn nữa, trong bất cứ xã hội nào luôn luôn có những thành phần muốn giữ hiện trạng của hôm nay chính vì họ được hưởng quyền lợi của hiện trạng đó.
Trong dịp ngày 30 tháng 4 năm 2014 tôi xin trân trọng đề nghị để hòa giải dân tộc, nhân dân Việt Nam ở hai bên phải đối mặt lịch sử theo một cách mới. Phải có đủ dũng cảm để thực hiện những bước đi cho đến nay vẫn chưa thực hiện được. Phải nhận ra rằng giải phóng thực sự cho toàn quốc Việt Nam sẽ chỉ có nếu toàn dân Việt Nam thực sự thống nhất về một số nguyên tắc thiết yếu do chính người dân Việt Nam và mọi người dân Việt Nam quyết định hay có sự ưng thuận thực sự của họ.

Trung Quốc từng chẳng biết quần đảo Trường Sa ở đâu

John Nery
Phan Văn Song chuyển ngữ
29 tháng 4, năm 2014
Năm 1933, người Pháp phô trương sức mạnh thuộc địa của họ và sáp nhập 9 đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Khi tin tức lan đi, nước Trung Hoa Dân quốc còn non trẻ và bất ổn phải đối mặt với một vấn đề cơ bản: Họ không biết quần đảo Trường Sa ở đâu.
Một năm trước đó, người Pháp đã đưa ra yêu sách đối với quần đảo Hoàng Sa như là một phần của thuộc địa của họ ở Việt Nam. Yêu sách thứ hai của Pháp đối với một phần của quần đảo Trường Sa làm Trung Quốc rối bời. Như học giả Francois- Xavier Bonnet của IRASEC, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đương đại, lưu ý:
"Hai yêu sách chủ quyền của chính phủ Pháp... không những làm công chúng và các phương tiện truyền thông Trung Quốc mà cả các cơ quan chính thức như quân đội và các chính trị gia ở tỉnh Quảng Đông và Bắc Kinh đều rối trí. Thật ra, người Trung Quốc tin rằng quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa hoặc Tây Sa là cùng đúng một nhóm, nhưng người Pháp chỉ vừa đổi tên như một thủ thuật để làm chính phủ Trung Quốc nhầm lẫn. Để xác định vị trí của quần đảo Trường Sa, ông Kwong, Lãnh sự Trung Quốc tại Manila, đã tới Cơ quan Khảo sát biển và trắc địa Mĩ ngày 26/07/1933 và ngạc nhiên phát hiện ra rằng quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là khác nhau và cách xa nhau."

Điều trần của đoàn khách mời đến từ Việt Nam

Chúng tôi chỉ có thời gian 1'20" đến 1'30" cho phần điều trần của mình nên không thể nói được hơn
Nguyễn Tường Thụy

Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam - Nhà báo độc lập Tô Oanh

Tôi là giáo viên đã nghỉ hưu. Trước đây tôi từng tích cực viết bài cho các báo của Nhà nước nhằm phê phán các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và góp ý kiến của mình về sách giáo khoa trong trường phổ thông.
Dần dần báo giấy Việt Nam đã mất dần lượng bạn đọc vì chất lượng của những tờ báo ngày càng giảm sút. Sự can thiệp của Ban tuyên giáo các cấp, sự “định hướng” trong các cuộc Giao ban báo chí định kỳ hàng tháng cho các tổng biên tập đã làm cho các tờ báo Nhà nước dẩn mất đi cái đặc thù riêng của mình, không dám đề cập đến các vấn đề có tính chất gọi là “nhạy cảm.” Vì vậy, báo chí Nhà nước dần trở thành các tờ báo “lá cải” để đăng các tin “cướp của, giết người, hãm hiếp...” với mục đích câu khách. Không tờ báo nào dám nói lên hiện tình của đất nước.

30.4 - Góc nhìn từ kẻ bên lề

Nguyễn Văn Thạnh
Hôm nay, ngày 30.4-ngày mà “có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn” (Lời ông Võ Văn Kiệt). 30.4 là ngày đánh dấu một biến cố lớn trong lịch sử dân tộc và cũng là ngày gây chia rẽ nhiều người nhất.
Đến nay, đã 39 năm trôi qua kể từ ngày 30.4.1975, một thời gian đủ lâu để những người chứng kiến biến cố đó trở nên già. Xã hội ngày càng được quyết định bỡi lớp người trẻ và tôi thuộc lớp trẻ sinh sau biến cố đó.
Tôi nghĩ, chắc nhiều người muốn biết những người trẻ như tôi nghĩ gì về biến cố 30.4, đây là lý do tôi viết bài này thể hiện quan điểm của mình. Nhìn lại biến cố 30.4 sẽ có nhiều quan điểm khác nhau tùy vào góc nhìn, tâm tư tình cảm, vị thế của người nhìn. Bàn về điều này cũng sẽ gây ra nhiều tranh cãi. Bài viết này chỉ là thể hiện quan điểm, góc nhìn của tôi.
Tôi sinh 1982, sau 30.4.1975 bảy năm, tôi thuộc lớp sinh sau, không tham gia vào bên này hay bên kia, nhìn sự kiện 30.4 như là một kẻ bên lề. Như bao người trẻ sau 1975 khác, tôi được giáo dục dưới cái hay được gọi là mái trường XHCN; được dạy-mà nhiều người cho là nhồi sọ-về công trạng giải phóng dân tộc của ĐCS khỏi họa ngoại xâm từ Pháp rồi Mỹ. Tôi thấy điều họ nói là thuyết phục. Lịch sử nước ta có hàng ngàn năm nô lệ giặc tàu. Mỗi lần bị giặc đô hộ là một bi kịch “nước mất nhà tan”, đau đớn không thể kể xiết. Từ 1858 đến 1945 giặc Pháp rồi Nhật đô hộ nước ta, gây ra không biết bao đau thương. Trong tình cảnh đó, việc ĐCS tranh đấu để có nền độc lập là chính nghĩa.

Trước giờ điều trần về tự do thông tin tại Quốc hội Hoa Kỳ

Nam Phương/Người Việt
LTS báo Người Việt: Một số bloggers, nhà báo từ Việt Nam qua Mỹ điều trần về tình hình tự do thông tin tại Việt Nam theo lời mời của một số dân biểu liên bang Hoa Kỳ. Ba trong số những vị đó trả lời phỏng vấn của báo Người Việt, gồm nữ nghệ sĩ Kim Chi, nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng và blogger Nguyễn Đình Hà.
Bà Nguyễn Thị Kim Chi nổi tiếng hồi đầu năm ngoái đã viết thư từ chối nhận bằng khen thưởng vinh danh của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với lý do “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm”.
Nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng và bloggers Nguyễn Đình Hà là các thành viên của Mạng Lưới Bloggers Việt Nam. Ông Ngô Nhật Đăng từng bị động viên vào quân đội, tham gia chiến trường biên giới chống Trung Quốc năm 1979. Nguyễn Đình Hà là một thanh niên mới tốt nghiệp đại học Luật ở Hà Nội.

Mẹ mình và mẹ người ta

Người Buôn Gió
Buổi kinh cầu nay dài thêm mấy nữa
Tiếng Di Dà lay động được rèm thưa
Tuần nhang hết tuần nhang sau tiếp nối
Hương khói nhạt nhoà, dáng Phật vẫn trầm tư.
Thời gian ơi, xin đi như giấc mơ
Cho thơ con viết thôi dứt màu nhung nhớ
Rồi hôm nao, hạn trời con qua hết
Mẹ xem kìa
Tượng Ngọc
Sáng hào quang.
Đây là đoạn cuối một bài thơ tôi viết vào tháng 4 năm 1995, gửi cho mẹ tôi. Thấm thoắt đã gần 20 năm. Tôi nhớ khi bài thơ viết xong, anh bạn tù tên Toàn vốn là hoạ sĩ, bị kết án vì tội làm giả giấy tờ, anh Toàn xem bài thơ rồi lặng ngắt người một hồi mới nói:
- Không biết bao giờ anh em mình qua hết hạn này.
Trong bài thơ tôi hình dung mẹ mình ngồi trên điện Phật tụng kinh liên miên để cầu nguyện cho tôi được bình an. Tôi gửi về cho mẹ, chị tôi vào thăm nói mẹ đọc thơ khóc nhiều lắm, thôi mày đừng viết nữa. Nhiều năm sau tôi về, có lần lục tìm giấy khai sinh để đi xin việc, tôi thấy bài thơ của mình được giữ trong cái tủ con con của mẹ. Cái tủ mà mẹ dùng đựng sách kinh Phật.

Lời nhắn gửi của blogger Điếu Cày nhân ngày Tự do Báo chí

Ngày 27/4/2014, con trai blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải là Nguyễn Trí Dũng cùng một số nhà hoạt động đã đến trại giam số 6 (Thanh Chương – Nghệ An) để làm thủ tục thăm nuôi định kỳ hàng tháng.
Như thường lệ, chỉ một mình Nguyễn Trí Dũng được vào bên trong để thăm gặp bố. Lúc 15:15 phút chiều, Điếu Cày với mái tóc cắt ngắn bước ra gặp con với một tâm trạng đầy vui vẻ và lạc quan.
Theo lời kể của Nguyễn Trí Dũng, hai bố con bị ngăn cách bởi một cánh cửa sắt. Sức khỏe của Điếu Cày đang chuyển biến xấu do chứng bệnh 'Giời leo' (y học gọi là zona), tay trái gần như mất cảm giác, thường xuyên đau nửa đầu. Mặc dù đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu được chăm sóc y tế và khám chuyên khoa, nhưng phía trại giam chỉ thực hiện các thủ tục đo tim mạch và cho uống những loại thuốc không rõ nguồn gốc.
Kiên trì đấu tranh

Đến đại học Sư Phạm Hà Nội chuyển thư tới ông hiệu trưởng về "vụ Nhã Thuyên"

Nguyễn Xuân Diện
6.jpg
Tường trình của Nguyễn Xuân Diện:
ĐẾN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỂ ĐƯA THƯ CHO HIỆU TRƯỞNG PHẢN ĐỐI VỤ TƯỚC BẰNG CỦA CÔ ĐỖ THỊ THOAN (NHÃ THUYÊN)
Chiều nay, vào hồi 14h40 đoàn chúng tôi do Nhà giáo Phạm Toàn dẫn đầu đã đến Đại học Sư phạm Hà Nội để chuyển tới ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường này văn thư của 166 người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và văn thư của 100 người là "những người quan tâm về giáo dục Việt Nam", chủ yếu là các học giả quốc tế gốc Việt trên khắp thế giới để phản đối xung quanh "vụ Nhã Thuyên". Văn thư của 166 người trong nước là "Bản Phản đối và Yêu cầu", nêu rõ:
1. Phản đối và yêu cầu Ông hủy Quyết định số 667/QĐ-ĐHSPHN ngày 11 tháng Ba năm 2014 và Quyết định số 708/QĐ-ĐHSPHN ngày 14 tháng Ba năm 2014, do trường Đại học Sư phạm Hà Nội ban hành, về việc không công nhận luận văn và thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của Đỗ Thị Thoan,

Tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu nói về ngày 30-04 và hát tặng cựu Thương phế binh QLVNCH tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế - Sài Gòn


Trương Minh Đức (Danlambao) - Ngày 30 - 04 - 1975 là ngày khó quên trong ký ức của người dân Việt Nam với cảnh tượng loạn ly chết chóc bao trùm các tỉnh thành miền nam Việt Nam. Nhưng cũng có những người "thắng cuộc" hả hê trên nước mắt và máu của đồng loại! Đâu đâu cũng có tiếng hò hét hòa bình... hòa bình... bên thắng cuộc trên tay lăm lăm súng đạn, người dân tìm đường chạy loạn ra hướng biển khơi. Trên các loa ngày ngày ra rả "giải phóng rồi... quân ta đã giải phóng!" nhưng đa số người dân thì lại tìm đường vượt biển sẵn sàng chết trên biển để tìm tự do.

Hàng thập kỷ trôi qua dưới lòng biển khơi vẫn vọng lên oan hồn dân Việt. Trại tù mọc khắp nơi để dành cho những ai đã gọi là "ngụy". Nhiều bản án tử hình dành cho bên thua cuộc hoặc là bị nghi ngờ chống đảng trên khắp miền Nam Việt Nam. Bên "thắng cuộc" choáng ngợp với nhà cao cửa rộng của dân miền Nam - những người bị thua cuộc và những người "được" giải phóng. Sắc lệnh cải tạo công thương nghiệp được ban hành... vơ vét sạch của cải những ai có cái tội giàu và bị quy chụp cho là tư sản hút máu dân. 

“Ông trời con” Hoàng Kông Tư vs. BBC Việt ngữ

"...Đối với báo chí Việt Nam, luật pháp dĩ nhiên chỉ là công cụ để Nhà nước quản lý báo chí và định hướng tư tưởng nhân dân. Các tội liên quan đến “bảo vệ lợi ích, uy tín, danh dự, nhân phẩm” chỉ được dùng để bảo vệ các quan thôi, còn với dân thường mà nhất là “thế lực thù địch, phản động” thì báo chí cứ việc vô tư mà mạt sát, vu khống. Điều đó thì chắc ông Hoàng Kông Tư và Bộ Công an biết rõ..."
Thứ sáu, ngày 25/4/2014, trao đổi với tờ báo “nhà trồng được” là Công An Nhân Dân, Trung tướng Hoàng Kông Tư, Thủ trưởng Cơ quan ANĐT Bộ Công an, tuyên bố đại ý: Vào cùng ngày, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã khởi tố một vụ án hình sự về tội vu khống, liên quan đến bài báo “Dương Chí Dũng và những triệu đô la” của phóng viên Nguyễn Hùng trên BBC tiếng Việt.
Đáng chú ý là bài báo của phóng viên Nguyễn Hùng chỉ mới đăng trên BBC Việt ngữ vào thứ năm, ngày 24/4. Nghĩa là vừa đăng hôm trước, thì hôm sau Cơ quan ANĐT đã khởi tố liền. Đồng thời chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, cơ quan ấy cũng đã kịp “xác minh, làm rõ và xác định” một người tên Tiệc nào đó là ông Ngô Xuân Tiệc, sinh năm 1961, thường trú tại 277 Phạm Văn Hải, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, là Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa. Chưa hết, Cơ quan ANĐT còn kịp buộc được ông Tiệc này “viết bản tường trình cam đoan, khẳng định hoàn toàn không có sự việc như Dương Chí Dũng khai”.

"Vụ án vu khống" Nguyễn Hùng BBC (?!) Phần 1.

Nguyễn Ngọc Già



Lời tác giả: Trong phần 1 và phần 2 của loạt bài "Tiệc - Tiệp và Tâm Sinh Nghĩa", người viết trình ra một số vấn đề. Những tưởng có thể kết thúc loạt bài trong 1 phần nữa với chủ đề định ra. Tuy nhiên,  không ngờ quá trình tìm kiếm thông tin đã cho ra khá nhiều điều "thú vị" và rất đáng ngờ về Tâm Sinh Nghĩa và Ngô Xuân Tiệc và cũng bởi một số độc giả nôn nóng yêu cầu đi vào vấn đề chính, do đó, người viết cố gắng làm việc cật lực để trình bày tiếp. Hy vọng phần còn lại liên quan đến vụ án gọi là "vu khống" trong đó ông Nguyễn Hùng thuộc đài BBC sẽ được phân tích và chấm dứt. Xin cám ơn quý độc giả.

______________ 


Trong phần 1 người viết đã tạm trình một vài thông tin về Tâm Sinh Nghĩa. Từ đó, chúng ta biết ông Ngô Xuân Tiệc "tự khai" tên thường gọi là "TIỆP". Đây có lẽ là "nút thắt" giải đáp cho vụ việc mà nhiều độc giả thắc mắc: "Tự nhiên" có một ông Ngô Xuân Tiệc nào đó "từ trên trời rơi xuống" lọt vào trong vụ án nghiêm trọng và có vẻ bỗng chốc "nổi tiếng như cồn" nhờ anh em nhà "danh gia vọng tộc đất cảng" Dương Chí Dũng - Dương Tự Trọng (?!). 

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Bộ trưởng bộ Y tế: “Tôi không thể từ chức lúc này"

Theo Quê Choa 
Thanh Lưu
NQL: Bà Tiến trả lời rất vui: “Chúng tôi được bổ nhiệm làm bộ trưởng là quy hoạch công tác lâu dài. Ở vị trí này, chúng tôi phải đặt quyền lợi của nhân dân, dân tộc lên trên hết. Có nhiều việc không thể một sớm một chiều mà làm được. Chúng tôi chỉ biết làm hết sức mình nhưng nếu cấp trên không đồng ý cho tôi đảm nhận chức vụ này nữa thì tôi sẵn sàng quay về làm công tác chuyên môn để giúp ích cho đời. Tôi trả lời rất thành thật bằng tấm lòng là như vậy”


Té ra bà không thể từ chức vì cấp trên của bà chưa muốn. Thế thì bà phải nói thế này mới thực lòng: “ Ở vị trí này, chúng tôi phải đặt quyền lợi của cấp trên lên trên hết.”

Dân biểu Mỹ đáp trả sự chỉ trích của báo chí Việt Nam

VOA – 29.04.2014
Dân biểu Mỹ Loretta Sanchez.
Dân biểu Mỹ Loretta Sanchez.
Một nữ dân biểu Hoa Kỳ mới lên tiếng hồi đáp sau khi một tờ báo ở trong nước viết rằng buổi điều trần về tự do báo chí tại Việt Nam ở Quốc hội Mỹ do bà đồng tổ chức là ‘một chiều’, ‘thiếu khách quan’ và ‘ẩn chứa nhiều ý đồ xấu’.
Trao đổi với VOA Việt Ngữ tối 28/4, bà Loretta Sanchez cho rằng chính phía Việt Nam ‘phải cải thiện để có một hệ thống báo chí cởi mở, không chỉ có tình trạng báo chí một chiều do chính phủ kiểm soát’.
Điều mà họ không lắng nghe, và những người dân Việt Nam không có cơ hội được lắng nghe, đó là những quan điểm và ý kiến trái chiều. Theo ý kiến của tôi, việc chính phủ Việt Nam không cho phép truyền thông độc lập hay báo chí tư nhân hoạt động ở Việt Nam mới chính là một chiều.

Ưu tư ngày 30-4

Nguyễn Minh Hòa   
Cuộc chiến đã lùi rất xa, 39 năm là thời gian đủ lâu để người ta quên đi nhiều thứ, những người trẻ nghe chuyện chiến tranh như cổ tích, 39 năm sau trên mặt đất không còn hố bom, không còn dấu tích những trận chiến đẫm máu, thù hận đã có phần phôi phai, nhưng sao có những điều cứ day dứt mãi khôn nguôi ở trong trái tim những người bước ra từ cuộc chiến. 

Ảnh bênBia tưởng niệm các liệt sĩ cầu Rạch Chiếc do  dân lập


Video: CA đột kích tiệm vàng Hoàng Mai, đòi cướp 559 lượng vàng mang đi


CTV Danlambao - Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, chủ tiệm vàng Hoàng Mai phản ứng quyết liệt khi công an đòi lấy 559 lượng vàng mang đi. Trong video, bà liên tục yêu cầu lực lượng CA đưa ra bằng chứng vi phạm nhưng không được đáp ứng.

Sự kiện xảy ra vào hôm 23/4, lực lượng CA hùng hậu đột kích vào tiệm vàng Hoàng Mai.  Sau 10 tiếng lục soát toàn bộ 6 tầng của tiệm vàng, CA đã niêm phong 559 lượng vàng, thu giữ 14 ngàn đô-la Mĩ và lấy đi toàn bộ hệ thống camera an ninh, máy tính... Tổng trị giá tài sản bị CA thu giữ lên đến gần 1 triệu đô-la Mĩ. Phía CA đưa ra lý do lục xoát vì tiệm vàng mua bán ngoại tệ là trái pháp luật sau khi xuất hiện một thanh niên vào đổi 100$.

Phải biết xấu hổ để dừng lại

Giáp Văn Dương
1. Một ngày giữa tháng tư, tôi có việc gia đình phải lưu đêm trong bệnh viện. Đêm nằm nghe rất nhiều tiếng trẻ gào khóc từ khoa Nhi vọng lên, sau đó một hồi lại thấy tiếng bố mẹ kêu gào thảm thiết. Tôi hỏi ra mới biết là đang có dịch sởi. Nhiều trẻ đã không chống chọi được. Những tiếng gào khóc mà tôi nghe thấy có nguyên do như vậy.
Tôi bắt đầu hoảng hốt, vì suốt mấy ngày liền, ngày nào cũng cho hai bé con nhà mình vào ra bệnh viện thăm thân, lượn qua lượn lại đúng khu vực đó. Mỗi ngày hai lượt diễu qua ổ dịch mà không mảy may hay biết. Lý do là người ta đã “giấu dịch”, không thông tin cho đại chúng rõ ràng.
Tôi bắt đầu lưu tâm đến việc này, trước hết vì sức khỏe của chính con mình, và thấy tình hình chẳng sáng sủa hơn chút nào. Dịch hay không dịch, người dân cần phòng tránh thế nào, không có bất cứ thông tin chính thức nào từ Bộ y tế, trong khi tin tức ngoài luồng, tin trên mạng xã hội cho thấy số ca nhiễm sởi ngày càng nhiều, con số tử vong ngày càng tăng.
Chỉ đến khi PPT Vũ Đức Đam đi thực tế vì biết tin nhiều trẻ chết quá, do một bác sĩ ở bệnh viện Nhi Trung ương đưa lên facebook, thì thông tin về sởi mới có lý do bùng nổ.
Một ngày sau, Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến mới vi hành. Truyền thông về dịch sởi mới chính thức đi vào dòng chính. Khi đó, dã có hơn 7000 ca với 108 trẻ tử vong. Một con số gây sốc cho bất cứ người bình thường nào.

Cựu bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Đã đến lúc thừa nhân Xã hội Dân sự !


Ông Trương Đình Tuyển (góc phải) trong buổi ký kết với WTO năm 2006
Cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nói nên thừa nhận xã hội dân sự và coi đó là sản phẩm của sự phát triển dân chủ. Bình luận của ông được đưa ra trong ngày làm việc thứ hai với nội dung chính là bàn thảo về cải cách thể chế trong khuôn khổ một diễn đàn về kinh tế tại Hạ Long.
“Tôi nghĩ, đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự”.
Ông Tuyển, người được biết đến nhiều với vai trò nhà đàm phán chính của Việt Nam khi gia nhập WTO, được Thời báo Kinh tế Việt Nam (Bấm Vneconomy) trích dẫn nhắc lại thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong đó “ông Dũng cũng đã đề cập dân chủ là xu thế khách quan trong sự phát triển của loài người”
“Mà đã thừa nhận là xu thế khách quan thì phải mở rộng dân chủ và đương nhiên phải tôn trọng vai trò của xã hội dân sự”, ông Tuyển nói trong bài phát biểu được mô tả là ngắn gọn nhưng nhận được nhiều tiếng vỗ tay hưởng ứng.

Ai đang làm khánh kiệt đất nước?

Dương Vũ
Dân Luận: Chúng tôi nhận được bài viết sau đây về nhóm đặc quyền trong lĩnh vực ngân hàng. Chúng tôi không có điều kiện kiểm chứng, nên xin độc giả bổ sung thêm thông tin và hãy thận trọng khi sử dụng những thông tin trong bài.
Vụ việc diễn ra hôm 24 tháng 4 năm 2014 đối với cửa hàng vàng Hoàng Mai có lẽ là bằng chứng rõ nhất về một chiều hướng mới. Đó là sẽ cướp tất cả những gì có thể cướp được. Nếu như trót lọt thì nó sẽ được nhân rộng như việc cướp đất tràn lan ở khắp mọi nơi hiện nay.
Không còn phải bàn cãi gì nữa. Nếu như trước đây Nguyễn Du có thằng bán tơ đem tai họa cho gia đình họ Vương trong Truyện Kiều thì nay thời nay có thằng bán đô (USD).
Một thằng bán đô nào đó mà giờ cũng không thấy nhắc đến và cũng không nhắc đến cả một trăm đô đó nữa thì người ta đã thấy rõ một kế hoạch được lập ra để tổ chức cướp của bà Hoàng Mai. Hoàn hảo hơn cả vụ hai bao cao su dùng rồi đối với ông Cù Huy Hà Vũ.
Vụ viêc xảy ra ngày 24.4.2014 không biết đã hoàn tất sự vi phạm chưa thì ngày 22 tháng 4 Công An Quận Bình Thạnh đã trình phương án và ngày 23.4 bà Chủ Tịch Quận đã ký lệnh khám đối với doanh nghiệp và nhà bà Hoàng Mai.
Đó là ở cấp Quận. Bởi nó diễn ra từ trên xuống dưới, trên cướp kiểu trên và dưới cướp kiểu dưới.

"We shall overcome", bài hát làm thay đổi thế giới

Lan Trần
Hôm trước xem một video giới thiệu về bài này trên Dr.dk thấy hay quá, mẹ cháu ngồi viết để giới thiệu lại với mọi người bài hát này.
"Có những bài hát được cho là có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử thế giới, quan trọng tới mức mà người ta nói nó đã cùng giúp làm thay đổi thế giới. “We shall overcome - Chúng ta sẽ vượt qua “ có lẽ là một trong những bài ca phản kháng quan trọng nhất. Bài hát được thế giới biết đến từ phong trào nhân quyền của Mỹ vào những năm 60. Từ đó tới giờ, nó được hát ở bất cứ nơi nào mà người dân đấu tranh cho công lý, bình đẳng và tự do.
Nguồn gốc của bài hát này bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ 20.Sau cuộc nội chiến của Mỹ mặc dù chế độ nô lệ đã bị bãi bỏ được khoảng 40 năm nhưng những người Mỹ đen vẫn phải làm việc rất nặng nhọc trên các cánh đồng trồng bông và thuốc lá. Họ vẫn hát những bài hát dân ca được hát dưới chế độ nô lệ, trong đó có hai bài “I will be alright” và “I will overcome” là tiền thân của bài “We shall overcome” được biết đến ngày nay. Hai bài này được mục sư Giám lý Charles Albert Tindley dùng để viết bài “I will overcome someday”.
Vào năm 1945, phiên bản trước của “We shall overcome” được một phụ nữ Mỹ gốc Phi, Lucille Simmons, hát tại các cuộc bãi công đòi tăng lương trong ngành trồng thuốc lá ở South Carolina. Một nhà hoạt động trong những cuộc bãi công này đã đổi lời của bài hát từ “tôi sẽ vượt qua” sang thành “ chúng tôi sẽ vượt qua”. Nhờ đó mà bài hát từ một thông điệp cá nhân đã trở thành thông điệp mang tính chính trị hơn.

Khi ông Thủ tướng xin lỗi

Bùi Chí Vinh
Thuế làm khổ dân, Thủ tướng xin lỗi” đó là những tít tựa rất kêu xuất hiện trên báo chí truyền thông hôm nay (29-04-2014). Bên cạnh lời xin lỗi là hình ảnh tươi cười của ông Thủ tướng bệ vệ giữa vòng vây doanh nghiệp bên lề Hội nghị chính phủ. Tội nghiệp nhân dân (khoan nói đến tội nghiệp các doanh nghiệp) để chờ đợi lời xin lỗi như thế đến tai dân đen thấp cổ bé miệng thì đời sống của họ đã bị đẩy vào bước đường cùng…
Viết đến đây bỗng nhiên nhớ vụ chìm phà Sewol bên Hàn Quốc làm chết hàng trăm học sinh mà thủ phạm là những người chủ phà tắc trách. Đồng ý là thủ phạm đã bị giam nhưng cổ nhân có câu “nhà dột từ nóc dột xuống” nên ông Thủ tướng xứ kim chi cảm thấy “liên đới trách nhiệm” và xấu hổ đến nỗi phải lên tiếng từ chức… Từ chuyện từ chức sòng phẳng ở xứ người lại liên tưởng đến chuyện xứ nhà qua các vụ việc đau lòng gần đây về y tế, giáo dục, giao thông, công an bức cung tra tấn nhục hình… Những vụ việc rùm beng kiểu đó cả thế giới đều biết nhưng chẳng thấy ai cúi đầu sám hối hoặc can đảm nhận lỗi về mình để xin… từ chức. Đó là chỉ nói về các vị Bộ trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp, chưa nói đến hệ thống lãnh đạo “hình chóp nhọn kim tự tháp” bên trên. Chẳng lẽ công thức “tu, tề, trị, bình” đã bị tuyệt diệt rồi sao ? Không tu thân, tề gia thì làm sao trị quốc, bình thiên hạ. Chẳng lẽ “hạ tắc loạn” mà không phát sinh từ “thượng bất chính”?

Cuộc Sống Chung Quanh Ta: Ôn Cố, Tri Tân.

Bia tưởng niệm - Mặt trước
Bia tưởng niệm – Mặt trước

Để hòa giải cần bỏ danh xưng “Chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam”

Nguyễn Tường Tâm
hoagiai
Gần đây, một số viên chức cao cấp Cộng sản, kể cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã ra lời kêu gọi xóa bỏ hận thù, thực hiện hòa hợp hòa giải dân tộc. Nhưng song song với những lời kêu gọi hòa giải hòa hợp đó đảng Cộng sản cầm quyền vẫn duy trì chính sách phân biệt đối xử và vẫn gọi cuộc chiến miền Bắc xâm lăng miền Nam 1954-1975 là cuộc chiến Chống Mỹ Cứu Nước Giải Phóng Miền Nam. Điều đó chứng tỏ đảng cộng sản không có thực tâm hòa giải.
Trước khi nói tới biện pháp hòa hợp hòa giải thì phải xác định ai hòa giải với ai? Dứt khoát không phải hòa giải giữa người Việt hải ngoại (xuất phát từ miền Nam) với nhân dân trong nước. Người Việt hải ngoại và nhân dân trong nước không hận thù nhau. Nhiều năm nay đảng cộng sản và bọn tay sai vẫn tung hỏa mù kêu gọi hòa hợp hòa giải giữa người Việt hải ngoại và nhân dân trong nước. Tung ra lời kêu gọi đó là ngầm kết tội tập thể người Việt hải ngoại (Việt Nam Cộng Hòa) là thủ phạm chủ trương chia rẽ, nuôi dưỡng hận thù. Người Việt hải ngoại (VNCH) dĩ nhiên không hận thù gia đình, thân nhân họ còn kẹt trong nước. Người Việt hải ngoại (VNCH) chỉ quyết liệt chống đảng cộng sản cầm quyền. Tại miền Nam, ngoại trừ một số ít trước 1975 nằm vùng theo cộng sản, còn lại đại đa số là nhân dân Việt Nam Cộng Hòa. Sau 1975, toàn thể người miền Nam đã bị đảng cướp bóc một cách tàn tệ qua các biện pháp đổi tiền, đánh tư sản, đuổi đi kinh tế mới, tịch thu nhà cửa, ruộng vườn, cơ xưởng, nên họ đều căm thù cộng sản; chỉ có điều họ không dám bộc lộ, chứ trong thâm tâm họ thì sự thù hận cộng sản lúc nào cũng cao ngất trời. Cho nên, khi nói tới “Hòa Hợp Hòa Giải” là phải nói tới hòa hợp, hòa giải giữa đảng cộng sản với nhân dân miền Nam (cả ở trong lẫn ngoài nước). Nhân dân miền nam trong nước và hải ngoại không có nhiệm vụ thực thi hòa giải bởi vì họ là nạn nhân chứ không phải thủ phạm của chủ trương và các biện pháp gây thù hận. Chính đảng cộng sản là thủ phạm của chính sách và hành động gây thù hận mới có trách nhiệm thực hiện hòa hợp hòa giải.

Trung Quốc chìm đắm tại biển Đông (1&2)

Huỳnh Tâm
Phần 1
Trung Quốc tiếp tục không ngừng nghỉ đe dọa an ninh Châu Á, những quốc gia trong vùng lân bang nhất định bị Trung Quốc bào mòn biên giới lãnh thổ và lãnh hải của 14 quốc gia có cùng biên giới với Trung Quốc. Từ tham vọng bành trướng quá lớn đế hy vọng đứng đầu hoàn vũ. Trung Quốc khởi động gây chiến cuối thế kỷ 20, từ đó đến nay không ngừng tay dùng lực lượng quân sự, răn đe, áp lực những quốc gia nhỏ để cướp lãnh thổ và cướp biển. Tình hình ở Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp, thêm trò tham lam âm thầm lằng nhằng, chồng chéo lên nhau không theo một thứ tự nào cả, vốn dĩ cá tính cố hữu của người Hán. Nay thừa cơ vấn đề Biển Đông tạo ra những hồ sơ ma, quanh co biện luận cái lý của kẻ cướp, bịt âm thanh trong cổ họng của người đối diện không cho phát ra những tiếng kêu thật sự muốn hòa bình.

Ngày oan trái

bo doi
Trước năm 1975, ở miền Bắc, Đảng tiêu diệt tất cả những ngả nhận thức khác. Đảng bóp chết ngay từ trong trứng nước những kênh thông tin khác. Chỉ cần một câu thơ hay một bài báo có hương vị lạ, lập tức nó được mang lên dàn hỏa thiêu, và tác giả của nó bị rút phép thông công.
Mặt khác Đảng ra tay truyền bá nhiều thứ chủ nghĩa lạ: Chủ nghĩa Cộng sản, Chủ nghĩa Marx – Engels – Lenine, Chủ nghĩa Staline, Chủ nghĩa Mao, Chủ nghĩa anh hùng cách mạng, Chủ nghĩa quốc tế vô sản… Rồi Đảng cao đơn hoàn tán chúng thành một thứ tôn giáo riêng. Trong đó, Đảng là giáo chủ, nhân dân là những tín đồ, mà khoảng cách từ tín đồ đến cuồng tín là rất ngắn.
Đảng dạy rằng: Mỹ chiếm miền Nam làm thuộc địa. Chính quyền miền Nam là bù nhìn, để cho dân miền Nam đau đớn dưới gót giầy xâm lược. Thế là những thế hệ cuồng tín tử vì đạo ở miền Bắc quê hương tôi đã tầng tầng lớp lớp xẻ dọc Trường Sơn, vào Nam cứu nước. Đảng lại phong cho họ một mỹ danh “nhân dân anh hùng”, cộng với những lời hứa hão. Thế là những tín đồ thi nhau nhảy vào những thung lũng tử thần, chém giết đồng loại, mà có mấy khi dừng tay để tự vấn lương tâm.

‘Chỗ ở sang trọng và tự do học thuật’‘Chỗ ở sang trọng và tự do học thuật’

Vũ Quý Hạo Nhiên
Chỗ ở mới của Đoan Trang, một nhà báo và blogger có khả năng viết khỏe, viết sâu sắc, bằng cả hai thứ tiếng Việt và Anh, tự dưng đùng một cái trở thành đề tài bàn tán trên mạng.
Dường như có hai lý do cho sự xôn xao này. Một là vì nơi ở của cô trên vùng Pacific Palisades ở miền Nam California quá khang trang.
Vùng Palisades là một khu sang của Los Angeles, nơi nhiều tài tử Hollywood sinh sống, như Nicole Kidman, vợ chồng Ben Affleck/Jennifer Garner, vợ chồng Tom Hanks/Rita Wilson. Hai vợ chồng Arnold Schwarzenegger và Maria Shriver cũng có thời ở đây.
‘Sang trọng’
Villa Aurora, chỗ ở của Đoan Trang là một tòa nhà to như lâu đài, nằm trên triền đồi sát biển nhìn ra Thái Bình Dương.
Tầng trên cùng của tòa nhà nằm trên đỉnh đồi, cửa vào phía trên đấy. Phòng khách rộng mênh mông, khắp nơi kê tủ sách. Có cây piano, từ bên Đức mang qua, làm từ thời mà các phím trắng còn làm bằng ngà voi thật.
Phía sau vườn, nhìn xuống chân đồi là cây xanh bao bọc những biệt thự làng giếng, rồi xa hơn nữa là biển Nam Cali, mỗi buổi chiều mặt trời lặn đẹp không thể tưởng.

30 tháng 4 trong tôi

Ngày 30 tháng 4 năm ấy…
Tin “thắng lợi hoàn toàn” được loan trên đài phát thanh và báo chí, làm những người dân miền Bắc, sau bao năm oằn mình chịu đựng hy sinh, thấy lòng ngập tràn niềm vui không tả xiết. Thế là từ đây không còn cảnh chia ly, đổ máu. Đất nước chắc chắn sẽ “đi lên ấm no hạnh phúc”, sẽ “xây dựng lại hơn 10 hôm qua”…
Vào lúc đó, người dân Nam thực sự nghĩ gì, người miền Bắc không biết rõ. Đa số cho rằng dân Nam cũng đón nhận “chiến thắng” giống như mình, thậm chí vui hơn. Họ đã bao năm sống lầm than dưới ách cai trị kép của “Mỹ-Ngụy”, ngày đêm trông chờ cái thời khắc này. Trừ một nhúm tay sai đế quốc, trung thành với chế độ “ngụy quyền”…
Trên các đường phố và trong các xóm làng, những bài ca chiến thắng liên tục vang lên qua hệ thống loa công cộng và trong các buổi tụ họp ăn mừng. Không khí thực sự ồn ào náo động.
Nhưng ngay trong những ngày náo nức đó, tôi đã dự cảm thấy một điều gì đó bất an.
“Hội toàn thắng náo nức đất nước
Ta muốn bay lên say ngắm sông núi hiên ngang
Ta muốn reo vang, hát ca muôn đời Việt Nam…”
Câu ca với những nốt nhạc ồn ào như muốn cố chứng tỏ sự say sưa và tấm lòng yêu nước. Có cảm giác như nó được lý trí định hướng nhiều hơn là xuất phát từ một tình cảm thực sự chân thành.
Và đây nữa:

Hậu 'vụ Hoàng Mai': Các tiệm vàng tư nhân trước nguy cơ bị niêm phong tài sản


Rất nhiều chủ tiệm vàng đã tỏ ra lo lắng và theo dõi sát thông tin về “vụ Hoàng Mai” vì nguy cơ bị kiểm tra, bị phạt, bị tịch thu tài sản sai quy trình nhà nước...

Dư luận đang ồn ào về cách làm việc của cơ quan công quyền sau khi tiệm vàng Hoàng Mai tại quận Bình Thạnh, TP.HCM bị niêm phong 559 lượng vàng vì tội quy đổi 100 USD trái phép. Rất nhiều chủ tiệm vàng đã tỏ ra lo lắng và theo dõi sát thông tin về “vụ Hoàng Mai” vì nguy cơ bị kiểm tra, bị phạt, bị tịch thu tài sản sai quy trình nhà nước.

Luật sư Đặng Huỳnh Lộc, Trưởng Văn phòng luật sư Huyền Vũ, Đoàn Luật sư TP.HCM trao đổi với phóng viên về vấn đề này và khẳng định việc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh ra quyết định khám xét tiệm vàng Hoàng Mai là trái thẩm quyền. 

Vô trách nhiệm và vô liêm sỉ

Lê Diễn Đức
Từ chức là một thói quen, một cách ứng xử tự nhiên, bình thường ở các quốc gia dân chủ, nơi mà chính phủ của một đảng phái chính trị được thiết lập cầm quyền nhờ chiếm số ghế cao nhất trong quốc hội từ bầu cử tự do.
Vào tháng 11 năm 2013, tại Ba Lan, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Slavomir Novak đã đệ đơn từ chức vì liên quan đến yêu cầu của Công tố viện đề nghị bãi bỏ quyền ưu đãi miễn trừ, với lý do Bộ trưởng đã cố ý không khai báo chiếc đồng hồ đeo tay trị giá khoảng 5000 USD vào bản kê khai tài sản.
Thủ tướng Ba lan Donald Tusk đã chấp nhận đơn từ chức, còn Phó Thủ tướng Janusz Piechociński nói rằng "Đây là một động thái tự nhiên trong tình huống này. Luật pháp yêu cầu một lời giải thích cụ thể, nếu có yêu cầu của Công tố viện".
Vào ngày 27 tháng 4, 2014, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won đã thông báo quyết định từ chức vì bị chỉ trích về cách thức đối phó với vụ chìm phà Sewol hôm 16 tháng 4, mà tính tới chiều ngày 26/04, ít nhất 187 người đã được xác định thiệt mạng và 115 người hiện vẫn đang mất tích. Chính phủ Hàn Quốc đã bị phê phán nặng nề về thảm họa và cách thức xử lý chiến dịch cứu hộ.

Bà con Dương Nội biểu tình tại Ban Tiếp Dân thành phố Hà Nội ngày 28/4/2014

Dân Luận tổng hợp
Ngày 28/4/2014 những người dân oan Dương Nôi đã biểu tình tại Ban tiếp dân thành phố Hà Nội để đòi người bị bắt oan ngày 25/4, trong đó có hai vợ chồng chị Cấn Thị Thêu:
10153185_1400584830221792_7616525348481534938_n.jpg

BIA ĐÁ KỶ NIỆM CHIẾN TRANH VN TRÊN ĐỒI NÚI COLORADO


Khu Đài Tưởng niệm chiến tranh Việt Nam có cả tiếng Việt bí mật được phát giác giữa vùng đồi núi vùng Gunnison, Colorado, Hoa Kỳ. Đúng là Danh Dự và Trách Nhiệm của một chiến binh. 

Phải khó khăn, với nhiều kiên nhẫn và thì giờ tôi mới tìm được video khoảng 5 phút của người nữ reporter tường trình về The Mysterious War Memorial không biết do ai dựng nên, nằm ở một đồi núi hẻo lánh tại TB Colorado, Hoa Kỳ. 
Đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam theo nhận xét của tôi đề cập đến cuộc chiến từ năm 1945- 1975, trong đó có ghi khắc nhiều thứ tiếng Anh, Việt, Laos, Campuchia. Tôi khá ngạc nhiên khi đọc được dòng chữ sau trên mặt của đài, thật cảm động đến rơi lệ: 
“Nếu khóc than mà tôi có thể biến đổi tiến trình sự việc, thì dòng lệ của tôi sẽ đổ xuống không ngừng cho đến ngàn thu.”

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Ngày Tri ân thương phế binh: “Chúng tôi không bị bỏ quên”

VRNs (28.4.2014) – Sài Gòn - Vào lúc 8 giờ, ngày 28.04.2014, Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Tu viện DCCT Sài Gòn (38 Kỳ Đồng, Quận 3 – Sài Gòn) đã tổ chức ngày “Tri Ân Quý Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa” cho khoảng 440 (danh sách chính thức 421) thương phế binh (TPB) VNCH. Ngoài hơn 400 thương phế binh, buổi tri ân còn có sự hiện diện của cha Giám tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành, cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên và Chánh xứ Gx. Đức Mẹ HCG Sài Gòn, Quý vị Chức sắc trong Hội đồng liên tôn, người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu và những người yêu mến Công lý và Hòa bình…

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"