Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

28/03/2014….. dân oan xuống đường khắp nơi

Chúc thư của ông Trần Văn Miên, Trần Văn Sang
Hai tháng trước khi ông Trần Văn Miên, Trần Văn Sang bị bắt, các ông dã để lại chúc thư cho bà con dân oan mất đất ở phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Hai ông bị bắt ngày 27/3/2014 ở ngoài đường.
Tối nay, 29/3/2014, theo thông tin ban đầu, công an báo là hai ông tự tử. Bà con Dương Nội đã kéo nhau đến biểu tình ở Ngô Thì Nhậm, Hà Đông.

Xin coi hình và video đính kèm ca từng nơi xảy ra biểu tình ( 26/03 tới 29/03/2014)

Sài Gòn thất thủ – Kỳ 1

Komori Yoshihisa  - Khôi Nguyên dịch
nckĐứng trên bục gỗ trước máy phóng thanh, lời kêu gọi của ông Kỳ vang dội đến mấy ngàn giáo dân Công Giáo như càng làm tăng thêm dũng khí cho họ [...] Thế nhưng vào sáng ngày 29/4/1975 ông Kỳ đã dùng trực thăng tháo chạy ra ngoại quốc, bỏ lại sau lưng những lời thề hứa chiến đấu quyết tử mà ông từng hùng hồn tuyên bố trước đó bốn ngày.
Hồn Việt Radio “Sàigòn thất thủ” là tựa đề một loạt ký sự được đăng tải liên tục suốt gần một tháng trên Nhật Báo Sankei trong mục “Đặc Phái Viên của Thế Kỷ 20” từ ngày 29/10 cho đến ngày 27/11/1998. Người thực hiện loạt ký sự này là ký giả Komori Yoshihisa, một đặc phái viên kỳ cựu của Nhật Bản đã có mặt tại Sài Gòn trước và sau thời điểm 30/4/1975. Ông Komori Yoshihisa từng là ký giả của tờ báo Mainichi được biệt phái đến Sài Gòn từ năm 1972 với tính cách là trưởng ban biên tập tại Sài Gòn. Sau đó, đến năm 1987, ông chuyển sang làm việc cho tờ báo Sankei.

Biểu tình tại tỉnh Ninh thuận, phản đối chính quyền cho TQ khai thác ngày 28/3/2014


Tường trình việc chính quyền Việt Nam đánh, bắt, xúc phạm thân thể, nhân phẩm, quấy rối tình dục ngày 23/03/2014

Trần Thị Nga



Kính gửi:
- Tổ chức nhân quyền thế giới.
- Tổ chức EU
- Đại sứ quán các nước Mỹ, Úc, Thụy Điển, Đức, Na Uy,....

Tên tôi: Trần Thị Nga sinh ngày 28/04/1977. số chứng minh: 168125829.
Địa chỉ: số nhà 254 đường Trần Thị Phúc, tổ 8 Phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, Hà Nam
Điện thoại: 0972572585

Tôi xin trình bày sự việc như sau:

Vào hồi 9h sáng ngày 23/3/2014 tôi cùng những người bạn đi từ nhà thờ Thái Hà, ngõ 181 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội đi ra đường đón xe bus và xe taxi để ra bờ hồ Hoàn Kiếm. Khi chúng tôi đón xe đã bị công an, cảnh sát giao thông chặn không cho xe bus xe taxi chở chúng tôi, buộc lòng chúng tôi đi bộ hàng một sang bên kia đường tới ngõ 173 Nguyễn Lương Bằng, tại đây chúng tôi đã bị hàng trăm công an, an ninh, dân phòng, cựu chiến binh và côn đồ do ông Cường phó công an Quận chỉ đạo bao vây, xô đẩy, đánh, cấm chúng tôi không được đi, chúng tôi quay về cũng không được. Họ bẻ tay, khiêng, cưỡng bức chúng tôi về sân tòa nhà 187 đối diện số nhà 12 đường Tây Sơn, họ vây tròn chúng tôi lại, chúng tôi ngồi xuống trong ôn hòa thì họ xỉ vả mắng nhiếc đến 10h.

Chị Bùi Hằng đã ăn trở lại sau thời gian dài tuyệt thực, nhưng con trai chị lại bị bắt

Nguyễn Trung Tôn
Theo nguồn tin từ luật sư Trần Thu Nam cho biết thì sáng nay vào lúc 4h, luật sư cùng cháu Trần Bùi Trung con chị Bùi Minh Hằng từ Sài Gòn xuống trại giam An Bình tỉnh Đồng Tháp, để luật sư Nam tham gia buổi lấy cung của công an huyện Lấp Vò đối với chị Bùi Thị Minh Hằng.
Khi hai người tới nơi thì đã 8h sáng, tuy nhiên chỉ mình luật sư Nam được vào trại theo thủ tục dành cho luật sư bào chữa (cháu Trung phải đứng ngoài cổng trại). Sau khi kết thúc buổi lấy lời khai của công an đối với chị Bùi Thị Minh Hằng luật sư Nam ra công trại thì không thấy cháu Trung đâu, luật sư gọi điện thoại cho cháu không được nên đã hỏi thăm những người xung quanh khu vực đó thì được biết: Khi luật sư Nam vào trong thì cháu Trung đi vào khu nhà hành chính của trại giam để yêu cầu cho gặp mẹ thì bị gác cổng lôi ra ngoài, Sau đó Trung có gào "Mẹ ơi con Trung đây..." và Trung có đập đầu hoặc tay vào cổng trại, tiếp theo là công an xã đến bắt cậu đi. Biết được thông tin này, luật sư Nam đã tới công an xã An Bình để tìm hiểu. Tại đây lãnh đạo công an xã tránh mặt, nhưng lại có rất nhiều công an giao thông và lực lượng an ninh và cảnh sát cầm máy quay để ghi hình luật sư. Vì không gặp được lãnh đạo của công an xã An Bình, bản thân chỉ đi một mình nên luật sư Nam đã quay về quán nước để trông đồ đạc cho cháu Trung. Luật sư đang đợi có thêm người tới sẽ tiếp tục vào công an xã An Bình để yêu cầu họ cho biết về tình hình của cháu Trung.

Đôi điều về vấn đề "kiểm duyệt" báo chí trước năm 1975 tại Sài Gòn

Trần Thị Ngự
Xin thêm vài thông tin về vấn đề "kiểm duyệt" báo chí trước 1975 để bạn hiểu thêm về bản tin trong bài chủ:
Việc quản lý báo sách và báo trước 1975 được qui định trong luật báo chí mang tên Luật 007 (lúc đó nhiều người gọi đùa là luật James Bond 007). Trên nguyên tắc, sách báo ở miền Nam chỉ bị cấm loan tin đồn thất thiệt và đăng những bài vi phạm thuần phong mỹ tục (điều 35 Luật Báo Chí 007), nhưng trong thực tế, việc kiểm duyệt nhằm ngăn các thông tin bất lợi cho chính quyền lúc đó, như các thông tin bất lợi về chiến sự và các thông tin có lợi cho CS. Vi phạm thuần phong mỹ tục chỉ là một cái lý do bề ngoài rất thuận tiện (vì bới ra thì lúc nào cũng có) để "tịch thu" những tờ báo đăng tin "không thuận lợi" về phương diện chính trị.
Theo một người rất thân trong gia đình làm việc tại bộ phận "kiểm duyệt" báo trước 1975 ở Saigon cho biết, việc "kiểm duyệt" được đạt dưới sự điều khiển của ê-kíp Hoàng Đức Nhã (đặc trách Nha Báo Chí Phủ Tổng Thống và có thời phụ trách Bộ Thông Tin Chiêu Hồi) trong đó có cả Giám Đốc Báo Chí Bộ Thông Tin Chiêu Hồi. Địa điểm là căn nhà số 1 Lê Quí Đôn, sát cạnh văn phòng Thông Tấn Xã Việt Nam và bên kia đường là Phủ tổng thống.

Kỳ án Nhã Thuyên

Thư Hiên
Mấy tuần qua, dư luận cộng đồng mạng rúng động bởi “kỳ án” Nhã Thuyên. Diễn biến gần đây nhất là sự kiện ngày 27/3, cô Đỗ Thị Đoan bị Trường ĐH Sư phạm Hà Nội mời đến để nhận các quyết định thu hồi bằng và hủy luận văn thạc sĩ nhưng cô từ chối không nhận các quyết định này. Trước đó thì PGS TS Nguyễn Thị Bình, người hướng dẫn Nhã Thuyên làm luận văn này không được kéo dài thời gian làm việc dù luật định cho phép.
Câu chuyện được bắt đầu từ mùa hè năm 2013 và khá rùm beng trên nhiều báo chính thống vào thời điểm đó. Nhưnghiện nay, ngay cả những báo chính thống đã từng “đánh” Nhã Thuyên cũng không đăng tải dòng nào về các quyết định trên. “Bí mật” được tiết lộ qua một tờ báo vẫn bị dư luận xem là “lá cải”, Kinh doanh và Pháp luật. Tờ này đăng tải đơn kêu cứu của PGS TS Nguyễn Thị Bình về việc bà Bình bị Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho nghỉ hưu sớm 5 năm mà không có lý do xác đáng. Tuy nhiên, gần như ngay lập tức bài viết đã bị gỡ xuống, nhưng sự hiện hữu ngắn ngủi của nó vẫn kịp để nhiều trang mạng và báo “lề trái” chộp được.

Nghèo Là Một Cái Tội?

Alan Phan
Một bạn để ý là tôi có nhiều sách về những câu châm ngôn phát đi từ các danh nhân và triết gia trong tủ sách. Được hỏi câu nào mang nhiều ý nghĩa nhất, tôi buột miệng theo tiềm thức, “Nghèo là một cái tội.” Trước khi ném đá và giương cao ngọn cờ “đấu tranh giai cấp”, xin các bạn cho ông già này giải thích.
Tôi đã nhiều lần rỗng túi, chạy quanh đường phố để suy nghĩ mà không biết ngày mai tiền sẽ từ đâu đến để trả cho cả trăm cái bills (hóa đơn). Tôi cũng đã từng có rất nhiều tiền mà suốt ngày phải họp với các chuyên gia thuế vụ để tìm cách làm “giảm hay hoãn” thuế. Nhìn lại, dù có tiền hay không, hạnh phúc hay đau khổ của tôi trong những hoàn cảnh này đều không liên quan đến tiền. Tuy nhiên, dù khóc hay cười, tôi nghiệm ra một điều là “có tiền” thì vẫn thú vị hơn. Mặt khác, tôi cũng có thể chắc chắn một điều: dù “không tiền”, tôi vẫn chưa bao giờ “nghèo”.

Ucraine chìm ngập trong nợ nần, Việt Nam thì khi nào mới bị lộ?

Nguyễn Hữu Quý
1. Từ thực trạng Ukraine
Ngày 30.3.2014, báo An ninh Thủ đô, trong bài viết tựa đề “Ucraine chìm ngập trong nợ nần”(1), cho biết:
“… Ai sẽ trả lương hưu? Ukraine đang rất cần tiền. Ngân sách đã cạn kiệt trong khi năm 2014 nước này cần khoảng 6 tỷ USD để trả nợ. Tới đây khi EU và Mỹ có trợ giúp thì vẫn không thể nào đủ để giải quyết các vấn đề kinh tế hiện nay của Ukraine.
Theo tờ Washington Post, ngân khố của Ukraine chỉ còn lại vỏn vẹn 500.000 USD trong khi đó, các khoản nợ của nước này lại lên đến hàng tỷ USD!”.
“… Bên cạnh các khoản nợ từ việc đi vay còn có các khoản nợ bắt nguồn từ việc không thanh toán nhập khẩu. Hiện, không ai biết chính xác bao nhiêu doanh nghiệp của nước này nợ lương người lao động. Còn với các khoản nợ nước ngoài thì chỉ tính riêng trong năm ngoái đã tăng trên 20,2%. Tính đến ngày 31-12-2013, tổng nợ nước ngoài của Ukraine là 140 tỷ USD, chiếm khoảng 80% GDP”.

Tây Nguyên trước mùa mưa lũ

Thác Đray H'linh (nay đã bị nhà máy thuỷ điện làm đổi dòng)
Thác Đray H’linh (nay đã bị nhà máy thuỷ điện làm đổi dòng)
Lời đầu:
-       Những ngày này cách đây đúng 30 năm, tôi dẫn đầu một nhóm làm phim 4 người lên Tây Nguyên khởi quay bộ phim “Thủy điện nhỏ“. Thời đó “trai 30 tuổi đang xoan“, chúng tôi đều hăng hái lắm. Đây là đề tài do tôi đề xuất với Hãng phim TL&KH và được chấp thuận. Trước đó một năm, khi đi quay bộ phim “Năng lượng gió“ cho Đạo diễn Nguyễn Thiệu, tôi được Bộ Điện lực (nay là Bộ Công Thương) giới thiệu đề tài này. Trộm nghĩ, mình không làm, cũng có người khác. Thử liều một phen xem sao. Đó chính là bộ phim đầu tay của tôi trên cương vị đạo diễn.

McDonald's, Ukraine và Việt Nam

Đoàn Hưng Quốc
Công ty thức ăn nhanh McDonald's mở nhà hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 02-2014. McDonald's vốn được xem như biểu tượng của nước Mỹ nên làm nảy sinh ra ba giai thoại thú vị liên quan đến trào lưu toàn cầu hoá, chính sách tiền tệ và đầu tư địa ốc (!) tuy hài hước nhưng lại trở thành đề tài tranh luận của không ít học giả quốc tế – nay xin được kể lại để đọc giả trong và ngoài nước nghe chơi.
Giai thoại thứ nhất do nhà bình luận nổi tiếng Thomas Friedman [1] của tờ New York Times đề xuất vào năm 1996 rằng không hề có chiến tranh giữa hai nước cùng có nhà hàng McDonald's [2]. Giả thuyết tiếu lâm này dựa trên quan sát rằng công ty McDonald's đầu tư thường vào giai đoạn nền kinh tế của một quốc gia tiến vào bước ngoặc toàn cầu hoá, mở cánh cửa thương mại với thế giới và xây dựng được tầng lớp trung lưu – nên nước này sẽ gánh chịu nhiều thiệt hại hơn là lợi ích khi sanh sự với các lân bang. Luận cứ Friedman đứng vững gần 10 năm cho đến 2008 khi Nga tấn công vào Georgia, rồi nay lại bị nước Nga phá hỏng lần nữa khi tiến chiếm vùng đất Crimea của Ukraine vào năm 2014 (cả ba quốc gia đều có nhà hàng McDonald's). Thì ra toàn cầu hoá là mô hình do Hoa Kỳ dựng ra, các nước lớn như Nga nhờ vào đó phát triển đến mức độ hùng mạnh thì lại sanh thêm tham vọng bành trướng nên không ngần ngại vi phạm ra ngoài biên giới. Câu hỏi đặt ra là nay cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều có McDonald's nhưng liệu Hoa Lục có sẽ tấn công biên giới và biển đảo VN khi nền kinh tế đã trưởng thành nên không còn sợ bị thế giới phong tỏa?

Suy nghĩ về hội sách Sài Gòn lần thứ 8 tại nơi từng là nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi

Bùi Chí Vinh
7c935.jpg
Hội sách Sài Gòn lần thứ VIII. Ảnh minh họa của Dân Luận. Nguồn ảnh: Vietpress.vn
Đi qua Hội chợ sách Sài Gòn tìm không thấy thánh hiền
Chỉ thấy nhẵn mặt những tên bồi bút
Nắng 40 độ tạm cho là nắng gắt
Cũng không làm xây xẩm mặt mày bằng vắng bóng văn chương
Cứ vài năm xuất hiện một Hội sách dị thường
Gồm những công-nhân-viết-văn được cho lên lịch

Tại sao các nước dân chủ lại giàu có?

Ricardo Hausmann*
Khi Adam Smith vừa tròn 22 tuổi, ông đã tuyên bố một câu nổi tiếng rằng, “Đưa một nhà nước từ tình trạng man rợ nhất đến tình trạng giàu sang nhất không đòi hỏi gì nhiều, đấy là hòa bình, thuế thấp và thái độ khoan dung trong việc thực thi công lý: tất cả những thứ khác sẽ xảy ra trong tiến trình tự nhiên của sự vật”. Hôm nay, gần 260 năm sau, chúng ta biết rằng không có gì xa sự thật đến như thế.
Việc biến mất của chiếc máy bay mang mã số 370 của hãng hàng không Malaysia cho thấy Smith sai đến mức nào vì nó thể hiện rõ tương tác phức tạp giữa nền sản xuất hiện đại và nhà nước. Để làm cho việc du hành bằng máy bay trở thành khả thi và an toàn, các quốc gia phải đảm bảo rằng phi công và máy bay phải vượt qua những bài kiểm tra nghiêm ngặt. Họ xây dựng các sân bay và cung cấp radar và vệ tinh có thể theo dõi máy bay, cung cấp các nhân viên kiểm soát không lưu để giữ cho máy bay không đâm vào nhau, và công tác an ninh để không cho những kẻ khủng bố lên máy bay. Và, khi xảy ra sự cố thì hòa bình, thuế thấp, và công lý không thể giúp đỡ được; mà phải dùng các cơ quan chuyên nghiệp, có đầy đủ nguồn lực của nhà nước thì mới giải quyết được.

Lan man cảm nghĩ vụ công an "làm chết người"

Người Buôn Gió
Năm 1994 tôi ở buồng 6D bên chẵn của trại giam Hà Nội. Lúc ấy anh Kỳ là trưởng buồng. Anh Kỳ năm đó khoảng 46 tuổi, người cao, trắng trẻo, nhanh nhẹn. Anh là công an xã, bị can tội giết người, anh bị xử 17 năm.
Buồng 6D nằm tít góc bên trong cùng của dãy buồng giam, thành phần toàn cán bộ hay dây mơ rễ má cán bộ trại. Có một ông buôn lậu, có ông tham ô, có ông làm giấy tờ cho người đi nước ngoài, có cả thằng học sinh 16 tuổi cầm dao gọt hoa quả giết bạn. Thằng đó bị tù 6 năm, nó ca hát suốt ngày.
Tôi nằm cạnh anh Kỳ, ngay hôm đầu tiên vào buồng. Quản giáo dẫn tôi vào chỉ chỗ nằm ở đó, lúc bỡ ngỡ tôi không hiểu là chỗ nằm tức là vị trí. Có nghĩa tôi sẽ là buồng phó.
Ở một buồng giam toàn thành phần khá lành như thế, chẳng có chuyện đánh đập, cướp bóc hay tra tấn gì. Mỗi tù nhân khi nhận quà cứ mang 1/3 đến biếu lại buồng trưởng. Anh Kỳ nhà ở Sóc Sơn, nghèo, vợ anh lâu lắm mới tiếp tế cho anh vì còn nuôi ba đứa con nhỏ. Có lẽ quản giáo thương tình đồng nghiệp cho anh làm trưởng buồng để có chút lộc lá. Áng chừng anh chưa đủ kinh nghiệm giang hồ nên bổ sung tôi làm buồng phó.

ASEAN: Lãnh đạo kém?

Maria A. Ressa
Đoan Trang chuyển ngữ

ASEAN vô tích sự

''Ông Lê Lương Minh, người đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư ký ASEAN từ năm ngoái, chẳng làm được gì hơn là gây thất vọng, bởi vì từ rất nhiều góc độ, ông đã bộc lộ rõ những bất cập của ASEAN hiện nay... Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar ít có quan chức nào có khả năng tham gia đầy đủ vào các cuộc hội nghị tổ chức bằng tiếng Anh. Nước khá nhất trong số này, Việt Nam, dùng tiền ngân sách để đào tạo ra một thế hệ các nhà ngoại giao như ông Minh'' (trích bài viết trên một tờ báo trong khu vực).
Căn cứ vào quy mô dân số, ASEAN là một khu vực lớn và có khả năng gây ảnh hưởng trên thế giới. Chẳng hạn, Indonesia với 237 triệu người, đang đứng thứ tư thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Philippines khoảng 100 triệu, Việt Nam 92 triệu, cũng là hạng cao (12 và 14). Nhìn tổng thể, hơn 600 triệu dân ASEAN chiếm 8,8% dân số toàn cầu. Tỷ lệ này không cao, nhưng so với các khu vực khác là đáng kể. (Để bạn so sánh: Trung Quốc, với 1,3 tỷ người, chiếm khoảng 20-25% dân số cả hành tinh).
Nếu ASEAN ''nhất thể hóa'' để trở thành một nền kinh tế thì đó sẽ là nền kinh tế lớn thứ 8.
Phần lớn các nước ASEAN nằm trong hoặc tiếp giáp với Biển Đông, một khu vực có tầm quan trọng đặc biệt về địa chính trị, địa chiến lược. Ví dụ, mỗi năm, một phần ba lượng dầu thô và hơn một nửa lượng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được vận chuyển qua nơi đây.

Hai dân oan Dương Nội cắn lưỡi « tự tử » trong trại tạm giam?

Thụy My

Các chòi canh giữ đất của người dân Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội. Facebook
Tối qua 29/03/2014, gia đình hai ông Trần Văn Miên và Trần Văn Sang, dân oan đấu tranh đòi đất ở phường Dương Nội quận Hà Đông, Hà Nội, bị bắt cách đây ba ngày lúc đang đi trên đường, đã được công an thông báo là hai người này đã cắn lưỡi tự tử trong trại tạm giam. Hàng trăm người dân Dương Nội đến công an quận Hà Đông yêu cầu cho biết sự việc thì lại có thêm ba người bị bắt đi.
Điều đáng chú ý là cả hai ông Trần Văn Miên (sinh 1959, ở tổ dân phố Trung Bình) và ông Trần Văn Sang (sinh 1975, tổ dân phố Quyết Tiến) hồi đầu năm khi bị triệu tập lên công an đã viết giấy ủy quyền cho thân nhân, ghi rõ là trước khi đi họ vẫn khỏe mạnh, minh mẫn và không có ý định tự tử.

Hồ sơ bảo vệ luận văn năm 2010

Nhã Thuyên
1. Tôi thấy cần thiết công bố những biên bản liên quan tới việc bảo vệ luận văn của tôi năm 2010. Hiện tại, tôi rất tiếc vì chưa tìm lại được biên bản nhận xét của một trong hai phản biện là T.S Chu Văn Sơn, bản nhận xét của chủ tịch Hội đồng PGS Nguyễn Văn Long. Tất cả các bản nhận xét đó, theo thủ tục, đều được đọc công khai trước hội đồng bảo vệ và sau đó đính kèm với luận văn khi nộp lưu trữ cho thư viện khoa và trường.
Tôi đính kèm đây các ảnh chụp những văn bản tôi còn giữ lại được ở thời điểm này gồm: quyết định về việc thành lập Hội đồng chấm luận văn, Nhận xét của người hướng dẫn cô Nguyễn Thị Bình và nhận xét của Uỷ viên hội đồng Nguyễn Đăng Điệp, nhận xét phản biện của T.S Ngô Văn Giá.
2. Sự công bố này liên quan tới việc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cần minh bạch cho bản thân tôi, tác giả luận văn, về thông tin thành lập hội đồng thẩm định luận văn năm 2014 (quyết định thành lập hội đồng này) và các biên bản nhận xét của các thành viên hội đồng thẩm định đó.

Chuyện của Hai Lúa và bà vợ Mộng Ruộng

Nguyễn Hữu Liêm   
 Dân Luận

Có thuở nọ bên bờ đại dương Cửa Việt, xứ Quảng Trị, có một chàng nhà quê tên Hai Lúa sống với bà vợ Mộng Ruộng trong một túp liều tranh vách bùn tồi tàn bên bờ biển. Hằng ngày Hai Lúa vác cần câu ra bờ sóng câu cá bán cho chợ gần bên độ nhật qua ngày. Một hôm, chàng cảm thấy dây câu của mình bị kéo sâu xuống biển thật mạnh. Chàng vật lộn để kéo dây câu lên. Cuối cùng, ở nơi móc câu là một con cá lớn vùng vẫy. Con cá tự nhiên nói tiếng người, “Ông ơi, hãy để tôi sống, thả tôi ra. Tôi không phải là cá thật; tôi là một hoàng tử phù thuỷ. Hãy bỏ tôi xuống nước và tha cho tôi.” Hai Lúa nói, “Ôi, mày đừng có lo. Tao không muốn dính dáng đến một con cá biết nói đâu; vậy hãy bơi đi đâu thì đi.” Xong chàng thả con cá xuống nước, và con cá vẫy đuôi một cái và lặn sâu xống biển, sau lưng còn lại một vết máu loang.
Khi Hai Lúa về đến nhà, kể lại cho vợ Mộng Ruộng nghe về chuyện bắt được con cá biết nói, tự khai là nó là một chàng hoàng tử phù thuỷ, và chàng đã thả nó lại xuống biển. Bà hỏi chồng là có yêu cầu điều gì không? Chàng thành thật trả lời là không. Bà vợ mắng lên rằng, “Vợ chống sống trong cái túp lều bùn đất này mà không biết yêu cầu cho được ít nhất là một căn nhà nhỏ sao?” Nàng quát tháo, “Đi, đi ra bờ biển mà nói với con cá để xin nó một căn nhà nhỏ.”

Công lý Việt Nam: Bi kịch của tài nguyên chung

Nguyễn Văn Thạnh
Theo bản năng, con người thường quan tâm đến những gì có quyền lợi sát sườn, gắn bó với mình như công việc, gia đình, tiền bạc và họ không hoặc ít quan tâm đến những vấn đề chung.
congly.jpg
Trong kinh tế học có một khái niệm là tài nguyên chung. Những nguồn lợi như không khí, nguồn nước, đồng cỏ, cánh rừng,… là những tài nguyên chung. Kinh tế học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng con người thường có hành vi lạm dụng tài nguyên chung. Người dân chỉ chăm chăm khai thác tối đa tài nguyên chung và không quan tâm, né tránh trách nhiệm trong việc đầu tư phục hồi nó. Ví dụ người dân sẽ cố gắng tìm cách khai thác tối đa gỗ trong rừng vì cây cối ở đây là của chung.
Tương tự như vậy, trong lĩnh vực xã hội, công lý là một loại tài nguyên chung. Ai cũng cần công lý nhưng không ai muốn bỏ thời gian công sức để bảo vệ, gia cố cho công lý. Nhiều người quen biết, khi tôi hỏi “bạn có quan tâm công lý không?” thì gần như nhận được câu trả lời là không.

Có thể cười sau khi tra tấn đến chết người dân sao?

Hà Văn Thịnh
Một bị cáo cười tươi ngay tại phiên xử vụ án ông Ngô Thanh Kiều bị công an Phú Yên đánh chết
Nền “dân chủ” của ta hiện nay có không ít những phiên tòa diễn ra như những vở kịch rẻ hề! Trắng trợn và tàn nhẫn đến mức người dân chỉ còn biết cúi mặt khóc ròng trong đớn đau, nhục nhã.
Một trong những phiên tòa đó vừa được… diễn ở thành phố Tuy Hòa, Phú Yên. 5 bị cáo – là 5 sĩ quan công an, hành hạ, tra tấn người dân từ sáng đến tối, gây nên cái chết tức tưởi của nạn nhân Ngô Thanh Kiều, chỉ “bị” Viện KSND TP Tuy Hòa đề nghị “hình phạt” một án tù, còn lại là… án treo(!)?

Cuộc đấu tranh cho tự do ngôn luận của các nhà báo Việt Nam tại Sài Gòn bốn chục năm về trước

Nhà văn Vũ Thư Hiên: Để giới thiệu với các bạn, nhất là các nhà báo, một đoạn trích trong bài tường thuật về cuộc đấu tranh cho tự do ngôn luận của các nhà báo VN tại Sài Gòn bốn chục năm về trước.
... Báo Chính Luận số ra chiều Thứ Sáu 20-9 đề ngày Thứ Bảy 21-9-74 đã tả lại những giây phút căng thẳng đó và khung cảnh của chiều Thứ Năm 19-9 trong một bài viết dài ghi lại hoạt động của tòa soạn Sóng Thần cũng như của cả làng báo dưới tựa đề “Sóng Thần nổi lửa chống đàn áp tự do ngôn luận”:
“Mười ngàn số báo Sóng Thần ngùn ngụt bốc cháy trước những khuôn mặt suy tư, cay đắng của toàn ban biên tập Sóng Thần. Nhà báo Sóng Thần đã chọn thái độ của những người thế yếu, tay trắng trước sức mạnh của cảnh sát, thái độ tự hủy.
Hà Thế Ruyệt đã châm ngọn lửa hoả thiêu tim óc của chính mình, bạn bè mình, hỏa thiêu những lời nói can trường nhất trong cái quyết tâm tự đặt mình trên con đường đã chọn, con đường tranh đấu cho tự do báo chí và chống tham nhũng.
Chuyện xẩy ra vào đúng lúc trẻ em bán báo đang chờ giờ phát hành. Cảnh sát Quận 3 đưa tới một lịnh tịch thu. Tổng Thư Ký Uyên Thao không chịu vì báo chưa phát hành, chưa được bán ra thì vấn đề hốt báo phải được xét lại. Nhật báo Sóng Thần không cho cảnh sát tịch thu nhưng cảnh sát cũng không để báo Sóng Thần phát hành.

Trật tự thế giới mới

Phan Trinh dịch
Trật tự thế giới hậu Xô-viết hẳn là không hoàn hảo, nhưng thứ trật tự Vladimir Putin đang muốn áp đặt rõ là tệ hơn nhiều.
Tuần rồi, Vladimir Putin bảo Quốc hội Nga rằng: “Trong tâm tư người dân, Krym mãi là một phần không thể tách rời Nga.” Và thế là Putin đã sáp nhập bán đảo Krym vào Nga với tốc độ và cách làm hiệu quả đến chóng mặt, với sự hậu thuẫn của đa số áp đảo qua trưng cầu dân ý. Putin gọi đó là thắng lợi của trật tự, của chính danh, và là một đòn đau đánh vào bàn tay thập thò can thiệp từ phương Tây.
Nhưng, coi vậy mà không phải vậy, Putin không đại diện cho trật tự mà đại diện cho bất ổn và đấu đá. Việc đầu tiên Putin làm để đặt nền móng cho trật tự mới là vẽ lại đường biên giới dựa trên những lý lẽ tuỳ tiện, những lý lẽ rất dễ bị lợi dụng để thổi bùng ngọn lửa tranh chấp lãnh thổ tại hàng chục nơi khác trên thế giới. Thêm nữa, dù hầu hết người Krym muốn theo Nga, cuộc trưng cầu dân ý vừa rồi cũng chỉ là một trò hề. Hành xử của Nga gần đây thường được dư luận gán cho một cách phiến diện rằng đó là khởi đầu cho một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Nga và Mỹ. Thực ra, hành xử đó đặt ra một đe doạ rộng lớn hơn, và là đe doạ cho bất cứ quốc gia nào ở bất cứ đâu, vì Putin vừa ngang nhiên lái xe tăng, cán bừa rồi ngồi chồm hổm trên trật tự thế giới hiện có.
Đất mẹ xiết vào lòng

Nợ, vay và trả

Thiên Di
5 giờ chiều thứ hai 24-3 vừa qua, dân số Việt Nam được báo là 90.520.196 người, nợ công là 80.114.754.098 đô la Mỹ; bình quân 886,82 đô la Mỹ/người, tương đương 48,09% GDP; chưa hết, so với năm ngoái tăng 11,2%.
Chúng ta đang sống trong thời đại mà các thông tin, dữ kiện không còn là bí mật nữa.
Tỷ như ai cũng có thể chỉ cần vài cú nhấp chuột trên trang web của The Economist, là có thể biết ngay vào thời điểm này nước mình, nước kia đang nợ nần bao nhiêu, như thế nào! Tỷ như 5 giờ chiều thứ hai 24-3 vừa qua, dân số Việt Nam được báo là 90.520.196 người, nợ công là 80.114.754.098 đô la Mỹ; bình quân 886,82 đô la Mỹ/người, tương đương 48,09% GDP; chưa hết, so với năm ngoái tăng 11,2%.
Thật ra, số tiền vay chừng đó quy ra đầu người, so với nhiều nước mới chỉ là “cái móng tay”. Thế nhưng, vay như thế nào, trong những điều kiện nào với lãi suất bao nhiêu, cũng như vay để làm gì, lấy cái gì và làm gì trả nợ cho đặng... mới chính là vấn đề. Tất cả những thứ đó tạo thành cái gọi là hệ số tín dụng (credit rating) của một nước mà nói một cách nôm na là độ tin tưởng vào khả năng trả nợ của nước đó ở mức nào. Cũng như thẻ tín dụng, trước khi cấp ngân hàng phải kiểm tra xem khách nợ tiềm năng ấy thu nhập bao nhiêu, như thế nào, có tài sản gì không... để quyết định có thể cấp thẻ hay không và cho hạn mức bao nhiêu.

Trò chuyện cùng cụ Lê Hồng Hà về quá trình dân chủ hóa đất nước

Nguyễn Thượng Long
“…Có lẽ là nhờ có nhân duyên mà từ những ngày tết 2014 đến gần đây, tôi đã có nhiều lần được trò chuyện cùng cụ Lê Hồng Hà, lại được cụ tin cẩn trao gửi tôi lưu giữ nhiều bản thảo đã công bố và cả chưa công bố của cụ. Bài phỏng vấn này là một tóm tắt không đầy đủ sau những đối thoại có ghi chép gần đây giữa tôi và cụ.
Buồn thay hai năm trước, tại thành phố biển Đà Nẵng -“Nơi đáng sống nhất hành tinh này” (NBT), bệnh tật và tuổi tác đã quật ngã cụ Trần Lâm (1925), Nguyên Thẩm Phán Toà Án nhân dân tối cao và những tai ương đó, lại diễn ra tại phòng cấp cứu Bệnh viện hữu nghị Việt Xô Hà Nội với cụ Lê Hồng Hà (1926), nguyên Chánh Văn Phòng, nguyên uỷ viên Đảng Đoàn Bộ công an.
Biết rằng chẳng một ai nằm ngoài vòng “Luân Hồi Sinh Tử”, tôi vẫn ngày đêm nguyện cầu cho những người thầy, người bạn vong niên của tôi là cụ Trần Lâm và cụ Lê Hồng Hà vượt qua được những khắc nghiệt đang đến. Mong sao những gì mà các cụ để lại không phải là những tia chớp loé cuối cùng của những “Ngọn Hải Đăng”đã từng kiêu hãnh trước đêm đen đầy bất công, bất trắc và đau khổ này”
(Trích trong “Những nỗi buồn Mã đáo” 2014 – NTL)

Lòng tin và hệ lụy của nó

Trần Kinh Nghị
Động lực sống của con người là lòng tin. Nó có thể là niềm tin vào thánh thần hay một lý tưởng chính trị, hoặc tin vào chính bản thân mình, hoặc đôi khi chỉ là sự ngưỡng mộ đối với một thần tượng, v.v... Niềm tin quan trọng hơn nội dung của nó, hay nói cách khác, sự đúng sai của điều mà người ta tin vào đôi khi không quan trọng bằng những gì dẫn dắt người ta đến với nó.
Niềm tin có thể rất cụ thể, cũng có thể rất mơ hồ trừu tượng, nhưng dù ở dạng nào, nó đều có vai trò như một cái phao cứu sinh đối với con người bé nhỏ bất lực trong vũ trụ bao la vô định. Lòng tin cũng là lẽ sống nên thường khi người ta không có hoặc bị mất niềm tin, tâm hồn sẽ trở nên trống rỗng, sức lực suy sụp và cuộc đời vô nghĩa.
Đó chính là lý do tại sao các loại tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau hình thành và phát triển trên thế giới từ thời thượng cổ đến nay. Và đó cũng là nguyên nhân tại sao các tôn giáo, tín ngưỡng dù khác nhau, thậm chí trái ngược, xung khắc lẫn nhau, nhưng vẫn cùng tồn tại trong xã hội loài người. Và dù muốn hay không, tín ngưỡng là một nhân tố sống còn đối với con người, đồng thời cũng rất dễ bị lợi dụng bởi những thế lực hắc ám chuyên nghề buôn thần bán thánh.

Luân Chuyển Cán Bộ và Nhân Sự Cho Đại Hội

Huy Đức
Sau một quyết định luân chuyển, 44 vụ trưởng, thứ trưởng... bỗng trở thành phó tỉnh [1]. Nhiều người trong đó sau Đại hội sẽ lại ra Hà Nội làm Bộ trưởng, vào Trung ương. "Luân chuyển cán bộ" là một giải pháp được Hội nghị Trung ương Ba, khóa VIII (6-1997), đặt ra. Nhưng phải tới Hội nghị Trung ương Sáu (lần 2), khóa VIII (1998), mới bắt đầu được Tổng bí thư Lê Khả Phiêu áp dụng.
Chỗ Trống
Nếu những nỗ lực đưa tuổi về hưu lên 65 không thành công, Đại hội sắp tới hứa hẹn sẽ có rất nhiều "chỗ trống". Tuổi để không "tái ứng cử" của ủy viên Trung ương hiện là 60, tức là những người sinh từ năm 1956 trở về trước sẽ phải ra đi. Có tới 81/154 ủy viên trung ương (không tính Ban bí thư, Bộ chính trị) có năm sinh từ 1951-1956. Trong số này có 11 bộ trưởng, 15 bí thư tỉnh ủy và hai vị chủ tịch 2 thành phố Hà Nội, Sài Gòn.
Hy vọng không phải hoàn toàn tắt hết cho 15 vị ủy viên Trung ương sinh năm 1956. Nhưng cũng phải nhớ là ở Đại hội XI chỉ có 4 vị sinh năm 1951 (tương đương 1956 ở đại hội XII) lọt vào Trung ương: Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy viên Thường vụ Quốc hội Đào Trọng Thi, Bộ trưởng Giàng Seo Phử. Năm 2011, cũng có ba vị bộ trưởng khác "cố đấm" nhưng không "ăn được xôi": Lê Doãn Hợp (1951), Trần Đình Đàn (1951), Phạm Khôi Nguyên (1950).

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Đại Vệ Chí Dị - Thế mạt

Người Buôn Gió
Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 69.

Nạn thất nghiệp vẫn không ngừng gia tăng. Các cơ sở làm ăn đều đình trệ, nguời dân sống cầm chừng lay lắt qua ngày.

Từ khi nên ngôi, Vệ Kính Vương cho rằng trăm sự khốn khó ngày nay đều do Bạo và phe cánh gây nên cả. Ngặt vì thế lực Bạo lúc ấy rất lớn, quan quân phủ Chúa nắm mọi quyền binh, điều khiển chính sự. Vương không thể làm gì. Đành phái người sang Tề cầu kiến.

Tề Bá Vương Tạp Cặn lên ngôi, cũng đang rắp tâm thanh toán bè đảng lợi ích cũ trong triều, công việc bề bộn. Định thoái thác không tiếp, bày tôi can.

Xứ Vệ không thể không quan tâm, nhà Sản bên đó còn thì quyền lợi của Tề còn. Xin đại vương thu nhận họ như các triều trước đã thu nhận.

Tề Bá Vương mới uớc hẹn giúp Vệ Vương nắm trọn binh quyền, sai người đem kế sách thanh trừng nhóm lợi ích trao cho Vệ.

Nhện lưng đỏ và hơn 600 tù nhân lương tâm

Nguyễn Ngọc Già 

Chỉ có súc vật mới quay lưng lại với nỗi đau của đồng loại để chăm sóc cho bộ lông của mình - Karl Marx.

Lời của ông tổ cộng sản, một lần nữa phải nhắc lại, khi người viết đọc được bài báo trên trang Pháp Luật: "Vụ 5 công an đánh chết nghi can: Phải xử tội giết người mới đúng!" [1].

Nhện lưng đỏ

Những tên côn đồ thay phiên nhau tra tấn cho đến chết người đàn ông 30 tuổi, một vợ, hai con - Ngô Thanh Kiều, có lẽ chúng cũng biết ngạn ngữ "Hùm dữ còn không nỡ ăn thịt con" (?). Tiếng kêu đau đớn của người dân vô tội hay là những tiếng rên rỉ trong tuyệt vọng của con nai, con hoẵng đang dãy dụa và lịm chết từ bầy sói (?!). Hình ảnh bầm dập từ việc giải phẫu tử thi của Ngô Thanh Kiều kinh khủng đến nổi, gần như làm người ta ngộp thở hơn cả khi nhìn chú linh dương [2] bị bầy linh cẩu bu nhau xé xác! Không phải kích động lòng hận thù, nhưng thú thật, tôi không biết gọi tên như thế nào cho một tâm trạng xung đột dữ dội trong lòng mình ngay lúc này.

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Con chó và bầy người

Chris Le


Sáng nay, trên báo, thêm một kẻ trộm chó vừa bị giáng nhục hình.
Là vẫn còn quá nhẹ so với những lần trước.
Những lần ấy, những kẻ trộm chó bị đánh đến chết, và hàng mấy trăm kẻ khác hả hê vung tay, chứng kiến.
Tôi rùng mình khi thấy nụ cười roi rói nở trên gương mặt những-con-người vừa xuống tay giết chết đồng loại, nụ cười chưa chắc những đồ tể giết chó ở ngã ba Ông Tạ có được trong cuộc mưu sinh của mình.
Tôi cố tìm cách lý giải nhưng đã không thấy được một căn nguyên nào rõ ràng nào ngoài việc đau đớn nhận ra: mạng người rẻ hơn mạng chó, đôi khi, trong cái xã-hội-tưởng-văn-minh này.

Thư con gái gửi ba

Trần Lê Bảo Trâm

THƯ CON GÁI GỬI BA

Ba yêu “vấu”,
Lần cả nhà lên thăm ba gần đây nhất chắc là ba vui lắm, vì đó là lần đầu tiên ba được gặp lại ông nội sau một thời gian dài. Con cá chắc đó là một giây phút cảm động của 2 cha con. Lúc mà ông nội qua đây, có một ngày ông nội qua SF[1] thăm con. Bữa đó con có dẫn ông đi thăm trường, phố người Hoa, bến cảng, cầu Cổng Vàng, rồi đi ăn những món đặc sản của thành phố nữa. Con với ông nội đi chơi cũng khá vui; nhưng vì ông tuổi cũng đã cao nên sức khỏe yếu, mau mệt với lại chịu lạnh không được. Con nhìn ông nội vào tuổi đáng lẽ phải được con cái chăm sóc, hưởng tuổi già thì ông lại phải bôn ba đi tìm lại công lý cho con mình mà con thấy buồn. Nhưng con đang mong tới ngày con sẽ làm hướng dẫn viên cho cả nhà đi chơi, đi ăn khi cả nhà qua đây dự lễ tốt nghiệp của con. Vì con cũng sắp tốt nghiệp rồi nên con cũng đã bắt đầu lên lịch hết rồi!

Luận văn, phê bình luận văn và…

Văn Giá
Ngày mới rầm rộ vụ Nhã Thuyên (quãng tháng 6-7/2013), mình viết bài này, đã định công bố, nhưng rồi lại thôi. Nay thì vụ việc Nhã Thuyên đã dường như ngã ngũ (theo một cách nào đấy). Với một tâm trạng buồn rầu, xin chia sẻ cùng các bạn “phây” của mình nhé!
Tác giả
Thưa rằng, tôi là người có liên đới đến câu chuyện luận văn Thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) đang gây nóng trên văn đàn hiện nay. Nói là liên đới vì: thứ nhất, tôi là thành viên trong Hội đồng chấm luận văn này; thứ hai, tôi được/bị một vài bài viết của người này người khác nhắc đến trực tiếp, hoặc gián tiếp (khi quy trách nhiệm cho Hội đồng). Cho nên tôi thấy có trách nhiệm phải nói đôi lời.
1. Tất cả các ý kiến phê phán luận văn của Đỗ Thị Thoan hiện nay (như đang thấy trên một số tờ báo chính thống) đều là của những người hoạt động ngoài lĩnh vực học đường. Họ đọc luận văn này trong tâm thế của người ngoài cuộc. Nếu ai từng kinh qua hoạt động đào tạo ở nhà trường đều biết mỗi khi chấm khóa luận, luận văn, luận án của sinh viên/học viên/nghiên cứu sinh bao giờ cũng phải giải quyết hài hòa ba yêu cầu chủ yếu: (1) các phương pháp và thao tác nghiên cứu; (2) các kết quả nghiên cứu; và (3) triển vọng học thuật của người nghiên cứu được bộc lộ qua toàn bộ quá trình thực hiện đề tài. Với yêu cầu (1), các phương pháp và thao tác nghiên cứu nhằm trang bị cho người tập làm khoa học biết được với đối tượng ấy phải có phương pháp và thao tác nghiên cứu nào phù hợp và hiệu quả; mỗi phương pháp, thao tác ấy là gì và ứng dụng như thế nào. Với yêu cầu (2) chính là cách thức triển khai nội dung văn bản khoa học, logic của các chương tiết cùng những kết quả nghiên cứu đạt được. Còn yêu cầu (3) cũng hết sức quan trọng, nhằm đánh giá được năng lực tư duy, độ mẫn cảm khoa học, khả năng nghiên cứu độc lập hoặc hợp tác… của người nghiên cứu.

Cụ Trần Lâm ốm nặng

Nguyễn Thanh Giang
Luật sư Trần Lâm sinh ngày 10 tháng 6 năm 1925. Tính tuổi ta, năm nay Cụ đã hưởng thọ Chín mươi.
Sinh tại Nho Quan, Ninh Bình, nhưng Cụ đã từng tham gia Ban Tuyên huấn tỉnh bộ Việt Minh Lạng Sơn, làm trưởng ty Thông tin Tuyên truyền tại Hải Phòng và Hồng Quảng từ năm 1950-1951 và được bổ nhiệm làm giảng sư chính trị trung cao cấp chính ngạch từ năm 1962.
Cụ đã từng đi tuyên truyền giảng dạy chủ nghĩa Mác ở Việt Nam từ khi nhiều vị giáo sư – tiến sỹ Mác Lê hiện nay còn ở Mẫu giáo và là một đảng viên Cộng sản kỳ cựu. Vậy mà, những năm gần đây Cụ xót xa phàn nàn: “Có người cho rằng không còn ĐCS, chỉ có Đảng của những người cầm quyền! Họ thuộc giai cấp nào? Họ thuộc ‘giai cấp cầm quyền’! Họ sở hữu gì? Họ sở hữu quyền lực! Họ sản xuất kinh doanh gì? Họ kinh doanh quyền lực! Ngành nghề cụ thể? Xoay sở đất đai, mua bán côta, mở các dự án, chạy tội, chạy việc! Vốn của họ? Vốn vô hình, nhưng lãi vô kể!”
(Tất cả những lời trích này đều dẫn từ cuốn “Những dòng Suy nghĩ từ Đại hôi đến Quốc hội” của Trần Lâm)

Mấy suy nghĩ về tình hình, nhiệm vụ [của phong trào dân chủ] hiện nay

Lê Hồng Hà
(Việc phân tích tình hình đất nước và tìm con đường tiến lên là một vấn đề cực kỳ phức tạp, khó khăn, đòi hỏi một sự tổng hợp và đóng góp của hàng trăm ngàn người.
Đây chỉ là một sự tham gia nhỏ nhoi vào công việc chung đó mà thôi. Dù sao thì đó cũng là 1 sự phản biện.)
I
1. Nhờ sự phát huy truyền thống cứu nước của cha ông ta trong lịch sử, mà nhân dân ta đã tiến hành Cách mạng Tháng 8 và giải phóng đất nước thành công. Đó là công lao vĩ đại của nhân dân ta, có sự đóng góp quan trọng của các nhà yêu nước, đặc biệt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Chúng ta phải biết ơn nhân dân, các nhà yêu nước, đặc biệt là Đảng Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh.
2. Nhưng do sự lựa chọn 1 học thuyết sai lầm, học thuyết Mác – Lênin, do đi theo con đường sai lầm xây dựng chủ nghĩa xã hội (để tiến lên chủ nghĩa cộng sản), đi theo đường lối đấu tranh giai cấp (cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, đàn áp nhân văn giai phẩm, đàn áp nhóm xét lại chống Đảng, đấu tranh quyết liệt: ai thắng ai, lấy quốc doanh làm chủ đạo, hợp tác hóa nông nghiệp, thủ công nghiệp, v..v...) nên trong việc xây dựng đất nước, Đảng Cộng sản đã hoàn toàn thất bại, tiêu diệt tất cả các tinh hoa của dân tộc, đưa đất nước vào con đường ngày càng suy thoái.

Gặp gỡ trên facebook

Nguyễn Hưng Quốc

Cuối cùng, tôi cũng bị mắc lưới facebook.
Nói cuối cùng, vì đã năm bảy năm nay, tôi cố gắng khoanh tay đứng ở ngoài. Kính nhi viễn chi.
Đọc báo, tôi biết không có mạng lưới truyền thông đại chúng nào phát triển nhanh như facebook. Chỉ ra đời mới có 10 năm, đến đầu năm nay, mỗi tháng đã có 1.23 tỉ người, tức một phần sáu dân số thế giới, sử dụng facebook. Riêng ở Mỹ, số người sử dụng facebook lên đến 71% tổng số người trưởng thành.

Ở Việt Nam, theo báo Nhân Dân vào đầu tháng 2 vừa rồi, có 19.6 triệu người sử dụng facebook, chiếm 74.1% số người dùng internet và 20% dân số cả nước.
Có thể nói, trong lịch sử nhân loại, chưa bao giờ có một phương tiện truyền thông đại chúng nào lan rộng một cách nhanh chóng như vậy. Báo chí, dưới hình thức in, mất cả mấy trăm năm mới đến được, phần nào, những tầng lớp bình dân. Cả radio lẫn ti vi đều mất trên dưới nửa thế kỷ mới thực sự được đại chúng hóa, đặc biệt, ở các nước nghèo. Hơn nữa, cái gọi là mạng lưới ở tất cả các phương tiện truyền thông truyền thống ấy chỉ có ý nghĩa rất giới hạn, chủ yếu, giữa những người sản xuất. Quần chúng, từ độc giả đến khán giả và thính giả, lúc nào cũng chỉ là những kẻ tiêu thụ thụ động và xa cách. Họ, dù đông đảo đến mấy, vẫn đứng ngoài. Sự tương tác, nếu có, cũng thật họa hoằn. Facebook thì khác. Nó đúng là một mạng lưới buộc mọi người lại với nhau. Ai cũng có quyền lên tiếng. Mọi người đều bình đẳng như nhau. Chỉ có một khác biệt ở phạm vi: người được nghe nhiều, người được nghe ít. Vậy thôi.

Gặp những nạn nhân trong vụ bắt Bùi Thị Minh Hằng ở Lấp Vò, Đồng Tháp

J.B Nguyễn Hữu Vinh



Truyền thông cộng sản, công cụ bóp méo sự thật
Kể từ dăm năm nay, người dân đã có những kinh nghiệm sâu sắc với truyền thông nhà nước cộng sản trong các vụ việc liên quan đến các yếu tố tôn giáo, chính trị và nhất là đối với những người đấu tranh cho nền dân chủ, cho tự do tôn giáo, cho quyền con người, đặc biệt cho lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc. Ở đó, không thiếu những màn dựng chuyện, bôi bẩn, bóp méo và cắt xén.
Điển hình là vụ Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt trở thành nạn nhân của đám truyền thông cộng sản bất lương, thì sự cảnh giác của người dân và xã hội đã tăng lên rõ rệt. Câu chuyện đó đã trở thành điển hình để nhắc đến mỗi khi người ta muốn nói về bản chất truyền thông cộng sản.
Sau khi Bùi Thị Minh Hằng cùng với 20 người khác bị bắt tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, dư luận đã lên tiếng phản ứng. Việc dư luận lên tiếng nhằm cảnh báo những hiện tượng bắt người trả thù hèn hạ bằng cách vu cáo, dựng chuyện mà xưa nay vốn đã thành một căn bệnh khó chữa, một phương pháp hạ đẳng thường được nhà nước sử dụng đối với những người dám đấu tranh cho xã hội tốt đẹp hơn nhưng không vừa lòng nhà nước.
Trước các thông tin nhanh chóng lan truyền trên mạng, Đài Truyền hình Đồng Tháp đã chiếu một đoạn video nhằm thanh minh cho việc này nhưng nội dung của nó đã nói lên một điều: Sự thật nằm ở đâu.

HR. 4254: Nước cờ thứ hai của thế “triệt buộc”

Phạm Chí Dũng
Dân biểu Ed Royce - Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện. AFP photo
Năm 2014, người Mỹ đối ngoại kiên định hơn so với thái độ không mấy bền vững vào những năm trước. Ngay sau khi đệ trình Dự luật Chế tài nhân quyền Việt Nam với số hiệu HR. 4254 ra Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 14/3/2014, dân biểu Ed Royce - Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện - bắt đầu một cuộc vận động không thể nói là vô vọng cho dự luật này. Thậm chí, thông tin bên lề còn cho biết xác suất để Hạ viện Hoa Kỳ thông qua HR. 4254 là rất cao.
HR. 1897: Nước “triệt buộc” đầu tiên
“Lộ trình Miến Điện” đang tái hiện những nút thắt cùng uy lực bọc đồng lẫn bọc đường của nó: từ lên án vi phạm nhân quyền đến chế tài những chủ thể sinh đẻ các vi phạm đó. Những tin tức lạnh lùng cho biết vào năm 2011, Mỹ và phương Tây đã phải tiến hành chế tài về nhập cảnh và phong tỏa tài sản đến 5.000 nhân vật chính khách, quân đội và công an ở Miến Điện - một liều thuốc đặc trị cho căn bệnh đàn áp dân chúng và đối lập thật khó có thuốc chữa tại quốc gia đã từng dìm trong bể máu cuộc “cách mạng áo cà sa”.

Chính trị hóa khoa học và văn học để ‘đánh’ Nhã Thuyên là không chính danh

Trần Mạnh Hảo
Thạc sĩ văn học Đỗ Thị Thoan (bút danh Nhã Thuyên), sinh năm 1986, từng là giảng viên khoa văn trường đại học sư phạm Hà Nội (mới bị đuổi việc) đang cực kỳ nổi tiềng với luận văn thạc sĩ: “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” do PGS.TS Nguyễn Thị Bình, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hướng dẫn” đã được hội đồng các giáo sư phản biện cho điểm tuyệt đối 10/10 vào tháng 11-2010; sau ba năm, nay nhờ nhà phê bình văn học Chu Giang (Nguyễn Văn Lưu) và GS. Phong Lê và ngót một trăm bài “đánh” khác trên các báo “ lề phải” …mà Nhã Thuyên đường đường chính chính bước vào lịch sử văn học, một mình làm thành hiện tượng kỳ vĩ ngang ngửa với vụ án “ Nhân Văn giai phẩm” ngày xưa.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"