Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Trao đổi về vụ “nhảy nhót” vào ngày 16/2/2014 tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu chống Bắc xâm.


Phạm Toàn
Theo BVN

Tôi vừa nhận được lá thư ngắn sau đây do một người bạn chuyển từ một nhà báo Mỹ đã có thời gian làm việc ở VN:

“Cá nhân tôi nghĩ những bài tường thuật về các vũ công đã bị “tố” lên quá mức. Ai đã từng thả bộ vào một sáng sớm xung quanh hồ Hoàn Kiếm và ghé thăm bức tượng đồ sộ của Lý Thái Tổ, người sáng lập thành phố Hà Nội, sẽ biết rằng cái sân đá hoa đằng trước “thuộc về” các vũ công. 


Tôi đã nhìn thấy thế nhiều lần. (Một điểm nhảy ưa thích khác là ở Đống Đa, di tích Quang Trung đại thắng quân Thanh vào Tết năm 1789). Ở đó họ – đặc biệt vào Chủ nhật – nhảy tango và những điệu nhảy xưa được ưa chuộng và họ rất ganh tỵ về “cuộc đua” của họ, tin tôi đi, dù có hay không có bất cứ sự khuyến khích nào của chính quyền. Nói những vũ công này theo kiểu nào đó “được tung ra” để phá một nhóm nhỏ không cho đặt hoa [tưởng niệm] thì tôi tin là phóng đại. 

Nhưng là một nhà báo già, tôi có thể thấy làm sao mà việc này đã tạo nên một cái cớ lớn đến thế. Vì sao ngay cả truyền thông Trung Hoa cũng đã nói về chuyện này nhưng bỏ qua cái việc “phản đối” chống Trung Quốc là về vấn đề gì, tức là về cuộc xâm lăng tàn phá của họ ở 5 tỉnh phiá bắc Việt Nam vào năm 1979. 

Dù sao đó cũng chỉ là ý kiến riêng của tôi.

Xin trả lời:

Ông cần có mặt ở đấy mới thấy những việc vẫn coi được là "bình thường" đã diễn ra bất bình thường ra sao.

Hôm đó trời mưa nhỏ, chưa có hạt, nhưng rõ là trời mưa chứ không phải là trời mù sương. Nếu trời mưa mà các em thanh niên ra tập thể dục "như mọi ngày" thì chẳng có chuyện gì.  Đằng này, các vũ công lại tuổi sồn sồn quãng 40-50 (cũng có người trẻ, nhưng rất ít), vũ công đàn ông thì có anh "giề" đến sáu chục. Những người này thường vẫn múa ở câu lạc bộ của họ. Nay sáng sớm lại đổ ra đường mà múa. Giả sử như họ vô tình, thì sự vô tình vào một ngày như thế cũng khiến họ đáng bị ngờ là cố ý.

Thế nhưng, liệu có sự vô tình không? Khi tôi đi kịp anh Nguyễn Quang A, thì thấy một bà chừng 50 tuổi, son phấn, đang cãi lý như mắng anh Quang A. Tôi kịp nghe thế này: “...  chúng tôi bất biết, chúng tôi người dân chỉ cần sống yên thân thôi ... các ông cần hiểu tâm lý người dân chúng tôi... kiếm sống, vui chơi... chúng tôi cần được sống như thế...". Tôi định góp ý thì anh Nguyễn Quang A gạt đi, ra ý "nói làm gì với họ...". Sau đó tôi đứng quan sát bà ta tiếp tục vào nhảy, vừa mới ưỡn ẹo vài cái bà ta đã tỏ vẻ mất hứng thú và bỏ partner mà đi..., 

Anh Nguyễn Khắc Mai (trưởng ban Dân Vận, quen thói dân vận) thì đến với mấy chú cảnh sát và mấy chú áo đen. Anh Mai lựa lời nói chuyện với họ. Một cậu Công an áo đen nói: "Ngày hôm nay là ngày gì cháu bất cần biết". Anh Mai: "Thế thì cháu sai rồi. Công an và Quân đội phải bảo vệ đất nước mà không cần biết ...". Lát sau thì cậu trai kia ngỏ lời xin lỗi anh Mai... 

Rõ ràng Công an mật áo đen và "quần chúng vui chơi tự phát" đã được chuẩn bị lý lẽ. Những cái langue de bois [lưỡi gỗ – BVN] đã nhắc lại nguyên văn những điều lý luận được "trang bị".

Ông cần có mặt ở đó để thấy bọn áo đen rất nhiều đứa mặt hầm hè với mọi người dân đi tưởng niệm. Bọn đó trên thế giới sao mà giống nhau: nếu mặc áo nâu chắc đã là con của Hitler và Mussolini. Bộ áo đen cho thấy chúng là con song sinh với bọn kia, ông có nghĩ vậy không?
Mong có dịp gặp ông.

Toàn

P.T.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"