Hình ảnh hàng chục sỹ
quan và binh lính cảnh sát đặc nhiệm chống bạo loạn ở Ukraine qùy gối
xin lỗi dân và xin hứa trong tương lai sẽ đứng về phía nhân dân… đang là
chủ đề được dư luận đặc biệt quan tâm hôm nay.
“Tôi cầu xin mọi người tha thứ cho chúng tôi”, một
viên cảnh sát nói trên bục. “Chúng tôi xin được quỳ gối trước hương hồn
những người đã bị giết”. Tuy nhiên nhiều người biểu tình đã không thỏa
mãn với những lời xin lỗi này. Họ hét lên “thật đáng xấu hổ” rồi quăng
những vật thể nhỏ về phía đám cảnh sát đang quỳ… (Xem ở đây).
Những ai đã theo dõi kỹ các cuộc xô sát
đẫm máu giữa người biểu tình với lực lượng cảnh sát chống bạo động
trên quảng trường Maidan (quảng trường Độc Lập) ở thủ đô
Kiev-Ukraine suốt mấy tháng qua mới thấu hiểu được hoàn cảnh của sự kiện
này. (Xem ảnh)
Như vậy, sau bao ngày hận thù tang thương, những hành vi cực đoan (ở cả hai phía) là khó tránh.
Nhìn những viên cảnh sát chống bạo loạn
của một chính thể độc tài đã sụp đổ qùi gối xin lỗi dân, ai dám bảo là
hèn, bất luận họ có trực tiếp gây ra chết chóc cho người dân đòi tự do
công lý trên quảng trường Độc lập ở Kiev hay không?
Có người chưa vượt qua hận thù đã hét lên “thật đáng xấu hổ” rồi quăng những vật thể nhỏ về phía đám cảnh sát đang quỳ. Nhưng đa số dân chúng sáng suốt Ukraine chắc chắn sẽ không nghĩ và làm thế.
Đồng suy nghĩ như vậy, những con dân
đất Việt yêu tự do ở khắp nơi cũng nhìn thấy nét đẹp và nể phục lòng
dũng cảm của những viên cảnh sát ấy! Đã mang danh là thanh kiếm lá
chắn luôn đặt mình “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, ai
nỡ ăn thua đủ với nhân dân dù bất cứ lý do nào. Nhường dân, chịu lép với
dân ở chốn ba quân đâu có gì là thua thiệt hèn kém?
Vậy mà tờ ANTĐ của Cơ quan an ninh TP Hà Nội lại nỡ loan một cái tin rất thiếu nhân bản, cho rằng Đặc nhiệm Ukraine bị ép qùy gối xin lỗi người biểu tình?
Nhân chuyện qùy gối trước dân trên, khiến tôi liên tưởng đến một chuyện qùy gối trước ngoại bang của vua tôi Nhà Mạc như trong Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ (Quyển XVI – Kỷ Nhà Lê), chép rằng:
Canh Tý, [Nguyên
Hoà] năm thứ 8 [1540], (Mạc Đại Chính năm thứ 11; Minh Gia Tĩnh năm thứ
19)… Mùa đông, tháng 11, Mạc Đăng Dung cùng với cháu là Văn Minh và bề
tôi là bọn Nguyễn Như Quế, Đỗ Chế Khanh, Đặng Văn Tri, Lê Thuyên, Nguyễn
Tổng, Tô Văn Tốc, Nguyễn Kinh Tế, Dương Duy Nhất, Bùi Trí Vĩnh, qua
Trấn Nam Quan, mỗi người đều cầm thước, buộc dây ở cổ 2395, đi chân không đến phủ phục trước mạc phủ của quân Minh 2396 quỳ
gối, cúi đầu dâng tờ biểu đầu hàng, nộp hết sổ sách về đất đai, quân
dân và quan chức cả nước để chờ phân xử, dâng các động Tê Phù, Kim Lặc,
Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương 2397,
La Phù của châu Vĩnh An trấn Yên Quảng, xin cho nội thuộc vào Khâm
Châu. Lại xin ban chính sóc, cho ấn chương, để kính cẩn coi giữ việc
nước và chờ lệnh thay đổi hay quyết định khác. Lại sai bọn Văn Minh và
Nguyễn Văn Thái, Hứa Tam Tỉnh mang biểu đầu hàng sang Yên Kinh.
Cho dù, ngày nay dưới góc nhìn mới, nhiều
sử gia đã có những đánh giá lại, cho rằng sự kiện Mạc Đăng Dung thần
phục nhà Minh đã tránh cho Đại Việt một cuộc chiến đang kề cận bởi 22
vạn quân Minh. Nhưng không phải vì thế mà có thể ca ngợi hành vi mỗi
người đều cầm thước, buộc dây ở cổ, đi chân không đến phủ phục trước
mạc phủ của quân Minh quỳ gối, cúi đầu dâng tờ biểu đầu hàng… của vua tôi Nhà Mạc: như một anh hùng dân tộc được.
Chỉ có những ai, dù quyền uy tới đâu,
biết trọng danh dự quốc gia dân tộc; biết lo cái lo của dân, biết đau
trước nỗi đau của dân mới xứng đáng được hậu thế tôn vinh!