Jonathan London
Tôi đang viết bài này ở Hà Nội, không xa nơi tôi đã ở cách đây 24
năm lần đâu tiên sang Việt Nam. Thế giới của hôm nay rất khác so với thế
giới của năm 1990 và giữa năm 1990 và hôm nay Việt Nam đã thay đổi
nhiều. Nếu lúc đó, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất ở Châu Á,
thì hôm nay Việt Nàm là một nước thu nhập trung bình thấp (lower middle
income country). Nếu lúc đó Việt Nam là một nước mới phát triển nền
kinh tế thị trường, thì hôm nay Việt Nam đã có một nền kinh tế thị
trường trong khuôn khổ thể chế Lenin gần hơn 20 năm rồi.
Không thể phủ nhận về mức sống, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ. Mặt
khác, không có ai có thể phủ nhận nếu Việt Nam muốn phát triển mạnh hơn,
có sự tăng trưởng kinh tế cao hơn và bền vững hơn, phải giải quyết
những hạn chế về thể chế.
Trong những tháng qua, tôi đã đề cập đến vấn đề nhân quyền. Xin khẳng
định với các bạn trong chính quyền, đó là một vấn đề mà tôi không thể
nào bỏ qua. Và dù một số bạn trong chính quyền chưa thấy đủ rõ, vấn đề
nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí là lồng ghép với những hạn
chế về thể chế, nhất là , những vấn đề như thiếu minh bạch, v.v. Song,
hôm nay xin chia sẻ một chút với các bạn một cách ngắn gọn những gì tôi
đang nghiên cứu ở Việt Nam.
Từ lâu tôi cũng như nhiều người khác rất lo về sự phát triển của Việt
Nam, và có quan tâm đến tình hình của hai ngành cực kỳ quan trọng đối
với tương lai của Việt Nam. Một là ngành giáo dục, hai là ngành y tế. Sự
quan trọng của hai ngành này rõ ràng xuất phát từ thực tế là muốn phát
triển, Việt Nam phải phát triển con người. Tức là con người phải ở
trung tâm của chiến lược phát triển.
Nhà Nước Việt Nam từ lâu đã chấp nhận quan điểm này về nguyên tắc.
Đồng thời, ai ở Việt Nam, dù đang ở vị trí nào, đều thấy còn có nhiều
thách thức, chính vì những thể chế của đất nước, đặc biệt trong việc
cung ứng, chi trả, và quản lý những dịch vụ giáo dục và y tế, chưa cho
phép dân Việt Nam tiếp cận đầy đủ những dịch vụ chất lượng khá, có khả
năng chi trả được.
Ở nước nào việc quản lý các ngành giáo dục và y tế cũng không hề dễ
dàng. Và thách thức lớn nhất của Việt Nam và làm sao có thể cải cách hai
ngành này, để nó có thể phục vụ người dân và giúp họ phát triển những
năng lực của họ một cách tối đa. Mục đích ở đây, không phải là đề cập
đến những vấn đề phức tạp trong hai ngành này một cách đầy đủ, vì dân
Việt Nam khá biết những chuyện này. Ý là đề cập một câu hỏi quan trọng
như sau:
Việt Nam có một đặc trưng hiện nay là tỷ lệ dân nghèo và (đặc biệt)
cận nghèo là còn quá cao, đồng thời quy mô của tầng lớp trung lưu còn
quá nhỏ. (Chưa nói gì về những người lái xe Bentley, có mấy căn hộ v.v.)
Qua những nghiên cứu khác nhau chúng ta có thể xác định là hiện nay,
một vấn đề lớn đối với hai ngành giáo dục và y tế ở Việt Nam, không phải
là số tiền được chi trả, mà là sự hiệu quả của số tiền được chi trả đối
với những kết quả mong muốn.
Thế thì nghiên cứu tôi đang tiến hành ở Việt Nam hiện nay là gì? Đó
là làm sao chúng ta có thể khuyến khích sự phát triển của giai cấp trung
lưu ở Việt Nam? Tại sao đặt ra câu hỏi này? Là vì Việt Nam muốn phát
triển bền vững thì phải mở rộng số người, số gia đình, số công đồng mà
có thể không chỉ là tiếp cận những dịch vụ cơ bản mà là tiếp cận những
dịch vụ chất lượng chuẩn, và qua đó đẩy mạnh khả năng của mọi người tham
gia một cách hiệu quả trong nền kinh tế thị trường của đất nước và thế
giới.”
Nếu trong ngành giáo dục vấn đề là làm sao phát triển một giai cấp
lao động có kỹ năng, thì trong ngành y tế thách thức là, làm sao Việt
Nam có thể phát triển một hệ thống y tế hiệu quả, mà trong đó những chi
phí người dân phải chi trả là vừa phải, không quá đáng. Vâng, trong
ngành giáo dục hiện nay có những nỗ lực cải cách (hy vọng sẽ thành công
hơn những nỗ lực trước). Và vâng, trong y tế cũng có những nỗ lực để mở
rộng bảo hiểm, giảm bớit lạm dụng. Hai việc đó tôi hoàn toàn hoan
nghênh.
Nam ngoái, tôi đã tiến hành một công trình nghiên cứu về sự diễn biến
của hiện tượng ‘xã hội hóa’ và những đóng góp và hạn chế của nó. Hiện
nay, nghiên cứu của tôi đặt ra câu hỏi: ‘Xã hội hóa’ thì có rồi, nhưng
bây giờ phải làm gì để giảm bớt những mặt tiêu cực của nó?
Tất nhiên, tôi cũng như những người khác chưa có câu trả lời. Chưa
chắc giải pháp chỉ là xây thêm những bệnh viện v.v. Thế thì một cái cần
thiết là tìm hiểu và xác định những điều kiện phải có để nâng cao khả
năng của người gần thu nhập bình quân và tương đối thấp để họ có thể
tiếp cận được những dịch vụ mà họ cần và qua đó phát triển khả năng của
họ và để họ tham gia mạnh hơn trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam.
Muốn có được điều đó, phải tìm cách mở rộng cơ hội cho những người có
thu nhập trung bình trở xuống tối đa hóa những cơ hội để phát triển kỹ
năng của họ, được khám chữa bệnh một cách hữu hiệu hơn với một kinh phí
hợp lý hơn. Cho phép họ từ từ nâng cao hơn tới cấp trung lưu.
Đối với những vấn đề này, một thực thế phải đối mặt là mức độ phi tập
trung hóa ở Việt Nam là rất cao, thậm chí quá cao. Trong khi những năng
lực về về điều phối, quản lý thông tin, thúc đẩy minh bạch, bao đảm
trách nhiệm giải trình thực sự là chưa đủ mạnh. Vì thế ở trung tâm của
nghiên cứu này là những vấn đề về thể chế.
Hiện nay Việt Nam có trên 60 mô hình quản lý khác nhau. Ta phải học
nó, phải xác định những thể chế nào có lợi nền phổ biển hóa, và những
cái nào cần phải xóa bỏ. Cũng phải học các kinh nghiệm của các nước
khác. Sau cùng, phải có sự quyết tâm chính trị; một cái khó ở Việt Nam
mà rất cần.
Ở mức độ tới 17 phần trăm GDP, tổng số tiền cả dân lẫn nhà nước Việt
Nam chi tra cho giáo dục và y tế là lớn rồi. Vào ngày thầy thuốc, cùng
lúc đang có những thảo luận về cải cách ở cả hai ngành y tế và giáo dục,
vấn đề hiện nay không phải là số tiền được chi trả, mà là số tiền đó
mua được gì cho dân Việt Nam.
JL
JL