Cánh Cò
Cư dân mạng Việt Nam hào hứng theo dõi diễn tiến tại Ukraine không
khác gì theo dõi giải bóng đá thế giới. Chỉ khác một điều các cầu thủ đổ
mồ hôi cho chiến thắng với chiếc cúp vô tri còn đằng này thì người dân
Ukraine lại đổ máu cho nguyện vọng chính đáng của họ mà phần thưởng là:
thoát ra khỏi gọng kềm ác nghiệt của nước Nga.
Chiều ngày hôm qua 22 tháng 2, Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu bãi nhiệm
Tổng thống Viktor Yanukovych bằng số phiếu 387/450 với lý do ông này đã
không thi hành đúng theo như hiến pháp quy định, lạm dụng quyến lực đe
dọa đến sự toàn vẹn chủ quyền của quốc gia.
Nói một cách khác Quốc hội đã truất phế Tổng thống Viktor Yanukovych
vì đã coi thường hiến pháp và lạm dụng quyền hành của một tổng thống để
tiến tới bắt tay với Nga, từ chối tham gia liên minh EU bất kể quyền lợi
và nguyện vọng của nhân dân Ukraine .
Giống như trận chung kết của giải bóng đá thế giới, tiền đạo Viktor
Yanukovych đã bị việt vị, rời bỏ đồng đội chạy trước trái banh khi nghĩ
rằng 15 tỷ mà Nga hứa sẽ giải quyết vấn đề sinh tử của Ukraine . Người
dân đã thổi còi và đuổi ông ta ra khỏi sân, trận đấu tiếp tục với một
cầu thủ khác vào thay: Yulia Tymoshenko.
Trong khi Tổng thống Viktor Yanukovych cố gắng tìm đường trốn khỏi
đất nước thì từ nhà tù người nữ chính trị gia xinh đẹp, nguyên Thủ tướng
của Ukraine, nạn nhân của Viktor Yakukovych với bản án 7 năm tù giam
trước đây được người dân chào đón như một ngôi sao của Ukraine . Yulia
Tymoshenko đang tỏa sáng trở lại trên bầu khí quyển chính trị của đất
nước này mặc dù không phải ai cũng ủng hộ bà vì trong khi giữ chức thủ
tướng bà cũng bị cáo buộc nhiều vấn đề có liên quan đến khả năng điều
hành đất nước. Nhưng dù sao trong lúc Ukraine bùng vỡ niềm tin cách mạng
thì bà là gương mặt duy nhất có thể hướng dẫn quần chúng trong một giai
đoạn nhất định.
Tượng Lenin lại tiếp tục bị kéo sập tại Khmelnitsky như thường thấy
sau khi một đất nước theo Nga sụp đổ. Biệt cung, tài sản của Viktor
Yanukovych bị người dân kiểm soát, số phận ông ta không khác gì các nhà
độc tài của thế giới trong cuộc cách mạng hoa nhài trước đây.
Trong khi nhân dân Ukraine nhảy múa reo mừng thì nhân viên nội vụ
dưới thời Yanukovych lôi hàng đống tài liệu mật ra đốt để phi tang tránh
những cáo buộc sau này khi bị dẫn ra trước tòa, nhất là tội đồng lõa
bắn vào người biểu tình hay bắt bớ trái phép những người bất đồng chính
kiến của đảng đối lập.
Trong khi tiếng còi trọng tài báo cho khán giả biết Ukraine là nhà vô
địch thì người xem Việt Nam lại có thái độ rất khác: buồn lòng khi nhìn
lại đất nước của mình.
Nhiều người hỏi nhau: bao giờ mới tới Việt Nam? Rồi cũng có người trả
lời: đừng hỏi bao giờ khi chính anh hay chị không đưa lên một ngón tay
nào cho đất nước từ nhiều chục năm qua thì làm sao có thể kích hoạt được
một cuộc cách mạng nào cho dù nhỏ nhất?
Hỏi và trả lời đều có nỗi đau của nó.
Công bằng mà nói cả hai phía đều ấp ủ sự mong mỏi mong thấy một cuộc
cách mạng tương tự như Ukraine tại Hà Nội hay Sài Gòn. Cuộc cách mạng ấy
đã có sẵn lý do, tuy nhiên con người và tình thế chưa thể nảy sinh một
đốm lửa làm mổi cho nó bùng nổ.
Nếu nước Nga của Putin là nguyên nhân chính làm cho nhân dân Ukraine
nổi dậy chống Tổng thống Viktor Yanukovych thì Trung Quốc cũng là nguyên
nhân không thể chối cãi khiến nhân dân Việt Nam rồi cũng sẽ nổi lên
chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuộc đàn áp đẫm máu của Stalin đã giết chết hàng triệu người dân
Ukraine nổi dậy vì đói khi cộng sản Nga đưa ra chính sách tịch thu lúa
mì và khoai tây của người Ukraine đã làm cho dân tộc này chìm trong đói
khát. Bắt đầu từ đó, nỗi căm phẫn đã khiến dân chúng phía Tây nước này
vốn theo chủ nghĩa dân tộc đã có thâm thù suốt ba mươi năm đối với Nga
mặc dù về phía Đông nhóm người gốc Nga đã trở thành người Ukraine sau
nhiều chục năm sống và nghiễm nhiên thành công dân Ukrain một cách bất
đắc dĩ.
Phía Đông âm thầm ủng hộ tổng thống Viktor Yanukovych tiến gần với
Putin bao nhiêu thì càng kích thích lòng căm phẫn của người phía Tây bấy
nhiêu.
Giống như Việt Nam. Nếu 90 triệu đồng bào có ký ức sâu đậm về những cuộc xâm lăng của Trung Quốc liên tục trong hàng ngàn năm qua và được tô đậm thêm sau những cuộc chiến như Hoàng Sa-Trường Sa và nhất là Biên giới phía Bắc thì không ai chấp nhận một cuộc hôn nhân gượng ép, tẻ nhạt để đất nước luôn lâm vào cảnh trên đe dưới búa mà nguồn lợi thực sự không phải đến với quốc gia dân tộc nhưng chỉ chảy vào túi của một thiểu số cầm quyền.
Giống như Việt Nam. Nếu 90 triệu đồng bào có ký ức sâu đậm về những cuộc xâm lăng của Trung Quốc liên tục trong hàng ngàn năm qua và được tô đậm thêm sau những cuộc chiến như Hoàng Sa-Trường Sa và nhất là Biên giới phía Bắc thì không ai chấp nhận một cuộc hôn nhân gượng ép, tẻ nhạt để đất nước luôn lâm vào cảnh trên đe dưới búa mà nguồn lợi thực sự không phải đến với quốc gia dân tộc nhưng chỉ chảy vào túi của một thiểu số cầm quyền.
Cái thiểu số cầm quyền Việt Nam ấy giống y khuôn đúc trường hợp của Viktor Yanukovych hiện nay.
Với lý do ổn định để phát triển, Việt Nam tiến tới sát với Trung Quốc
qua những hợp đồng ưu tiên khai thác khoáng sản, nhập siêu khổng lồ, du
nhập hàng hóa vô tội vạ bất kể sự phá sản của doanh nghiệp nội địa vì
không thể canh tranh với hàng giá rẻ của Trung Quốc...tất cả đổi lại sự
ổn định chính trị, tức cái ghế của đảng.
Nhưng Biển Đông mới chính là điểm nóng có thể làm thành ngòi nổ cho
Việt Nam. Và Biển Đông là nỗi thèm muốn không gì có thể thay thế của Bắc
Kinh, kể cả sự trung thành của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hơn ai hết Trung Quốc nắm rất rõ tử huyệt này vì lịch sử đã nhiều lần
chứng minh như thế. Trung Quốc chần chừ chưa dứt điểm là do không muốn
khuấy động dân chúng Việt Nam vốn không phải là những cái đầu dễ nắn
trong hoàn cảnh hiện nay. Mặc dù Bắc Kinh không hề đánh giá cao năng lực
lãnh đạo Việt Nam có thể đè nén người dân một cách hiệu quả nhưng hướng
dẫn quần chúng vào quỹ đạo Trung Quốc như hiện nay thì họ tỏ ra rất tốt
cho Trung Quốc rảnh tay đối phó với các sắc dân khác như Tây Tạng hay
Tân Cương.
Cái hay của nhân dân Việt Nam là rất giỏi đối phó với ngoại xâm bằng
tầm vông vạt nhọn, bằng du kích nắm lưng quần của giặc mà đánh hay tiêu
thổ, kháng chiến trường kỳ tiêu hao sức giặc. Tuy nhiên làm sao lấy
thuyền thúng bơi ra Trường Sa đánh giặc mới là chuyện đáng nói.
Từ câu hỏi này có lẽ sẽ nảy sinh ra việc phải tự bảo vệ đất nước ngay
từ bây giờ trước khi quá muộn. Yêu cầu đảng cộng sản “step down” như
người dân Venezuela quá chán chê với học trò của Hugo Chavez đang dẫn
dắt đất nước này vào chốn mê cung của Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Đòi hỏi ấy có lẽ khó thực hiện đối với đảng Cộng sản hiện nay nhưng
mấy ai tin một đất nước được Nga đỡ đầu như Ukraine mà Tổng thống lại
phải bỏ chạy trước người dân không tấc sắt trong tay, chỉ lấy chính vũ
khí của nhà cầm quyền để chống lại họ?