Minh Diện
Một giọng hát dân ca nỉ non của chương trình “Ngày mai tươi sáng”
hoặc “Lá rách, lá lành ” đưa tới một làng quê hẻo lánh nào đó ở miền
Nam, miền Trung, miền Bắc, và ống kính Camera chĩa vào những mái nhà lụp
xụp, những xó bếp lạnh tanh, những mâm cơm không một mẩu thịt, cá ,
những cảnh đời lam lũ làm thuê làm mướn, bắt ốc mò cua sống lay lắt ,
phiêu dạt ngay trên chính nơi chôn rau cắt rốn của mình. Cảnh nghèo đói
như một bức tranh toàn những gam màu xám xịt gây xúc động lòng người
ngày nào cũng hiện lên trên màn ảnh nhỏ.
Rồi như một kịch bản viết sẵn, những cuộc vận động hướng về người
nghèo được phát động, nhân danh hội này, hội nọ đứng ra tổ chức quyên
góp tiền bạc. Người ta sục vào trụ sở doang nghiệp, nhả riêng doanh
nhân vận động đóng góp. Với lợi thế của mình, nhiều nhà báo trở thành
cộng tác viên tiếp thị hiệu quả. Những trang báo lăng-xê nhà tài
trợ , đặc biệt TV trở thành một sân chơi hấp dẫn mời gọi các đại gia
mở “tấm lòng vàng”. Những buổi truyền hình trực tiếp với sự xuất hiện
của các vị lãnh đạo cấp cao , đại gia nối gót nhau lên sân khấu rót
tiền vào “Qũy xóa đói giảm nghèo” như nước. Có những vị chủ tịch HĐQT,
Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước trương tấm bảng ủng hộ cả chục tỷ,
trăm tỷ dù đang làm ăn thua lỗ, có những công ty tư nhân ủng hộ vài
trăm triệu trong khi nợ đầm đìa . Mỗi lần thiên tai bão lụt sảy ra
không biết bao nhiêu cuộc quyên góp mang chủ đề “lá lành đùm lá rách”
xoáy vào lòng trắc ẩn của mọi người. Theo số liệu đăng tải trên báo
chí, chỉ riêng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam , từ năm 2006-2012 đã thu
được hàng chục ngàn tỷ đồng cho quỹ xóa đói giảm nghèo.
Nhưng số tiền đó so với tiền Nhà nước đã bỏ ra để thực hiện chính
sách nhân đạo ấy thì chẳng thấm vào đâu. Nhân ngày “ Thế giới chống
đói nghèo” Bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội Phạm Thị Hải
Chuyền phát biểu trên TV : “ Dù kinh tế khó khăn, nhiều chính sách
phải cắt giảm , nhưng riêng nguồn lực cho xóa đói , giảm nghèo không
giảm mà còn tăng. Cụ thể nếu tính bình quân giai đoạn 2008-2012 nguồn
lực đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 90.000 tỷ đồng/năm , thì sau
Đại hội XI của Đảng , tức từ năm 2011-2013, nguồn lực dành cho hộ nghèo
tăng lên 120.000 tỷ đồng /năm” . Cụ thể hơn, theo số liệu của Bộ
tài chính , từ năm 2005 đến 2012, chi từ ngân sách cho xóa đói giảm
nghèo là 734.000 tỷ đồng. Nếu tính cả nguồn vốn cho vay ưu đãi
lãi suất bằng 0, mỗi năm 20.000 tỷ, thì trong vòng 7 năm kể trên, Nhà
nước còn phải bủ lỗ thêm 50.000 tỷ đồng, tổng cộng 784.000 tỷ đồng ,
chiếm hơn 12% tổng ngân sách . Ứơc tính cả hai khoản tiền từ ngân
sách nhà nước và “ xã hội hóa” dành cho xóa đói giảm nghèo lên tới
gần 6 tỷ đô la mỗi năm.
Nhẽ ra với khoản kinh phí khổng lồ đó,Việt Nam
xóa sạch đói nghèo lâu rồi, nhưng oái oăn thay, nghèo vẫn hoàn nghèo.
Trong bài “ Chính sách xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc
thiểu số :Thực trạng và giải pháp”, đăng trên Tạp chí cộng sản ngày
27-11-2013, tác giả Minh Nhật thừa nhận : 38 % người dân tộc thiểu số
vẫn thuộc diện đói nghèo. Còn cả nước , theo báo TuầnVietnam net ,
hiện có từ 500 ngàn đến 3 triệu hộ nghèo đói.
Vậy tiền xóa đói giảm nghèo đi đâu ? Hỏi ai, hỏi
chỗ nào trong hàng chục nhóm chính sách , hàng trăm chương trình xóa
đói giảm nghèo , như “Nhóm chính sách giảm nghèo toàn diện”, “Nhóm
chính sách nâng cao đời sống nhân dân mang tầm quốc gia”, “Nhóm chính
sách theo vùng” , “Chương trình 135”, “ Chương trình giảm nghèo nhanh”,
“Chương trình giảm nghèo bền vững” v.v . Hỏi ai, hỏi chỗ nào khi mỗi
nhóm chính sách, mỗi chương trình ấy lại đẻ ra những nhóm đề tài
nghiên cứu và mỗi nhóm đề tài lại đẻ ra những dự án to nhỏ rút tiền
từ Quỹ xóa đói giảm nghèo?
Trả lời phỏng vấn của báo Đại đoàn kết ngày
29-9-2013, ông Đỗ Mạnh Hùng , Phó chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của
Quốc hội , cho biết trước năm 2011, số tiền bình quân chi cho mỗi hộ
nghèo một năm là 180 triệu đồng chia từ nguồn quỹ 90 ngàn tỷ đồng
/năm , từ năm 2011 đến nay, đã tăng lên 240 triệu đồng. Thế có
nghĩa là mỗi tháng một hộ nghèo được từ 15 triệu đến 20 triệu
đồng , và nếu bình quân mỗi hộ 4 khẩu, thì riêng khoản hỗ trợ của
nhà nước đã có thu nhập từ 3,7 triệu đến 5 triệu đồng, bằng 3,2
đến 4 lần lương tối thiểu cán bộ công nhân viên và gấp từ 7 đến 10
lần mức chuẩn nghèo ở thành thị. Nhưng thực tế không phải như vậy. Bộ
máy quản lý các chương trình , dự án xóa đói giảm nghèo đã ngốn gần
hết tiền dành cho người nghèo mất rồi. Trên báo Tuần Việt Nan net ,
nhà báo Lê Nguyễn Huy Hậu dẫn lời Thứ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư Đặng
Huy Đông : “Mỗi năm người nghèo tiếp cận chỉ khoảng 10-15 triệu
đồng/hộ. Có nghĩa, cứ mỗi 1 đồng người nghèo được nhận thì 10 đồng
được trả cho bộ máy quản lý”. Cũng theo thứ trưởng Đặng Huy Đông, tỷ
lệ chi cho hành chính sự nghiệp chiếm hơn 63% tổng số tiền giảm nghèo
huy động được , còn mức đầu tư phát triển chỉ chiếm 36%, cụ thể số tiền
chi phí để vận hành bộ máy xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện ở mức 75.
600 tỷ đồng/ năm tương đương 3,5 tỷ đô la. Nhà báo Lê Nguyễn Huy Hậu
đã ví von một cách hài hước : Bộ máy xóa đói giảm nghèo mỗi năm ngốn
hết 77 cái sân vận động Mỹ Đình , Hà Nội! (Tổng chi phí xây dựng sân Mỹ
Đình 63 triệu đô la)
Qũy xóa đói giảm nghèo được sử dụng đầu tư rất quy
mô, nào là phát triển vùng, phát triển nông nghiệp, phát triển việc
làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, dạy nghề, xuất khẩu lao
động, bệnh viện, trường học v.v. Người ta bảo phải trao cho người
nghèo “cái cần câu chứ không cho con cá”. Rất hợp lý, đúng nguyên tắc.
Chỉ có điều “ cần câu” nhiều nhưng quá đắt và người nghèo lại không
câu được cá. Muốn được chọn là hộ nghèo có khi người nghèo phải hối lộ
bộ máy quản lý, muốn học nghề phải trả học phí, và nếu muốn đi xuất
khẩu lao động phải thế chân hàng ngàn đô la. Thực tế người nghèo chỉ
tiếp cận được từ 4% đến 6 % số tiền từ quỹ xóa đói giảm nghèo , lại
phải gánh các khoản chi phí cho việc đào tạo, cấp vốn, hỗ trợ việc làm,
giáo dục... thì thử hỏi vác sao nổi “chiếc cần câu” mà câu cá? “Người
ta xắm “cần câu” là để “câu những con cá bự trong ao nhà nước” chứ đâu
phải để trao cho người nghèo”. Đại biểu Quốc hội Ksor Phước đã từng nói
thẳng với báo chí như vậy.
Bộ máy quản lý chương trình xóa đói giảm nghèo phình ra bao nhiêu
bụng người nghèo tóp lại bấy nhiêu. Có địa phương còn sử dụng Quỹ
xóa đói giảm nghèo vào những chương trình khác như dự án nông nghiệp,
nông thôn mới, nước sạch, cơ sở hạ tầng, khi những chương trình này
đã được chi tiền từ nguồn ngân sách khác . Đại biểu Qước hội Nguyễn
Lâm Thành của tỉnh Lạng Sơn đã ví von chuyện đó như trong một bàn
tiệc 4-5 người ăn một con gà, nhưng một con gà đó lại được viết hóa
đơn thanh toán thành 4-5 con gà (Báo Đầu tư).
Phương ngôn có câu : “Bụt ăm ba ma ăn bảy!” Phải chăng
việc xóa đói giảm nghèo ở nước ta nó cũng tương tự như câu phương ngôn
ấy, nên dù tiền bạc đổ ra như nước mà vẫn không xóa được đói nghèo?
Đáng buồn hơn là ngay cả thới bao cấp hình ảnh đói nghèo cũng không
phơi ra như hiện nay. Người nghèo lang thang bàn vé số dạo, lượm ve
chai, đi ăn xin nhan nhản khắp phố chợ, tệ nạn trộm cướp tăng vọt một
phần do đói nghèo. Không biết bạn suy nghĩ thế nào, bản thân tôi cảm
thấy vô cùng nhức nhối mỗi khi thấy trên TV xuất hiện cái chương trình
“Lục lặc vàng”, hoặc “ Vượt lên chính mình”. Hảng trăm người dân nghèo
xác xơ đứng phơi nắng , phơi rét hò hét, vỗ tay reo đề cổ vũ cho người
cùng cảnh thực hiện những kịch bản thô thiển không một chút nhân văn.
Họ đâu biết một cặp bò, hoặc vài triệu bạc mà một số ít người nghèo may
mắn nhận được chỉ bằng một phần trăm, phần ngàn số tiền người ta bỏ ra
làm chương trình quảng cáo đó ? Và không ít kẻ làm giàu từ việc phơi bày
cảnh ngộ nghèo khó của nhân dân như vậy.
Tờ báo TuânVietnam.net viết : “Có lẽ đã đến lúc Quốc hội cần mở một cuộc điều tra cụ thể và toàn diện về hiệu quả và tính hợp lý của chương trình xóa đói giảm nghèo . Ngay cả khi Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá là một trong những quốc gia có tiến bộ vượt bậc trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, thì cũng không thể biện minh cho sự lãng phí và thiếu hiệu quả quá lớn nguồn vốn như hiện nay. Bời vì để đạt được thành tích đó, có vẻ như Việt Nam đang đánh đổi cả sự phát triển về kinh tế lẫn ổn định chính trị, khi chỉ số nợ công cùa Việt Nam theo nhiều dự báo đã lên đến 95% GDP”.
Tờ báo TuânVietnam.net viết : “Có lẽ đã đến lúc Quốc hội cần mở một cuộc điều tra cụ thể và toàn diện về hiệu quả và tính hợp lý của chương trình xóa đói giảm nghèo . Ngay cả khi Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá là một trong những quốc gia có tiến bộ vượt bậc trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, thì cũng không thể biện minh cho sự lãng phí và thiếu hiệu quả quá lớn nguồn vốn như hiện nay. Bời vì để đạt được thành tích đó, có vẻ như Việt Nam đang đánh đổi cả sự phát triển về kinh tế lẫn ổn định chính trị, khi chỉ số nợ công cùa Việt Nam theo nhiều dự báo đã lên đến 95% GDP”.
Điều tra ai, điều tra thế nào khi “Tiêu cực, tham nhũng
nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào chỗ nào cũng có” ( Lời Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng). Điều tra ai, điều tra thế nào khi những kẻ có chức
quyền “Ăn của dân không từ một cái gì, từ tiền Bảo hiểm y tế của
thương binh đến liều vắcxin của trẻ con”? (Lời Phó chủ tịch nước Nguyễn
Thị Doan) Và ai là người có bàn tay sạch để phanh phui 94% nguồn vốn
dành xóa đói giảm nghèo rơi vào đâu? nguyên Tổng thanh tra Chính phủ
Trần Văn Truyền chăng?
M D