Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

Niềm hy vọng & Nỗi lo sợ

Đặng Ngữ
Chị Thuỳ Linh là một nhà văn nổi tiếng ở trong nước. Tác phẩm của chị được đưa vào sách giáo khoa để dạy trẻ con. Theo như chỗ tôi biết, chị vốn được đào tạo tại trường viết văn M. Gorki (một trong những thủ lĩnh của trường phái hiện thực XHCN). Nhưng ngạc nhiên thay, chị lại là một con người rất lãng mạn, lãng mạn đến mức siêu thực. Nhân dịp Xuân về, chị viết về mơ ước của mình trên facebook: năm mới, chị ước Lưu Hiểu Ba lên chấp chính ở Trung Quốc; ở Việt Nam thì Trần Huỳnh Duy Thức nắm quyền; hai ông này sẽ thảo luận với nhau về việc Trung Quốc trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam. Status này được đông người bấm like; nói chung, kha khá người có ước mơ như chị Thuỳ Linh. I love you, all. Hehehe…
- Nhớ lại cách đây không lâu, lúc ông Lê Hiếu Đằng còn sống (dù sức khoẻ rất yếu, phải nằm viện) và công bố việc bỏ Đảng. Việc này gây chấn động cộng đồng, gây bàn tán ì đùng và hiệu ứng của nó lan toả tức thì. Chị Thuỳ Linh, một người lãng mạn thường trực đã mơ ước: đây là dịp để những đảng viên, những con người đang nỗ lực để trở thành người tử tế khẳng định thái độ của mình. Chị mơ ước sẽ diễn ra một phong trào bỏ đảng tập thể và còn hơn thế nữa như những gì đã diễn ra ở những đất nước khác. Như mọi giấc mơ khác, giấc mơ chỉ là giấc mơ thôi. Cho đến ngày ông Lê Hiếu Đằng qua đời, tổng cộng không quá 03 người tuyên bố rời bỏ tổ chức trong tổng số gần 03 triệu đảng viên. U hu…ô hô..ai tai…

- Về việc này, có vẻ như Beo (một người mà nói thật mình không có cảm tình mấy) lại dường như thực tế hơn. Theo như chỗ Beo thì đừng trông mong gì cái đám “Đoảng viên” ấy rời bỏ tổ chức của họ. Vì gắn liền với tổ chức còn là miếng cơm manh áo, túi tiền túi ruột, là con cái họ hàng – tức là dính líu đến nhiều thứ thiêng liêng. Còn chuyện Trường-Hoàng Sa, nhắc nhau cho vui thôi chứ đừng trông mong gì việc thu hồi lại được. Đến cả như Nhật Bản, hùng mạnh như thế, lại liên minh với Mỹ mà chỉ biết nhìn Hoa Thái Đảo bị Nga chiếm giữ chứ thu hồi thế nào được. Hoạ chăng, Nhật – Nga ngồi lại định giá Hoa Thái Đảo trị giá bao nhiêu, rồi quốc dân gom góp lại trả cho Nga nguyên một cục rồi lấy về. Quay lại chuyện Hoàng Sa, có khi sau này con cháu chúng ta (thế kỉ XXIII chẳng hạn) giàu có hùng mạnh lên, thêm nữa Trung Quốc văn minh biết điều thì thương lượng lại. Tạm thời cứ cho chép vào sử sách rồi in vào giáo khoa để dạy học trò cái đã: cái đảo đó, miếng đất đó vốn của tổ tiên nhà ta.
- Khâm định Việt sử thông giám cương mục, vua Tự Đức và các sử quan viết: “Xét chung từ trước đến sau, đất đai của nước Việt ta bị mất về Trung Quốc đã đến quá một nữa, tiếc rằng vua sáng tôi hiền các triều đại cũng nhiều người lỗi lạc hiếm có ở trên đời, mà vẫn không thể nào lấy lại được một tấc, đó là việc đáng ân hận lắm! Thế mới biết việc thu hồi đất đai đã mất, từ đời trước đã là việc khó, chứ không những ngày nay mà thôi, Thật đáng thương tiếc!“. Vua Tự Đức vốn được xem như một ông vua yếu đuối, lại lãng mạn với văn chương thơ phú. Nhưng xem ra với bút phê này, ông là một người theo trường phái “thực tế” đến đáng ngạc nhiên.
- Trong lịch sử Việt Nam, chỉ duy nhất một người có ý định chinh phục và có khả năng chinh phục Trung Quốc: Quang Trung Nguyễn Huệ. Nhưng ý trời đã quyết, ngày 16/9/1792 Nguyễn Huệ đột ngột qua đời. Câu chuyện chinh phục Trung Quốc chưa thấy ai có gan nhắc lại.
Cá nhân mình, nếu có điều gì để hy vọng, mình hy vọng từ rày trở về sau “Việt Nam mình không mất thêm một tất đất, tất biển nào nữa”. Để con cháu khỏi phải khổ nhọc mơ ước thu hồi. Năm này kế hoặc đi thăm Hồ Động Đình và Ngũ Lĩnh.
Đà Nẵng, 31/01/2014

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"