Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Công an Việt Nam: vừa yếu chuyên môn, vừa lạm quyền

Nguyễn Văn Thạnh
Dân Luận: Công An chỉ là một hệ thống con trong hệ thống lớn là hệ thống chính trị / thể chế. Với thể chế hiện tại, chính sự mập mờ của pháp luật và bảo kê của công an chính là chỗ dựa để nó tồn tại, do đó rất khó cải thiện tình hình một khi chế độ độc tài độc đảng vẫn còn. Tất nhiên không phải vì thế mà chúng ta ngừng đấu tranh với những sai phạm của ngành công an.
Ngành công an quả thực đã đẩy hết những cái khó khăn và bất tiện về phía người dân. Chế độ hộ khẩu và khai báo tạm vắng, tạm trú và lưu trú là một ví dụ cụ thể: Chúng xâm phạm quyền tự do đi lại của người dân với lý do tưởng chừng như chính đáng: bảo đảm an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là, an ninh trật tự xã hội có thực sự được bảo đảm không, hay chỉ có những người dân lành bị công an lạm dụng những điều luật mơ hồ này để hành hạ? Các tụ điểm cờ bạc, mãi dâm, ma túy vẫn tồn tại ngang nhiên dưới mắt công an phường, xã đó thôi!
Nếu xem nhân dân là ông chủ thì công an là "tên đầy tớ" được thuê mướn để bảo đảm an ninh, an toàn cho ông chủ.
Ông chủ bỏ tiền ra thuê mướn thì ông phải được hưởng tự do, làm gì, đi đâu là ý ông. Tên đầy tớ phải nỗ lực phục vụ để ông chủ thuận tiện trong công việc, cuộc sống. Ông chủ có hài lòng mới thuê mướn tiếp, không thì sẽ đuổi cổ.

Ngày nay công nghệ phát triển, tên đầy tớ phải sắm cho mình nhiều dụng cụ hành nghề tối tân, bản thân phải nâng cao trình độ để làm hài lòng ông chủ. Đây là lẽ đương nhiên.
Nghịch lý là "tên đầy tớ" Công An Việt Nam không làm vậy. Dù thời đại internet, toàn cầu như một ngôi làng nhưng nó không quan tâm, nó thích hành nghề như thời xuân thu chiến quốc cách đây vài ngàn năm: quản lý bằng hộ khẩu.
Đất nước người ta hàng triệu km2, đi lại tự do, muốn sống đâu sống, muốn đi đâu đi, không phải khai báo ai nhưng tên đầy tớ bên đó cũng bảo đảm an toàn, không một chút phiền hà cho ông chủ của nó. Trong khi VN là một nước nhỏ bằng lỗ mũi lại chia đến 64 tỉnh thành nhưng đi qua mỗi tỉnh thành làm việc sinh sống lại phải khai báo cho thằng đầy tớ biết, với bao nhiêu là giấy tờ, thủ tục hết sức nhiêu khê. Thậm chí trong một tỉnh thành, một quận huyện,... nhưng qua nhà khác cũng phải khai báo cho nó biết.
Chưa hết, thằng đầy tớ này nó còn có cái quyền nửa đêm nửa hôm đập cửa nhà ông chủ, kiểm tra, thậm chí là đánh người nữa thì mới bảo đảm sự an toàn cho ông chủ. (http://cuicac.blogspot.com/2013/12/luat-cu-tru-va-chuyen-cong-go-cua-nha.html?m=1).
Xét về đạo chủ-tớ, tôi chưa thấy mối quan hệ nào kỳ lạ đến như vậy.
Câu hỏi đặt ra là tại sao ông chủ nhân dân VN vừa già đời (4.000 tuổi) vừa có tiếng anh hùng lại đi thuê mướn một tên đầy tớ vừa dốt nát vừa cửa quyền vừa man rợ như vậy làm việc cho mình?
Thật đau lòng, ông chủ này không còn lựa chọn nào khác. Chỉ có một ông trùm cung ứng đầy tớ và ông trùm này vừa gian xảo vừa có súng.
Bạn có biết ông trùm này là ai không?
_________________________

Về việc giấy giám định (giấy chứng thương)

Chứng tích thương tích là một vật chứng quan trọng trong các vụ đánh nhau. Khi bị thương tích, người ta thường lo việc đầu tiên là chữa trị. Tuy nhiên bệnh viện lại không có chức năng cấp giấy chứng thương. Muốn có giấy chứng thương phải đến một nơi khác rất xa (trường hợp Tp Đà Nẵng).
Chưa hết, "muốn được giám định phải có giấy công an giới thiệu, không thì mời về. Vụ việc đánh nhau ở đâu thì CA ở đó cấp giấy giới thiệu".
Hôm nay (18.2.2014) vợ tôi đến Trung Tâm Pháp y Tp Đà Nẵng thì được trả lời vậy.
Cô ấy hỏi nếu có mâu thuẫn với công an sở tại thì sao? Thì được nhân viên ở đây trả lời là Công An cấp trên họ cấp giấy. Hỏi nếu họ bao che nhau thì sao. Trả lời thì lên cấp cao hơn nữa. Lên cao nữa thì lên Thủ tướng, Chủ Tịch Nước.
Tình trạng thương tích thay đổi theo ngày, cứ theo qui trình trên, có khi chữa xong thương tích, người béo tốt rồi mới được giám định!
Có thể vì tình trạng nhiêu khê này mà tình trạng bạo lực ở VN rất phổ biến, nhiều khi mới va vẹt nhẹ đã lao vào đánh nhau ầm ầm.
Xã hội mà không có cơ chế để nhanh chóng diệt trừ tội ác nhỏ sẽ ươm mầm cho tội ác lớn. Một người nói với tôi "không đánh nhau thì thôi, đánh nhau thì phải đánh cho nặng, cho chết may ra nó (CA) mới làm việc". Nghe mà kinh.
Cũng vì được phép độc quyền cấp giấy giới thiệu đi giám định thương tích mà CA lạm quyền đánh người hoặc sử dụng thủ đoạn mượn tay côn đồ đánh người.
Vợ tôi nói "anh xem, bao nhiêu người ở HN bị đánh tàn bạo, bịnh người đấy có thấy ai giám định cho đâu".
Càng dấn thân, tôi càng đắng lòng cho cái quốc pháp hổ lốn, nham hiểm, thiên vị ở VN ( http://thanhstatus.blogspot.com/2014/01/vao-hang-hum-e-hieu-uoc-cop.html?m=1).
Bạn có thấy và có giải pháp gì không?
Nguyễn Văn Thạnh

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"