Govapha
Gặp lúc thời buổi nhá nhem, tâm trạng bất an, mạng người rẻ rúng.
Người dân không được bảo vệ, mất niềm tin vào công lý, bất công càng
nhiều. Đói, sợ hãi và cái chết. Đéo hiểu thời thế bây giờ sẽ ra cái chó
gì nữa, ngày càng sản sinh ra nhiều hiện tượng quái đản. Có người tự cho
mình là Diêm chúa có quyền định tội kết án, cướp đi mạng sống của người
khác (không kỷ cương, xem thường luật pháp). Những sự nổi loạn điên rồ
khi gây ra chết người (điển hình như cái chết của những người trộm chó),
chưa tính tới những cái chết không thể tin nổi đang xảy ra hàng ngày,
hãi hùng vãi. Tội trộm chó là lý do duy nhất để đi đến động cơ giết
người, và đáng sợ chính là thái độ “nhất trí 100%” từ đám đông hùa nhau
cùng đánh chết người này. Tỉnh bơ giết người dễ dàng như vặn cổ gà vậy.
Nếu mấy cha nội trộm chó cho rằng, thà lọt vô tay CA ngồi tù cũng còn
mạng mà về nhà với vợ con, chứ lọt vô tay đám đông chỉ có con đường đi
bán muối, một đi không trở lại. Chỉ cần có suy nghĩ như vậy, thì ôi thôi
đúng là lòng người loạn lạc, xã hội đảo điên.
Người nào có để ý tới vấn đề này, phải đối mặt với câu hỏi về cái
chết của những người trộm chó. Một câu hỏi chẳng tuyệt vời chút nào và
chưa thấy sự kết thúc. Bạn của dân, CA lơ được là lơ. Luật pháp làm ăn
như cặc, thế lực thù địch hay cười ngạo gọi là luật rừng cũng đúng. Bây
giờ thêm luật của Diêm chúa chốn nhân gian, gọi là luật rú. Thằng rừng
con rú họp lại thành ra rừng rú, rủ nhau vô rừng sống hết đi mấy cha mấy
mẹ. Vô đó đánh nhau giết nhau với thú dữ. Hiện tượng tự xử nổi lềnh
khềnh, mình ên có, tập thể có. Nhân dân từ từ chết, tự xử lẫn nhau,
trước sau gì cũng chết. Nếu trẻ em chứng kiến cảnh giết kẻ trộm chó,
không hiểu đám đông giết người này sẽ dạy dỗ điều gì cho con cháu họ
đây? Đừng làm bộ kể chuyện cổ tích lừa dối trẻ em như đúng dzồi nghe, ơ ơ
thằng trộm chó là kẻ xấu xa giống như con sói trong rừng, giết nó mổ
bụng để cứu cô bé quàng khăn đỏ ra. Đừng để trẻ em hiểu lầm vai trò của
Diêm chúa lóng lánh sáng như chiếc đũa thần trong tay ông Tiên bà Tiên
thì bỏ mẹ.
Trong một nghĩa nào đó, mỗi người tự đối phó với nguy cơ rình rập mỗi
ngày trong cuộc sống. Cay đắng thêm ở chỗ là, mỗi người còn phải tự tìm
đủ cách tự bảo vệ chỉ để sống cuộc sống hàng ngày. Thực tế, những người
tự do đánh đập cho đến chết những người trộm chó phải có niềm tin mạnh
lắm, niềm tin là họ không hề sai trái trong hành vi đó. Một cá nhân nào
đó bị trộm chó, nếu không có đồng minh hưởng ứng thì có đi đến giết
người không? Không chắc, nhưng cường độ từ hành động giận dữ, hung hăng
tàn ác sẽ được giảm nhẹ đi nếu như không có sự reo hò cổ vũ nhiệt tình
tham gia đánh đá đạp đập từ đám đông. Hốt bỏ tù hết, nên chăng? Tôi nghĩ
vai trò đồng minh chả dễ dàng gì, khi bản thân họ không bị mất trộm.
Nhưng tình nguyện trở thành đồng minh thì không thể trốn tránh trách
nhiệm được, họ có lựa chọn. Họ ghét dân trộm chó, hiểu được. Nhưng tự xử
đánh người đến chết mà coi như chuyện bình thường thì tuyệt đối không
được. Không còn là vấn đề riêng của người bị mất trộm nữa, không cần có
lời biện hộ nào dành cho đám đông ăn theo này luôn. Nếu dễ dàng bỏ qua,
dung dưỡng, tội ác sẽ trở thành khuôn mẫu đầy đe dọa chết chóc. Thách
thức luật pháp, thách thức cả lương tâm con người. Đó là hành vi sai
trái và họ cần phải trả giá cho hành vi đó. Đi theo hướng tốt là không
cho phép tội ác đó ảnh hưởng đến đời sống xã hội nói chung, đi bên cạnh
đời sống của chúng ta nói riêng. Không phải là câu chuyện dùng để giải
thích, mà nó là một vấn đề sống còn. Tôi ủng hộ việc hốt trọn ổ, 10
người bắt 10 người, 20 người bắt 20 người, đông cỡ nào cũng bắt hết. Cứ
xúc hết lên xe tống vô khám, cho ngồi bóc lịch dài dài. Cho sợ cho tởn
cho chừa.
Nói gì thì nói, đối mặt với những điều tệ hại xấu xa đã xảy ra, đang
tiềm tàng, lúc nào cũng hứa hẹn sẽ có nạn nhân kế tiếp. Nếu có suy tư
trăn trở về cuộc sống xã hội hiện nay, thì hai chữ “bế tắc” sống mạnh.
Điều quan trọng là, làm sao cứu lấy tâm hồn những đứa trẻ trót sống phải
vào thời buổi như thế này? Chỉ còn mỗi gốc rễ gia đình mới cứu nổi,
thôi thì mạnh ai nấy cứu lấy con cháu của mình. Giáo dục nhà trường thì
nhiều điều cười ra nước mắt, dạy dỗ cứ đối chọi chan chát. Vừa mở miệng
dạy “Còn đâu đẹp trên đời hơn thế? Người với người sống để yêu nhau”. Chưa kịp ngấm sâu vào hồn thì đã nghe lời hô hào thúc giục “Giết! Giết nữa bàn tay không phút nghỉ.”
Chỉ giỏi nhồi nhồi nhét nhét vô đầu học sinh đủ thứ cha căng chú kiết,
cho căng cứng như nhồi giò thủ mới chịu. Gia đình nào còn đề cao những
giá trị tinh thần truyền thống, đề cao đạo đức thông qua cuộc sống hàng
ngày, thì còn có hy vọng. Buồn não ruột!