Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

James Hookway, WSJ - Tablet, mobile tăng động lực đòi quyền tự do ngôn luận

James Hookway

Blogger nổi tiếng nhất và bị đàn áp khốc liệt nhất: Điếu Cày Nguyễn Văn Hải
Là nơi có cuộc chiến tranh được truyền hình đầu tiên trên thế giới, Việt Nam ngày nay là một trong những điểm nóng của đà gia tăng sử dụng Internet di động. Doanh số những hệ điều hành I của Apple và Android của Google trong điện thoại và tablet tăng gấp hơn ba lần trong năm ngoái, theo số liệu của công ty phân tích Flurry, trụ sở ở San Francisco. Đà tăng trưởng như vậy chiếm hạng nhì toàn thế giới, chỉ sau Colombia.
Những quán café bên lề đường quanh Hà Nội đông chật những khách hàng vừa nhâm nhi ly cà phê vừa lướt ngón tay trên màn hình điện thoại, tablet. Vậy mà Việt Nam lại là nơi nguy hiểm nhất thế giới cho những người sử dụng Internet.
Phóng viên Không biên giới cho biết có đến 35 blogger và người sử dụng Web ở Việt Nam đang bị giam tù về tội "Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý chống chính phủ" Nhiều người chịu án tới 13 năm tù vì đăng blog và bài vở. Số người bị bắt giam chỉ kém Trung Quốc. Gần đây nhất, giới lãnh đạo Việt Nam nói họ đang thực hiện những biện pháp điều hành kiểm soát sự tăng vọt của hiện tượng sử dụng những dịch vụ tin nhắn Internet như Viber, WhatsApp và Line.

Một số blogger Việt Nam đang gắng phản ứng bằng cách vận động ngăn trở Hà Nội ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong năm nay. Cụ thể, họ chống điều 258 trong bộ luật hình sự mà họ cho là nhằm kết tội "gieo rắc tuyên truyền chống Nhà nước" hoặc "sách động chống lại dân chủ" (ghi chú của người dịch (LND): Điều 258: 1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.)
Nhiều điều hạn chế Internet khác cũng được áp dụng, kể cả điều cấm chia sẻ những bản tin tức và bình luận chính trị trên các blog, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9, 2013.
" Chúng tôi không vi phạm điều luật nào. Chúng tôi chỉ muốn có cuộc thảo luận về Internet, không làm gì hơn thế," một trong những blogger trong mạng lưới, Trịnh Anh Tuấn 25 tuổi, nói. "Nhưng điều 258 ngăn ngừa chúng tôi làm như vậy"
Internet phổ biến nhanh chóng, nhất là qua điện thoại và tablet, đang gây nhiều lo âu trong giới lãnh đạo của nhiều quốc gia châu Á.
Trung Quốc từ lâu vẫn đầu tư mạnh vào kỹ thuật lọc chặn Internet được nước ngoài gọi là "Hoả Đại trường thành Trung Quốc" . Nay Bắc Kinh lại gia tăng nỗ lực ngăn chặn phổ biến tin đồn chính trị. Thái Lan dùng đạo luật gọi là "tội phạm computer" để truy tố những ai chỉ trích hay đăng những tài liệu thẳng thắn, không tâng bốc chế độ quân chủ được tôn kính và có nhiều ảnh hưởng chính trị ở Thái Lan. Tháng 6, Singapore bắt đầu áp đặt luật lệ mới cho các web mới ra, buộc hệ thống Yahoo Singapore và hvietnam-moblieai công ty truyền thông địa phương theo lệnh của chính quyền, tháo gỡ những nội dung "gai chướng" trong vòng 24 giờ, lại còn cung cấp 39 ngàn đô la tiền công trái để bảo đảm họ thi hành điều đó.
Tuy nhiên, riêng Việt Nam tỏ ra đặc biệt lo ngại.
Chính quyền Việt Nam nói những hạn chế Web của nhà nước nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và giới hạn sự lan tràn của những điều mà họ coi là nội dung gây hại. Giới chủ nhân công nghệ thông tin cho là sự lo âu về những ứng dụng giao tế xã hội như "chat" có thể liên quan nhiều hơn đến việc chúng thu hút mất lợi tức của các công ty truyền thông của nhà nước. Một phát ngôn viên chính phủ khi được hỏi đã từ chối trả lời.
Tuy nhiên sự phổ biến Web tại Việt Nam đã bùng nổ vào giữa thời kỳ nóng bỏng khi Việt Nam gắng kéo nền kinh tế trở lại con đường phát triển sau khi cả thập niên bong bóng tín dụng nổ bùng vào năm 2009. Hậu quả bầm dập đưa đến một chuỗi hiện tượng mất giá tiền tệ và lạm phát với tỉ lệ hai con số, cùng với giai đoạn tranh chấp nội bộ kéo dài giữa những cấp lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản, khiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh đàn áp những người hoạt động chính trị trên mạng.
Dù vậy, đến nay trên 100 bloggers đã ký tên trong bản tuyên bố chống lại điều 258. Họ nhắm sử dụng việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong cuộc bầu cử tháng 11 này làm đòn bẩy để Bộ chính trị Đảng ở Hà Nội nới lỏng những cấm đoán trên Internet.
"Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ cân nhắc việc bãi bỏ điều 258 để biểu tỏ quyết tâm và sự đóng góp trong việc cổ võ và bảo vệ nhân quyền" bản tuyên bố của Mạng lưới blogger này có đoạn ghi như vậy.
Ông Tuấn và các thành viên khác của mạng lưới nói họ nhìn nhận là họ có thể không tiến được xa lắm trong chiến dịch vận động này. Một lẽ là thành tích kém về nhân quyền ít khi cản trở việc được bầu vào Hội động nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Trong số ứng viên năm nay có Nga và Trung Quốc. Trong số các thành viên đương nhiệm còn có Libya, Kazakhstan và Congo.
Đó cũng là một thông điệp nguy hiểm để (cho người) phổ biến. Hai blogger đã bị cảnh sát bắt giam sau khi phổ biến nội dung Bản tuyên bố nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên vẫn có dấu hiệu chính phủ có thể sẵn lòng hạ giảm cường độ khốc liệt của chiến dịch chống những nhà bất đồng chính kiến trên mạng, khi chính quyền cảm nhận rõ hơn hình ảnh của mình ơ nước ngoài. Hoa Kỳ và nhiều chính quyền khác đã mạnh mẽ chỉ trích những quy định hạn chế Internet của Việt Nam, trong khi những nhà cung cấp Internet chính yếu như Google và Facebook lo ngại rằng việc nhà cầm quyền gia tăng nhiều biện pháp giới hạn có thể cản trở đà tăng trưởng của các doanh nghiệp dựa trên website.

Blogger cựu chiến binh Ngô Hảo
Tháng trước Việt Nam trả tự do cho một người bất đồng chính kiến đã bị kết án, giảm hạn tù cho một người khác, theo lời GS Carl Thayer, giáo sư danh dự của Học viện quốc phòng Australia, cũng là một chuyên gia về Việt Nam. Ông cho rằng động thái ấy có thể giúp Hà Nội bảo đảm được vị trí trong Hội đồng của Liên Hiệp Quốc mà họ mong muốn, đồng thời giảm nhẹ căng thẳng với Hoa Kỳ, một đối tác thương mại chính yếu.
GS Thayer nói :"Nhân quyền có thể là yếu huyệt ("gót chân Achille") của Việt Nam, nhất là trong mối quan hệ với Hoa Kỳ"
Mối nguy cơ là giới lãnh đạo quốc gia sẽ tiếp tục nặng tay đàn áp các hoạt động Internet khi họ cảm thấy địa vị bị đe doạ. Hôm 11 tháng chín, một cựu chiến binh Việt Nam 65 tuổi trở thành blogger gần đây nhất phải nhận lãnh khổ nạn. Ông Ngô Hảo bị kết án 15 năm tù về tội vi p hạm một điều luật hình sự của Việt Nam, "thực hiện hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân"
Nguyen Anh Thu contributed to this article.Write to James Hookway at james.hookway@wsj.com

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"