Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Truyền thông xã hội


Nguyễn Lân Thắng




1. Xin chào các bạn! Tôi là Nguyễn Lân Thắng, một người hoạt động xã hội ở Hà Nội, Việt Nam. Việc tôi được nhiều người biết tới đơn giản là do tôi đã chụp những bức ảnh phản ảnh các hoạt động xã hội dân sự, những điều mà báo chí chính thức Việt Nam bị kiểm duyệt.
2. Những bức ảnh đó đầu tiên tôi chỉ đưa lên Facebook cá nhân, nhưng ngay sau đó, nhiều blogger và truyền thông nước ngoài tỏ ý đặc biệt quan tâm và tôi đã gửi cho họ. Nói cách khác, tôi trở thành nguồn tin của mọi hệ thống truyền thông quan tâm đến điều gì đang thật sự xảy ra ở Việt Nam.
3. Truyền thông xã hội đã mang lại cho tôi một phương tiện cực kỳ quan trọng để biểu đạt suy nghĩ, nguyện vọng của mình, đồng thời nó vừa mang đến cho tôi nhiều người bạn cùng chung ý tưởng... và cả sự rắc rối nữa.

4. Tôi nói đến sự rắc rối vì tôi đã bị đặt vào tầm ngắm của cơ quan an ninh từ lâu rồi. Điều đó là do những vấn đề tôi đề cập đến trên Facebook phần nào đã bẻ gẫy được cách thông tin một chiều mà hệ thống tuyên truyền khổng lồ của Việt Nam bấy lâu nay vẫn làm. Có rất nhiều ví dụ về chuyện đó, nhưng một ví dụ cụ thể là chuyện xảy ra ở Văn Giang năm 2012. Khi khoảng 5000 công an tràn về đây để hỗ trợ chủ đầu tư cướp đất nông nghiệp của nông dân để xây đô thị, hệ thống truyền thông nhà nước nói: đây chỉ là cuộc cưỡng chế đất đai từ tay những người nông dân thiếu hiểu biết pháp luật, không có ai bị đánh đập... Vài tiếng sau, tôi tung lên Youtube và Facebook đoạn video tôi và một người bạn quay ở hiện trường cảnh công an đánh đập người dân, nhà báo hết sức khủng khiếp. Đoạn video đã có cả triệu lượt truy cập và được copy khắp nơi. Hệ thống truyền thông nhà nước không còn cãi được điều gì hết!
5. Khi truyền thông xã hội phát triển mạnh, người dân bắt đầu dần dần thay đổi nhận thức. Họ được biết những điều mà từ trước đến nay chính quyền đã che dấu nhân dân một cách có hệ thống. Người dân bắt đầu học cách sử dụng truyền thông xã hội để tự bảo vệ quyền của mình, và nhà nước thì đã bớt hung hăng khi nói với công chúng các vấn đề chính trị.
6. Theo tôi truyền thông xã hội vừa làm tăng cả số lượng những người hoạt động xã hội tự do, vừa cung cấp thêm phương tiện để những người hoạt động trước đây có thêm công cụ để hoạt động. Trước đây những người hoạt động như tôi rất ít, và họ thường trả giá bằng những năm tù. Với tôi họ là những người anh hùng. Nay thì một bà già 70 cũng có thể tham gia mạng xã hội và phản ánh thực tiễn cũng như chỉ trích chính phủ trên mạng. Họ quá đông, không thể bắt hết.
7. Để đối phó với truyền thông xã hội, nhà nước đã dùng tường lửa chặn Facebook, blog và mọi trang truyền thông nào nói những điều mà họ cho là không có lợi. Họ đe dọa, ném chất bẩn vào nhà, triệu tập thẩm vấn, thậm chí bắt tù những người rất ôn hòa, vốn chỉ phản kháng nhà nước bằng những dòng chữ. Tại những điểm nóng xảy ra biểu tình, hay những phiên tòa xử người bất đồng chính kiến, họ tiêu diệt những người cầm máy ảnh, điện thoại thông minh đầu tiên. Đã có rất nhiều người bị đập máy ảnh, điện thoại bởi một lực lượng cảnh sát mặc thường phục cực kỳ hung hãn... Việc đó xảy ra thường xuyên, ngay cả thời điểm khi bạn đang nghe tôi nói đây. Tuy nhiên các nhà hoạt động vẫn có những biện pháp để chống lại điều này, mặc dù chuyện bị đánh đập, bắt bớ chưa bao giờ dừng lại. Tự do phải trả bằng máu là như thế đó.
8. Thời gian gần đây ở Việt Nam xuất hiện nhiều cây viết tự do chuyên tập chung vào các vấn đề môi trường, y tế, văn hóa, giáo dục... Họ không bình luận trực tiếp về chính trị, nhưng những phát hiện của họ rất thú vị và thu hút được sự quan tâm lớn của cộng đồng... và nó củng cố những luận điểm mà các cây viết chuyên về bình luận thời sự chính trị trở nên gần gũi, xác thực hơn. Người dân qua những bài viết của họ dần dần nhận thức ra rằng những vấn nạn xã hội đang diễn ra bắt nguồn chính từ mô hình chính trị độc đảng, phi dân chủ. Sự phản kháng dân sự bắt đầu hình thành, và chính những cây viết có tên tuổi hầu hết trở thành những nhà hoạt động xã hội, có vai trò kết nối quan trọng trong các phong trào dân sự đang nổi lên. Để chống lại các nhà hoạt động xã hội, nhà nước sử dụng không chỉ điều 88 của bộ luật hình sự, là tội tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam... mà còn dùng điều luật 258 của bộ luật này với tội danh lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân... Đây là một hành vi đàn áp có hệ thống của nhà cầm quyền chà đạp lên tự do ngôn luận và các quyền chính đáng khác của con người. Để chống lại việc sử dụng điều 258 này cũng như các điều luật khác nhằm bắt bớ tùy tiện blogger bất đồng chính kiến, một liên minh những người viết và sử dụng blog đang hình thành, lấy tên là Mạng lưới blogger Việt Nam. Mạng lưới này đang tổ chức cuộc vận động ở tầm quốc tế để trao tuyên bố 258 đến nhiều tổ chức quốc tế và cơ quan ngoại giao, nhằm yêu cầu Việt Nam nếu muốn trở thành thành viên Hội đồng Nhân Quyền của Cao ủy Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016 thì phải tôn trọng quyền và lợi ích của người dân. Ba trường hợp mới đây nhất bị bắt giữ là Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy. Bản tuyên bố này cho thấy bất kỳ ai dùng blog hay mạng xã hội để nói lên chính kiến của mình đều có thể bị bắt. Cuộc vận động này bước đầu đã thu hút được sự quan tâm và ủng hộ của nhiều tổ chức quốc tế lớn như HRW, SEAPA, Front Line Defenders, CPJ, Freedom House...
9. Tự do ngôn luận là một trong những quyền con người cực kỳ quan trọng. Nếu ngăn chặn nó, xã hội sẽ phát triển méo mó nghiêm trọng vì sẽ không có ai phản biện lại những chính sách xã hội của nhà nước. Nhưng nếu để tự do ngôn luận phát triển, lợi ích nhóm của những kẻ cầm quyền sẽ trở nên lung lay, và những đặc quyền họ dành được sẽ mất. Chính vì vậy, chính quyền Việt Nam từ khi hình thành đã ra sức bóp nghẹt tự do ngôn luận, hòng bịt miệng những tiếng nói trái chiều, hòng ngu dân để dễ bề cai trị bằng những thủ đoạn trấn áp một cách có hệ thống từ những năm 1950. Việt Nam hiện nay có khoảng 800 tờ báo và đài phát thanh truyền hình khác nhau. Nhưng tất cả chỉ nghe lệnh của 1 nơi duy nhất là Ban Tuyên Giáo Trung Ương. Đây là nơi hình thành những chính sách tuyên truyền của Đảng cộng sản Việt Nam và ra lệnh ngầm về việc đưa tin, viết bài của tất cả các tờ báo. Bất cứ chủ đề nào nhạy cảm mà báo chí đưa ra, có thể dẫn đến việc chỉ trích chính sách của chính phủ đều bị nơi này can thiệp ngay. Nhiều tờ báo ngành sống lay lắt bằng nguồn ngân sách nhà nước, không có bài vở gì đặc sắc mà chủ yếu khai thác thông tin lá cải, nhưng khi có lệnh từ Ban tuyên giáo, những tờ báo này sẵn sàng đưa ra các bài viết nhằm tuyên truyền hoặc bôi nhọ uy tín, nhục mạ những người bất đồng chính kiến, hòng chuẩn bị dư luận để công an tiến hành bắt bớ họ dễ dàng.
10. Tôi đã bị nhiều lần bắt giữ trái phép khi có mặt để chụp ảnh tại điểm nóng như biểu tình ôn hòa, hội họp, xử án người bất đồng chính kiến. Mục đích chính của cơ quan an ninh là ngăn chặn tất cả những ai có thể quay phim, chụp ảnh và đưa tin trực tiếp lên các trang mạng truyền thông xã hội. Thường thì họ giữ tôi khoảng nửa ngày để thẩm vấn và lục lọi máy ảnh, điện thoại, máy tính hòng tìm bằng chứng nào đó để bắt giam tôi lâu hơn. Tuy nhiên mọi thứ nhạy cảm đều ở trong đầu tôi thôi. Họ không có bằng chứng nào hết và tôi thì cũng đã quen với việc họ bắt giữ trái phép như vậy.
11. Tôi có nhiều người bạn dùng nick ẩn danh trên mạng. Thực ra điều đó rất nguy hiểm bởi an ninh Việt Nam với ngân sách dồi dào và lực lượng kỹ thuật hùng hậu, họ có thể truy tìm được hầu như mọi blogger ngay lập tức. Có nhiều blogger an ninh họ đã biết, nhưng chưa bắt bởi vì ảnh hưởng của blogger này chưa đủ tầm nguy hiểm. Họ chỉ không thể làm gì khi blogger ở nước ngoài hoặc nếu blogger đó có nhiều bạn bè xung quanh quá mạnh, có tên tuổi đàng hoàng, được truyền thông độc lập bên ngoài hỗ trợ. Rất nhiều blogger mặc dù khá nổi tiếng, ví dụ như Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất, họ vẫn bị bắt dễ dàng bởi ngoài những bài viết trên mạng, họ không tham gia phong trào nào ngoài đời, không có quần chúng ủng hộ sát ngay bên cạnh. Trường hợp của Đinh Nhật Uy thì do blogger này quá cô đơn tại Long An, khi an ninh gây hấn hoặc bắt bớ rất khó có ai xung quanh để bênh vực. Có rất nhiều ví dụ khác cho thấy nhiều người hoạt động bị bắt, đến khi tòa xử án rồi mà cộng đồng mạng hoàn toàn không biết người đó là ai, có hoạt động gì trước đây để mà bênh vực. Chính vì lẽ đó, tôi nghĩ rằng việc công khai danh tính là rất quan trọng để nhận được sự ủng hộ của truyền thông xã hội. Nhưng quan trọng hơn là các blogger phải hòa mình vào các hoạt động dân sự ngoài đời thật vì khi có chuyện xảy ra, những người sống bên cạnh cực kỳ quan trọng, chính thái độ và hành động của họ là những điều an ninh ngại nhất.
12. Là một người chuyên chụp ảnh các sự kiện xã hội dân sự, tôi mong muốn không có bàn tay nào thò ra che máy ảnh của tôi nữa. Tôi mong muốn mình được tự do ghi lại cái gì đang xảy ra ngoài xã hội. Tôi muốn mình không phải trốn ra khỏi nhà trước các cuộc biểu tình. Tôi muốn mình không bị thẩm vấn hay bắt giữ trái phép khi mình chỉ làm điều duy nhất, đó là phản ánh sự thật cho người dân. Chỉ có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do truyền thông mới thúc đẩy Việt Nam thoát ra khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, người dân mới được sống hạnh phúc.
13. Cách đây hơn 1 năm, tôi bị công an theo dõi gắt gao, bị bắt giữ trái phép nhiều lần vì những bức ảnh. Lúc đó có quá ít người tham gia việc chụp ảnh và đưa lên truyền thông xã hội tin tức của các cuộc biểu tình hay cưỡng chế đất, vì vậy họ dễ dàng khoanh vùng và tìm cách khống chế những người như tôi. Nay thì quá đông và họ không thể bắt hết. Người Việt Nam khắp nơi nhanh chóng nhận ra sức mạnh của truyền thông xã hội khi họ sử dụng nó như công cụ để bảo vệ mình trước những bất công. Hàng ngày những dòng tin, hình ảnh, video chảy tràn khắp nơi trên mạng xã hội Facebook, Youtube, blog... để tố cáo những bất công trong xã hội. Truyền thông xã hội đã gột tẩy não trạng nô lệ của người dân Việt Nam. Ngày càng có nhiều nhóm hoạt động dân sự hình thành thông qua mạng xã hội. Nhà nước điên cuồng tấn công các blogger bằng triệu tập, thẩm vấn, và nhà tù... nhưng họ gần như bối rối, bất lực trước sự phát triển ồ ạt của truyền thông xã hội... Những gì đang xảy ra ở Việt Nam 3 năm qua nhanh hơn 30 năm trước gộp lại... Nhất định chúng tôi, người dân Việt Nam sẽ chiến thắng.
14. Truyền thông xã hội theo tôi, là một hình thức truyền thông mở, nơi tất cả những ai tham gia đều có quyền bình đẳng, có quyền đưa ra sản phẩm thông tin của mình đến với thế giới. Nó trở thành phương tiện quan trọng để bảo vệ lợi ích của những nhóm thiểu số, để đối chọi lại hệ thống tuyên truyền khồng lồ của các nhà nước độc tài, để kết nối tất cả người dân khắp nơi trên thế giới nhằm xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, lấy con người với những quyền cơ bản của nó làm giá trị trung tâm để phát triển.
------
Vietnam's Social media
By Nguyễn Lân Thắng
1. Hi there. I am Nguyễn Lân Thắng, a human rights activist. I come from Hanoi, Vietnam. I am well-known simply because I have shot photos of civil society development in Vietnam, a topic that the state-owned media is not allowed to mention.
2. Initially I just posted the photos to my FB page. Gradually many bloggers and foreign media agencies were much interested and I sent those photos to them. In other words, I became a source of media agencies which are concerned about the happenings in Vietnam.
3. Social media network is an extremely important tool for me to express my views; at the same time, it got me and those who share my views in trouble.
4. I said “trouble” as I have been on the blacklist of public security agency for long. This is because my FB posts have defied the one-sided news coverage that the mass media keep providing. I can give you many examples on that. For instance, in a land grab in Van Giang last year, 5000 police were deployed to help property developers evict farmers of their land. But the state-owned media said it was just an eviction to seize land from ignorant farmers, and no one was hurt. A few hours later, I posted to Youtube and Facebook a video footage made by me and a friend of mine, showing police brutally beating up farmers and journalists. The footage attracted millions of viewers and was shared all over the Internet. The state-owned media could not counter.
5. When social media grow, the people begin to change their minds. They learn new things which the government has always been trying to hide from them in a systematical way. They begin to learn how to use social media to defend their rights, and the government becomes less aggressive when they talks to the public about political issues.
6. As for me, social media are both increasing the number of activists and giving the existing ones a new tool to do their work. Activists like me used to be very few in number, and they usually had to pay the price with lengthy prison terms. To me, they are heroes. Nowadays, even a woman in her 70s can use social media to report news and criticize the government. There are now so many activists that the police cannot arrest all.
7. To counter social media, the government uses firewalls to block Facebook, blogs and any page that speaks out things it considers to be “not good.” The police keep intimidating, terrorizing with dross, interrogating, even imprisoning those who only criticize the state in a peaceful way. During demonstrations or trials of political dissidents, the police always beat up, first of all, those who hold cameras or smart phones. Many people were harassed, their cameras and phones were broken by savage plainclothes police. This happens very often, even at this time when I am talking to you. However, so far activists have not had any measure to cope with this situation, though the repression keeps going. Such is bloodshed for freedom.
8. Recently in Vietnam, there emerged new independent writers focusing on environmental, health care, cultural and education issues. They don’t give their direct viewpoints on political issues, but their findings are often very interesting and attract great attention from the public, and they reinforce the points given by political analysts. Thanks to those articles, the people gradually learn that the problems that the society faces are originated from the undemocratic single-party regime. Civil resistance begins to grow, and most of the famous net writers have become activists who play an important role in connecting people for rising civil campaigns.
To fight back activists, the government does not restrict itself to using Article 88 of the Penal Code, “propagating against the state”. It also uses Article 258 of this Code, on “abusing democratic rights to infringe upon the interest of the State”. This is a mean to systematically repress freedom of expression and other human rights. To invalidate this Article 258 as well as other abusive articles aimed at arbitrary detention of dissidents, an alliance of net-writers and bloggers was established, calling itself “the Network of Vietnamese Bloggers.” This Network is organizing an international advocacy campaign to submit Statement “Anti-258” to international organizations and diplomatic missions. It urges the Vietnamese government to respect citizens’ rights to demonstrate its candidacy commitment for the United Nations Human Rights Council.
The most recent cases of being charged under Article 258 are bloggers Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào and Đinh Nhật Uy. The “Anti-258 Statement” points out that anyone who uses their blog or social media page to voice their opinions can be arrested.
The advocacy campaign has gained the attention and support from many big international organizations such as HRW, SEAPA, Front Line Defenders, CPJ, Freedom House...
9. Freedom of expression is one of the most important human rights. If it is restricted, social development will be distorted because there is no one to give feedback on public policies. If freedom of expression is let grow, group interests will be threatened, and the rulers will lose their privileges. That’s why the Vietnamese government, since its making, has always sought to inhibit freedom of expression, silencing dissident voices, and practicing obscurantism so that it can easily oppress the people. It has done so from the 1950s by using systematical means of repression.
Currently Vietnam has about 800 newspapers and broadcast stations. But all of them are obedient to only one power, that is the Central Department for Propaganda and Education. This is the headquarter of the Communist Party’s propagandists, where propaganda are produced and instructions on the work of all media agencies are made. Any politically sensitive issue raised by the media can be censored by this Department to stop it from criticizing government policies.
On the other hand, there are many newspapers that survive on state budget and only focus on gossip stories. But, when they receive an order from the propaganda Department, they will always be more than ready to publish articles defaming political dissidents, shaping public opinions, and paving the way for police arrests.
10. I was arbitrarily arrested many times when I went to “hot zones” of demonstrations, social gatherings, and trials of dissidents. What the public security forces aim at is to bar those who can take picture, shoot camera and post the images to web. Usually they kept me for half a day for interrogation and search of my camera, cell phone and laptop, to find evidence so that they can put me in jail. However, I kept all the “sensitive” things in my mind only, so they could not find any evidence. I myself am familiar now with such arbitrary detentions.
11. I have many friends who use aliases on the Internet. Actually it is still very dangerous. The Vietnamese public security force, with their generous budget and a powerful corporation of IT technicians, can trace any blogger immediately. There are bloggers whom the police know but do not arrest, because they are not influential enough. Also the police don’t arrest bloggers who stay outside of Vietnam or who have a network of powerful friends or who are supported by international media.
Many bloggers such as Phạm Viết Đào and Trương Duy Nhất, though very famous, were still arrested because they did not participate in real-life campaigns and they are not supported by surrounding audience. In the case of Đinh Nhật Uy, he was arrested because he was alone in Long An, and when he suffered from police harassment, there was hardly anyone around to support him. There were many other cases in which even when the activists were arrested and put to trial, the blogging community knew nothing about him/her or what he/she had done. For this reason, I think bloggers should use their real name to gain the support from the online public. But, more importantly, bloggers must engage themselves in real-life activities, because when something bad happens to them, their supporters will play a major role in helping them. What their supporters think and do are what the police are most scared of.
12. As a photographer who specializes in reporting on civil society activities, I wish there would be no hand covering my camera. I wish I could be free to report what is going on in the society. I wish I would no more have to flee from my home before each demonstration. I wish I would no more be interrogated or arbitrarily arrested just because I told the truth to people. Only freedom of expression, freedom of the press, freedom of the media, can drive Vietnam out of poverty and bring happiness to the people.
13. More than one year ago, I was closely watched and illegally arrested many times because of the photos I took. At that time, there were very few people involved in taking photos and reporting on demonstrations and land evictions, so the police could easily find out and suppress people like me. Now, those people have increased in number and the police cannot arrest all of them. The Vietnamese people soon realized the power of social media when they use social media as a tool to protect themselves from injustice. Every day, news, images and video footages go viral on social media networks, including Facebook, Youtube, blogs, etc. to report cases of social injustice. Social media have changed the servile mind of the Vietnamese people. There are more and more civil groups established on social media networks. The government keeps crazily attacking bloggers by interrogations, harassment, and prisons, but it stays helpless before social media. What have been happening in Vietnam in the three recent years is equal to the sum of thirty years’ achievements. It is certain that we, the Vietnamese people, will win.
14. As for me, social media are an open communication channel, with which all actors are equal and they have the rights to introduce their information products to the world. Social media are an important mean to protect the interest of the disadvantaged minorities, to fight back the huge propaganda machine of the dictatorial regime, and to connect people all over the world in their effort to lead a better life with human rights being the core values of development.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"