Minh Diện
Mở đầu bản “Tuyên ngôn cộng sản” ngày 21-2-1848, của
Frierid Engel và Karl Marx viết: “Lịch sử của tất cả các xã hội tồn tại
từ trước tới nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp!”.
Trong bản tuyên ngôn lịch sử chấn động thế giới đó,
Marx và Enggel đã phân tích sự hình thành của giai cấp tư sản và giai
cấp vô sản cùng mâu thuẫn đối kháng cùa hai gia cấp này, và khẳng định:
“Sự sụp đổ của của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là
tất yếu!”.
Nguyên nhân thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng sản, Marx- Engel đặt
vào vị trí con người cộng sản. Marx- Engel viết: “Họ là những người
thuộc các dân tộc khác nhau, đặt lợi ích hàng đầu và bảo vệ lợi ích đó
không phụ thuộc vào dân tộc mà cho toàn thể giai cấp vô sản. Trong các
giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh, giữa tư sản và vô sản, họ luôn
luôn đại biểu cho lợi ích cho toàn bộ phong trào và quyền lợi của người
nghèo!”.
Marx-Engel không quan tâm tới bất kỷ một hình thức
thỏa hiệp, hòa hoãn nào, chỉ có một biện pháp duy nhất cho cuộc đấu
tranh là: “Cộng sản chỉ đoạt được mục đích bằng việc dùng bạo lực lật
đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành. Mặc cho các giai cấp thống trị run
sợ trước một cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy,
những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc
họ. Họ sẽ giành được cả thế giới”.
Marx – Engel đã vạch ra muc tiêu và chương trình hành động của tổ chức cộng sản quốc tế gồm mười điểm như sau:
1-Tước đoạt sở hữu ruộng đất và trao nộp tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước.
2-Xây dựng thuế lũy tiến cao.
3-Xóa bỏ quyền thừa kế.
4-Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và những kẻ phản bội.
5-Tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một
ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước, và ngân hàng này sẽ nắm độc
quyền hoàn toàn.
6-Tập trung tất cả các phương tiện vận tải vào trong tay nhà nước.
7-Tăng thên số công xưởng nhà nước và công cụ sản
xuất, khai khẩn đất để cày cấy và cải tạo ruộng đất trong một kế hoạch
chung.
8- Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi
người, tổ chức các đội quân công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp.
9- Kết hợp nông nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.
10- Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả
trẻ em. Xóa bỏ việc sử dụng trẻ em trong các công xưởng như hiện nay.
Kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất.
Hơn 160 năm trước, lãnh tụ lỗi lạc của cộng sản thế
giới đã mơ ước, và đinh ninh sẽ xây dựng thành công Chủ nghĩa công sản
(Commũnis) trên toàn thế giới, với cấu trúc kinh tế, xã hội và hệ tư
tưởng phi nhà nước dựa trên sở hưu chung. Đó là một xã hội không có giai
cấp, không có nhà nước,quân đội, không có áp bức,bóc lột, mà trong đó,
các quyết định về việc sản xuất cái gì, theo đuổi những chính sách gì
được lựa chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham
gia vào quá trình quyết định ở cả hai mặt chính trị và kinh tế . Việc
sản xuất và phân phối được tiến hành công bằng giữa các công dân, tiến
tới mọi người tự giác say mê làm việc, say mê sáng tạo,xóa bỏ hết tư
hữu, năng xuất lao động rất cao, của cải làm ra dồi dào tới mức phân
phối theo nguyên tắc: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, loài
người trên trái đất này hòa hợp thành một khối thống nhất trong một
“Thế giới đại đồng!” …
Ngày ấy Marx, 30 tuổi. Con người vĩ đại đã kế thừa
tư tưởng triết học biện chứng của Hegel, nhưng bằng phương pháp duy vật
đã phân tích và lên án chủ nghĩa tư bản khi nó đã đạt thắng lợi tuyệt
đối, trước sự suy tàn của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Tuyên ngôn cộng
sản cho ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học, như Marx nói, là: “ để đập lại
câu chuyện hoang đường về bóng ma cộng sản!”.
* * *
Hơn 160 năm đã qua, Marx và các học trò của ông đã
biến chủ nghĩa xã hội từ lý thuyết thành thực tiễn, chứng minh cộng sản
không phải là một “bóng ma” mà hiện hữu trên thế gian. Nhưng Marx đã mâu
thuẫn với chính mình, khi phủ nhận lịch sử loài người sẽ không còn đấu
tranh giai cấp, vì ảo tưởng chủ nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn là
tất yếu. Thực tế chủ nghĩa cộng sản không nhân đạo, nhân văn như
Marx- Engel tuyên bố, và nó chỉ bắt đẩu ở thế kỷ 19, nở rộ và suy tàn ở
thế kỷ 20.
Hãy chứng minh thự tế đó ở Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô-viết (Liên Xô).
Kể từ cuộc khi Cách mạng tháng mười 1917 thành công,
lật đổ chế độ Sa Hoàng do Lê Nin lãnh đạo, Chủ nghĩa Marx-Lenin đã trở
thành kim chỉ Nam, Liên Xô chiếm 1/5 quả địa cầu với lá cờ đỏ búa liềm
thêu hàng chữ CCCP là niềm tin và hy vọng của loài người trên khắp
thế giới. “Lê nin, ấy là nguồn điện lực, với Xô Viết , làm thiên đường
sáng rực!” (Tố Hữu)
Trong chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô đã tỏ rõ
sức mạnh đoàn kết các dân tộc chống phát xít Đức, và những năm 60 thế
kỷ trước, Liên Xô liên tiếp hoàn thành vượt mức chỉ tiêu các kế hoạch 5
năm, khoa học phát triển vượt bực, là nước đầu tiên đưa người vào vũ trụ
trước Mỹ. Đảng cộng sản Liên Xô tuyên bố “Chủ nghĩa xã hội đã hoàn
toàn thắng lợi, Liên Xô bước sang thời kỳ Chủ nghĩa xã hội phát triển và
bắt đầu xây dựng Chủ nghĩa cộng sản”.
Qủa thực Liên Xô đã là một cường quốc trên thế giới,
có thời gian là ‘siêu cường’ và Đảng cộng sản Liên Xô đã thực hiện được
hầu như tất cả tham vọng lớn về quân sự, chính trị, ngoại giao, và cả về
khoa học kỹ thuật. Về kinh tế mức tăng trưởng của Liên Xô từ năm 1981
đến 1985 vẫn từ 1,9 đến 2,1 %. Liên Xô chiếm gần 2/3 sản lượng dầu mỏ
thế giới , nên việc tăng giá dầu năm 1973 thu lợi nhuận rất lớn.(Dù giá
dầu thô năm 1986 có giảm nhưng ngay sau đó tăng trở lại, vẫn không bị
ảnh hưởng nhiều). Mức thâm hụt ngân sách của Liên Xô năm 1986 chưa tới 9
% , mức lương từ năm 1985 đến 1990 vẫn tăng bình quân 7% . Về quân
sự không ai có thể chối cãi Liên Xô là một siêu cường. Với hàng triệu
binh lính hải lục không quân tinh nhuệ, làm chủ khoa học kỹ thuật và vũ
khí chiến lược tối tân , toàn bộ tướng lĩnh sỹ quan cao cấp đầu là đảng
viên cộng sản gắn bó máu thịt với chế độ xã hội chủ nghĩa. Liên Xô không
có phong trào mít tinh biểu tình, không có những cuộc cách mạng hoa
nhài, không có bất kỳ một thế lực thù địch nào có thể tồn tại trong lòng
chế độ cộng sản cứng hơn sắt thép và không có bất kỳ sức ép nào từ bên
ngoài...
Thế mà ngày 19-8-1991, toàn bộ cái thành trì chủ
nghĩa xã hội ngạo nghễ đã tồn tại 74 năm ấy, đã đổ sụp như tòa lâu đài
xây trên cát, kéo theo toàn bộ mô hình xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Hơn hai chục năm qua, trên thế giới đã có rất nhiểu công trình nghiên cứu về hiện tượng lịch sử đó, đưa ra nhiều nguyên nhân sâu xa và trực tiếp , cà bên trong và bên ngoài, để cắt nghĩa và lý giải tại sao chế độ xã hội chủ nghĩa lại thất bại thảm hại như thế.
Hơn hai chục năm qua, trên thế giới đã có rất nhiểu công trình nghiên cứu về hiện tượng lịch sử đó, đưa ra nhiều nguyên nhân sâu xa và trực tiếp , cà bên trong và bên ngoài, để cắt nghĩa và lý giải tại sao chế độ xã hội chủ nghĩa lại thất bại thảm hại như thế.
Có người cho rằng, vào năm đầu thập kỷ 70, thế kỷ
trước, từ việc khan hiếm dầu mỏ, giá dầu tăng đột biến, gây khủng hoảng
kinh tế, kéo theo khủng hoảng môi trường, dân số và khủng hoảng chính
trị tòan cẩu, thì Liên Xô thu lợi vì có sản lượng dầu mỏ lớn nhất thế
giới, nên Đảng cộng sản Liên Xô chủ quan, duy ý chí cho rằng: “Quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa không chịu tác động của cuộc khủng hoảng đó”.
* * *
* * *
Sau cuộc khủng hoảng, các nước phương Tây đã ngồi
lại với nhau, mổ xẻ sai lầm, tìm biện pháp mới, và họ đã thay đổi hoàn
toàn tư duy để thích ứng. Cấu trúc kinh tế được chuyển sang mô hình
khu vực hóa, toàn cầu hóa, cấu trúc chính trị đa phương đưa xã hội
loài người chuyển sang nền văn minh mới không đối đầu, xóa tan tảng băng
chiến tranh lạnh. Trong khi đó Đảng cộng sản Liên Xô vẫn bảo thủ cho
rằng “Chủ nghĩa xã hội là ưu việt nhất, và bản thân họ chẳng có gì sai
mà phải sửa”. Tại Đại hội đảng cộng sản Liên Xô lần thứ 26, tháng
11-1982, Tổng bí thư Brezhev vẫn mạnh miệng tuyên bố:
“Liên Xô vững mạnh hơn bao giờ hết tư tường Marx- Lenin bách thắng sẽ
đè bẹp mọi trở ngai trên con đường tiến lên chủ nghĩa cộng sản!”.
Ngờ đâu Liên Xô sụp đổ, càng không thể tưởng tượng cái thảm họa lớn nhất thế kỷ 20 sảy ra nhanh như gió. Nhà sử học Adam Ulam viết: “Không một chính phủ của một quốc gia nào có quyền lực vũng chắc như chính quyền Liên bang Xô-viết, không có một thước đo nào trước 1985 cho thấy một thảm họa đang lù lù xộc tới chính phủ này”.
Nhưng cái ngày 19-8-1991 đen tồi ấy đã sảy ra. Nó xảy ra như trong một giấc mơ. Không ầm ĩ, không một tiếng súng nổ. Tất cả lực lượng quân đội, và hải quân không hành động chống lại cuộc đổi thay chế độ. Hai mươi xe tăng được điều tới chiến lũy ở phố Arbat, thủ đô Matxcva, nhưng không bắn một viên đạn nào.
Ngờ đâu Liên Xô sụp đổ, càng không thể tưởng tượng cái thảm họa lớn nhất thế kỷ 20 sảy ra nhanh như gió. Nhà sử học Adam Ulam viết: “Không một chính phủ của một quốc gia nào có quyền lực vũng chắc như chính quyền Liên bang Xô-viết, không có một thước đo nào trước 1985 cho thấy một thảm họa đang lù lù xộc tới chính phủ này”.
Nhưng cái ngày 19-8-1991 đen tồi ấy đã sảy ra. Nó xảy ra như trong một giấc mơ. Không ầm ĩ, không một tiếng súng nổ. Tất cả lực lượng quân đội, và hải quân không hành động chống lại cuộc đổi thay chế độ. Hai mươi xe tăng được điều tới chiến lũy ở phố Arbat, thủ đô Matxcva, nhưng không bắn một viên đạn nào.
Nguyên nhân gì dẫn tới kết cục đó?
Tạp chí cộng sản số 13, tháng 7-2003 viết: “Nguyên
nhân cơ bản do Đảng cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu đã mắc sai lầm
rất nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là
đường lối hữu khuynh cơ hội, xét lại, thể hiện trước hết ở những người
lãnh đạo cao nhất”. Giáo sư Nguyễn Đức Bình, nguyên Ủỷ viên Bộ
chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đảng cộng sản Việt Nam
viết: “Cuộc cải tổ của Gobachev được các nước phương Tây cổ vũ, hậu
thuẫn, cải tổ như thế mà chế độ không sụp đổ mới đáng ngạc nhiên!”.
Theo Gobachev thì “Stalin đã dạy người lãnh đạo cách đấm tay xuống bàn, nhưng tôi không muốn làm như thế”. Và theo nhà sử học Adam Ulan thỉ: “Gobachev muốn sửa sai nền kinh tế chính trị một cách dè dặt, không ngờ chính sự dè dặt đó lại làm quả bóng vỡ tan ra !”. Nhưng có người kết tội Gorbachev là kẻ phản bội, đã bán đưng Liên Xô. Lịch sừ rồi sẽ phán xét một cách công bằng.
Có điều mọi người biết là không chỉ Gorbachev, Ensin mà nhiều người trong lãnh đạo chóp bu của đảng cộng sản Liên Xô đã nhìn thấy sự bế tắc của mô hình kinh tế-chính trị tập trung quan liêu bao cấp dựa theo nguyên lý xóa bỏ hoàn toàn tư hữu như Tuyên ngôn cộng sản của Marx - Engel . Cơ cấu ấy hoàn toàn dựa trên sự giáo điều, không tôn trọng quy luật khách quan, triệt tiêu vai trò cá nhân, triệt tiêu tính sáng tạo, tính cạnh tranh lành mạnh và tính năng động. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tệ bè phái, đặc quyền đặc lợi, độc tài, xa rời quần chúng, tham nhũng đặc biệt tước đoạt quyền tự do dân chủ và nhân phẩm con người.
Theo Gobachev thì “Stalin đã dạy người lãnh đạo cách đấm tay xuống bàn, nhưng tôi không muốn làm như thế”. Và theo nhà sử học Adam Ulan thỉ: “Gobachev muốn sửa sai nền kinh tế chính trị một cách dè dặt, không ngờ chính sự dè dặt đó lại làm quả bóng vỡ tan ra !”. Nhưng có người kết tội Gorbachev là kẻ phản bội, đã bán đưng Liên Xô. Lịch sừ rồi sẽ phán xét một cách công bằng.
Có điều mọi người biết là không chỉ Gorbachev, Ensin mà nhiều người trong lãnh đạo chóp bu của đảng cộng sản Liên Xô đã nhìn thấy sự bế tắc của mô hình kinh tế-chính trị tập trung quan liêu bao cấp dựa theo nguyên lý xóa bỏ hoàn toàn tư hữu như Tuyên ngôn cộng sản của Marx - Engel . Cơ cấu ấy hoàn toàn dựa trên sự giáo điều, không tôn trọng quy luật khách quan, triệt tiêu vai trò cá nhân, triệt tiêu tính sáng tạo, tính cạnh tranh lành mạnh và tính năng động. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tệ bè phái, đặc quyền đặc lợi, độc tài, xa rời quần chúng, tham nhũng đặc biệt tước đoạt quyền tự do dân chủ và nhân phẩm con người.
Ngay từ năm 1963, Khrutsop, Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, đã nói
về nhân vật số 2, sau Lênin: “Trong ngôi nhà Stalin dựng lên, chứa đầy
sự dối trá và khủng bố!”.
Tham quyền cố vị, độc tài và dối trá không chỉ riêng
Stalin, mà là căn bệnh nhiều lãnh đạo chóp bu trong điện Cremli mắc
phải.
Bregionep xuất thân từ một người thợ, từng trải qua
cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức, giản dị, khiêm tốn, chí
công vô tư. Nhưng sau khi trở thành Tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô,
Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao và Tổng tư lệnh các lực lượng vũ
trang Liên Xô thì dần dần biến thành một con người khác. Chính ông đã
đưa quân đội sang đàn áp phong trào dân chủ ở Tiệp Khắc, và bỏ tù nhà
bác học hạt nhân Nga nổi tiếng thế giới Akharop cùng hàng ngàn trí thức
đối lập. Từ từ khi thay thế Khrutsop vào tháng 11-1964, Bregionep bỏ
nếp sống giàn dị, thích đi săn, thích xe hơi sang trọng, thích phụ nữ
đẹp và thích chung quanh mình những kẻ nịnh hót. Với đặc quền đặc lợi
ấy, Bregionep đã cố bám chiếc ghế quyền lực cao nhất cho tới lúc chết
gục ngay trên chiếc ghế đó.
Tờ báo “Tiếng vọng hành tinh” mô tà những năm tháng
cuối đời cùa Bregionep như sau: “Con người lực lưỡng đẹp trai, Bregionep
đã biến thành một lão già lụ khụ, và ông ta trở thành con tin của một
hệ thống chính trị mà mình tích cực tham gia”. Thật mỉa mai khi Lênnin
từng lên án chế độ Sa Hoàng tham quyền cố vị trong khi Bregionep đã
18 năm liên tục làm Tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô, chủ tịch Đoàn
chủ tịch Xô Viết tối cao và Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô,
mà vẫn bám riết lấy cái ghế ấy khi đã già nua lẩm cẩm.
Tờ báo “Tiếng vọng hành tinh” viết: “Ngày 25-9-2982,
Bregionep đến Ba Cu, thủ đô nước cộng hòa Adecbaigian, để trao Huân
chương Lê Nin lần thứ hai cho nước cộng hòa này. Bregionep phải chống
gậy, có hai người dìu mà vẫn bị ngã chúi xuống. Mặc dù diễn văn đã được
bộ phận thư ký chuẩn bị sẵn , nhưng do tuổi già , mắt kém, lúc giở cặp
ra, bài nói chuyện ở nơi này ông đã nhầm sang nơi khác. Lợi dụng lúc đọc
hết câu và tiếng vỗ tay trong hội trường vang lên, Giaida Aliep, Bí thư
Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Adecbaigian, đã rút bài
nói chuyện khác đặt lên trước mặt nói: “Thưa đồng chí Bregionep, phài
đọc bài này ...”
Hai tháng trước khi chết gục trên trước ghế ngồi làm
việc, Bregionep còn kịp ký lệnh đưa thêm quân sang Afghanistan và bãi
bỏ lệnh đặc xá 8 nhà báo và 15 trí thức dân chủ sắp hết hạn tù.
Boris Ensin đã viết trong hồi ký cùa mình: “Tôi đã
chân thành tin vào các lý tưởng về sự công bằng đo đảng tuyên truyền, và
cũng có cảm giác ấy khi gia nhập đảng, nghiên cứu toàn bộ các hiến
chương, các chương trình và các giáo điều, đọc lại các tác phẩm cùa
Lenin , Marx và Engel. Nhưng rồi tôi thất vọng...”
Alexsander Yakolev nói với Tổng bí thư Gorbachev sau
10 năm làm Đại sứ Liên Xô tại Canada: “Đủ lắm rồi, chúng ta không thể
sống thế này thêm nữa! Chúng ta phải xét lại đường lối , tư duy, quan
điểm về quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta. Chúng ta không thể
sống mãi như chúng ta đang sống, một cách sống nhục nhã ngoài sức tưởng
tượng!”.
Eduard Shevaknadze nguyên bộ trường Ngoại giao Liên Xô: “Mọi thứ đầu đã thối nát. Phải thay đổi thôi!”.
Sakharov, nhà bác học hạt nhân bị Bregionep bỏ tù đã
tổng kết trong quá trình tồn tại, cứ 12 năm Liên Xô đàn áp các nước “anh
em” một lần, cụ thể năm 1956 đưa quân sang Hunggari, 1968 sang Tiệp
Khắc, 1980 sang Ba Lan, ở trong nước chính quyền thẳng ta đàn áp các
nhà dân chủ đối lập, trong 20 năm đã bắt hơn 3.000 người đi tù và đẩy ra
nước ngoài, báo chí bị cấm đoán, những tác phẩm văn học nổi tiếng bị
cấm xuất bản, và ông nói thẳng: “Mô hình của chúng ta không tổn tại được
ví nó không tôn trọng con người. Đó chính là cốt lõi của vấn đề!”.
Từ bản Tuyên ngôn cùa đảng cộng sàn 21-2-1948, khái
niệm chủ nghĩa xã hội ra đời. Có rất nhiều thứ chủ nghĩa xã hội manh
mún, bắt chước, áp đặt, phát triển rồi lụi tàn. Chủ nghĩa xã hội của
Marx-Lenin đã trài qua thử thách, có thời kỳ lên đỉnh cao chót vót,
nhưng rồi tụt xuống đáy vực. Hiện tại chỉ còn bốn nước trên thế giới
theo chủ nghĩa xã hội là Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, Triều Tiên. Bốn
nước ấy có chủ nghĩa xã hội của riêng mình. Trung Quốc có: “Chủ nghĩa xã
hội mang màu sắc Trung Quốc”. Việt Nam có: “Chủ nghĩa xa hội kinh tế
thị trường”, Cu Ba vừa rồi cũng phát tín hiệu: "CNXH màu sắc Cu Ba"...Dù
là hình thức nào thì quyền lợi dân tộc cũng phải đặt lên trên hết. Do
đó điều cốt yếu nhất trong Tuyên ngôn cộng sản có lẽ không còn giá trị: “Đặt lợi ích hàng đầu và bảo vệ lợi ích đó không phụ thuộc vào dân tộc, mà cho toàn thể giai cấp vô sản!”.
Điều còn nguyên giá trị cùa Tuyên ngôn cộng sản là: “Các
quyết định về sản xuất cái gì, theo đuổi những chính sách gì, được lựa
chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia trong
quá trình quyết định cả hai mặt chính trị và kinh tế!”.
Nói như vậy thì không ai cãi để làm gì. Nếu thực hiện
đúng như thế, chứ không phải trá hình, thì quyền con người trong chế độ
xã hội chủ nghĩa sẽ được tôn trọng, và điều mà nhà bác học Sakharop cho
là “cái cốt lõi của vấn đề” được giải quyết...
Liệu có trở thành hiện thực trong quá trình cải tổ, cải
cách, mở cửa và đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam? Xem trong cách làm
và bản lĩnh chí quyết, hầu hết người ta đều có lý do để băn khoăn: Liệu
rằng công cuộc và những hô hào "chỉnh đốn đảng" vốn đã kéo dài dây dưa
nhiều năm sẽ mạng lại những gì? Đi đến đâu?...“Bao nhiêu lợi quyền tất
qua tay minh” – giai cấp vô sản đã nắm quyền lực trong tay từ rất lâu
rồi, nhưng một khi vẫn ‘bảo thủ, bài cũ say làm’, bị hút theo cái đà
‘đâm lao” trước đây với thứ cái gọi là vũ khí “chuyên chính vô sản”
(chuyên chính trở lại với chính giai cáp mình ư!?), qua đó phớt lờ những
gíá trị và nhu cầu chính đáng của dân chủ - nhân quyền, thì hậu họa sẽ
rất lớn, tình huống khôn lường, yếu tố bất ngờ dễ bị bung xé. bất cứ
lúc nào Nhưng, khốn nỗi, biết đâu, cho đến lúc này mà có ai đó vẫn rất
chủ quan và qua tự tin nghĩ rằng: Đảng cộng sản Việt Nam vĩ đại, 'đạo
đức, văn minh' có tài tháo gỡ hiện tình, vượt qua thử thách hơn các nước
Đông Âu và Liên Xô? Chẳng lẽ có động cơ cao chót vót: "Người ta không
trụ được, không làm được, mà mình trụ được, làm được; mình có sao người
ta mới khen mình chứ!?". Để rồi nổi danh thế giới, đi vào 'lịch sử nhân
loại' chưng? Nhưng, phần lớn mọi thất bại năng nề, trả giá đau đớn đều
do chủ quan, xa rời thực tế, thiếu sự thức thời. Tôi nghĩ, một thể chế
đã rơi vào thảm trạng phơi bày lồ lộ trong thực tế: “Một bộ phận không nhỏ đảng viên có chức có quyền suy thoái, biến chất, tham nhũng”
(theo HNTW4), trong đó những biểu hiện chỉ “khoác áo cộng sản”, thực
chất là thứ trá hình, là ‘tư sản đỏ’ không phải là ít, lại bị ‘bê tông
hóa tư duy’ đến mức khô cứng, giáo điều, thậm chí ấu trĩ, thực dụng đã
“vàng hóa, nạm ngọc” trên các ghế quyền lực núp danh bản chất giai cấp
vô sản…thì cái nút thắt ấy không dễ gỡ ra, cho dù nhiều người vẫn kiên
trì nuôi hy vọng !
M D