Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Nguyễn Quang A: "Việt Nam đang thế này mà vào Hội Đồng Nhân Quyền là rất hổ thẹn cho Liên Hiệp Quốc"

Huyền Trang, VRN

VRNs (31.05.2013) – Sài Gòn – Vấn đề quan trọng của nhà cầm quyền cộng sản VN hiện nay là cải thiện tình hình nhân quyền để có thể được ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ và gia nhập vào Hiệp định mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thế nhưng, nhân quyền tại VN không những được cải thiện mà còn vi phạm nặng nề hơn thể hiện qua phiên tòa sơ thẩm của hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vào ngày 16.05.2013 vừa qua, tại tòa án tỉnh Long An.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, bản án rất nặng 8 năm tù giam và 3 năm quản chế cho Nguyên Kha và, 6 năm tù giam và 3 năm quản chế cho Phương Uyên nhằm mục đích đe dọa và ngăn cản những tiếng nói đấu tranh ôn hòa của các bạn trẻ trong nước, thì điều này sẽ không có kết quả và sẽ không bao giờ có kết quả.
Xin mời Quý vị theo dõi cuộc trao đổi giữa phóng viên VRNs với Tiến sĩ Nguyễn Quang A.

Bài phỏng vấn trên NPR về vấn đề Biển Đông


Thái Văn Cầu

NPR hay National Public Radio là cơ quan truyền thông có uy tín cao ở Mỹ. Chương trình “Talk of the Nation” của NPR là một chương trình nhắm vào những vấn đề mà họ cho là quan trọng mà người Mỹ phải quan tâm. Đây là kiểu “bàn tròn” để các vấn đề được trình bày từ những khía cạnh hay quan điểm khác nhau cho thính giả hiểu rõ thêm.

Thành phần tham dự phỏng vấn bao gồm Neal Conan, hướng dẫn chương trình, Michael Sullivan, nhà báo chuyên nghiệp, Chris Johnson, cựu quan chức và hiện là chuyên gia về Trung Quốc, và Ngô Vĩnh Long, giáo sư tại Đại học Maine, Hoa Kỳ.




Bài phỏng vấn trên NPR cho thấy những điểm chính sau:

Tôn Trọng Người Khác

30 năm nay, tôi có thể tự hào là chưa bao giờ nói xấu một cá nhân nào. Những năm còn trẻ, tôi cũng mang nhiều tự tôn và tự ti, nhiễm bệnh thích phê bình chỉ trích, nhất là người mà mình không thích vì lý do nào đó. Cho đến một ngày đủ tự tin và kiến thức, mở rộng tư duy để nhìn mọi sự việc khoa học hơn, tôi mới nhận thấy rằng bất cứ người nào tôi đã gặp, đều có những khía cạnh mà tôi không biết rõ. Tôi tôn vinh và khen ngợi những phân khúc hay và đẹp của nhiều nhân vật vì họ xứng đáng, nhưng tôi im lặng về những đồn đại không kiểm chứng được từ thiên hạ.
Tôi cũng không ganh tị với bất cứ ai. Những người hơn tôi về khía cạnh nào đó như tiền của, sự nghiệp, danh tiếng, quyền lực hay kiến thức, tâm hồn, sức khỏe, kỹ năng… đều hơn tôi thật và tôi bao giờ tôi tranh cãi với thực tại. Thích hay không thích, chỉ cúi đầu chấp nhận thôi, và không nên lưu lại trong tâm trí, nếu đây là một cuộc ganh đua vô vọng. Hãy để thì giờ chú tâm vào những việc quan trọng hơn (như ra biển chơi đùa với các con hải âu hay lên núi dang tay nắm những chùm mây).
Tuy nhiên, gần đây tôi bị lôi kéo vào những cáo buộc hoàn toàn không có cơ sở hay bắng chứng.

Đề nghị cơ quan công an đảm bảo an toàn cho sự kiện phát bong bóng ngày 1/6/2013

Tôi và nhóm bạn vừa gửi đơn đề nghị bảo đảm an ninh cho việc phát bong bóng 1.6.2013 về. Hy vọng lãnh đạo công an TP Đà Nẵng sẽ bảo đảm trị an tốt cho công dân sinh sống, thực hiện các quyền của mình. Nếu ngày đó lộn xộn xảy ra, côn đồ giả danh an ninh hoàng hành, nhân viên an ninh lạm quyền thì chứng tỏ lãnh đạo công an TP không bảo đảm được công việc dân giao, không xứng đáng tiền thuế mồ hôi nước mắt dân đóng. Mong các bạn theo dõi tin tức ngày 1.6 tới
Trân trọng,
Nguyễn Văn Thạnh
P.s: Dù được cơ quan an ninh mời làm việc sáng nay nhưng vì không sắp xếp được thời gian nên tôi chưa đi làm, sáng nhân viên an ninh có gọi điện thoại nhưng tôi không đáp ứng được giấy mời. Nhân đây xin thông báo cho ACE biết thêm tình hình.

Chuyện thường ngày

Minh Văn
Tôi là người không ưa và thường phê phán chế độ Cộng Sản, có nhiều người biết và hiểu rõ quan điểm này của tôi. Tuy có đồng tình, nhưng ít người tin rằng sẽ có sự thay đổi cho xã hội Việt Nam. Cô gái trẻ mà tôi thường gặp và quý mến một hôm khuyên tôi rằng: “Xã hội này bất công, điều đó em hiểu và cũng không ưa gì nó. Tuy nhiên em nghĩ mình hãy sống an phận vì không thay đổi được gì đâu”. Tuy ngạc nhiên nhưng tôi không bất ngờ với lời nói của cô, vì đó là suy nghĩ và tâm trạng chung của nhiều người Việt Nam. Nó cho thấy sự cam chịu và bất lực của họ trong việc thay đổi và cải tạo cái xã hội Cộng Sản đầy bất công, thối nát. Vì rằng chế độ độc tài này đã phát triển thành một lực lượng toàn trị, kiểm soát mọi hoạt động của đời sống xã hội. Tôi bình thản trả lời cô gái: “Cảm ơn em đã có lời khuyên. Tuy nhiên xưa cũng như nay, xã hội tiến lên được là nhờ ở những con người cho rằng họ thay đổi được chứ không cam chịu chấp nhận hiện tại”.

Vì sao blogger Mẹ Nấm tình nguyện đi tù cùng ông Trương Duy Nhất?


Một tuần trước khi ông Nhất bị bắt, bà Quỳnh cũng phải ‘làm việc với cơ quan an ninh điều tra’.
Blogger Mẹ Nấm (tức bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) kêu gọi cộng đồng người viết blog ở Việt Nam lên tiếng tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận, sau khi một blogger khác là ông Trương Duy Nhất bị bắt vì ‘vi phạm pháp luật theo điều 258 Bộ luật Hình sự’.
Ông Nhất là chủ trang blog ‘Một góc nhìn khác’ (hiện không thể truy cập được), và nhiều lần chỉ trích giới chức chính phủ trong nước.
Bà Quỳnh cho rằng điều ông thể hiện ôn hòa trên mạng có thể đụng chạm đến cá nhân và nhà nước, nhưng đó là quyền tự do ngôn luận của blogger 49 tuổi.
Bà còn tuyên bố ‘tình nguyện đi tù’ cùng ông vì cho rằng vụ bắt giữ cựu ký giả đã ‘xâm phạm nặng nề tới quyền tự do’ của bà.
Nếu như hôm nay bắt được Trương Duy Nhất thì ngày mai họ cũng sẽ bắt được tôi.

Phúc quyết Hiến pháp: Chuyện buồn mà cười

Nam Nguyên, phóng viên RFA
Nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội đơn vị Đồng Nai. Courtesy Vietnamnet
Nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội đơn vị Đồng Nai hôm 27/5 kêu gọi tạm hoãn việc sửa đổi Hiến pháp cho đến khi phục hồi những quyền cơ bản của công dân như quyền trưng cầu dân ý, quyền tự do hội họp và biểu tình, quyền lập hội.

Lãng phí thời gian và tiền bạc

Quốc hội Việt Nam dành trọn ngày 27/5 cho các cuộc thảo luận ở tổ, phát biểu dài 15 phút của đại biểu Dương Trung Quốc được báo chí đưa lên mạng, thể hiện quan điểm là người dân chưa có công cụ để thực hiện quyền phúc quyết Hiến pháp.
Vietnam Net ghi nhận ý kiến của sử gia Dương Trung Quốc khá đầy đủ, vị đại biểu tỏ ra thất vọng qua nhận định “vẫn chưa có cơ sở nào để khẳng định là đã tập hợp tất cả ý kiến nhân dân.

Sau Trương Duy Nhất sẽ là ai?

Song Chi
Trước khi blogger Trương Duy Nhất bị bắt, ông từng lặp đi lặp lại nhiều lần trong các bài viết, các comment trả lời độc giả hoặc chứng tỏ qua bài viết, thái độ sống rằng blog của Trương Duy Nhất không thuộc về lề trái, Trương Duy Nhất không phải là nhà đấu tranh dân chủ, không cổ xúy cho việc lật đổ chế độ. Rằng Trương Duy Nhất mổ xẻ cái sai cái xấu của hệ thống, của các nhân vật cao cấp trong bộ máy đảng, nhà nước cũng ngang bằng với việc sẵn sàng chửi thẳng những kẻ chống cộng cực đoan và dân chủ giả hiệu. Rằng Trương Duy Nhất không thuộc về bất cứ một tổ chức đảng phái chính trị nào, không tham gia bất cứ hoạt động nào dù chỉ là ký tên, kiến nghị gì đó, rằng những bài viết chỉ là trình bày “một góc nhìn khác” nhằm có ý xây dựng làm cho cái hệ thống chính trị này, xã hội này tốt đẹp hơn v.v…

Sinh viên miền Nam chống Tàu "TC" như thế nào năm 1974

Theo blog Baomai
image
1974 – Hải quân Trung Quốc xâm lược đánh chiếm Hoàng Sa trong tay QL/VNCH – CS Bắc Việt im lặng. Trong khi nhân dân Sài Gòn miền Nam và kiều bào hải ngoại biểu tình lên án và phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc khắp nơi. 

Những cuộc biểu tình của đồng bào miền Nam – Việt Nam Cộng Hòa toàn quốc và khắp nơi trên thế giới của Sinh viên và Việt kiều năm 1974 tố cáo và phản đối Cộng Sản Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 

Cái tội duy nhất của Trương tiên sinh là gì?

Theo nhận định của các blogger phò chính thống (xem ở đây) thì tội của họ Trương là a dua, chửi đổng ngứa mồm. Nhưng theo tôi cái tội lớn duy nhất của Trương tiên sinh là tội “làm lộ bí mật quốc gia”. Bởi nếu “a dua chửi đổng và ngứa mồm” thì những người qui tội cho Trương Duy Nhất (TDN) còn mắc nặng hơn. Ví dụ nàng Beo, xưng xưng dám gọi Quốc hội của CHXHCN Việt Nam với một kiểu rất xếch mé là “cuốc hội” cơ mà. Nhưng nàng ta có dao găm súng lục bảo kê nên vẫn sống phây phây đó thôi. Ừ cứ cho là với cái kiểu “a dua chửi đổng và ngứa mồm” đã sinh oán cừu khiến mụ đã bị kỷ luật và mất chức TBT của một tờ báo quốc doanh thơm thảo đi chăng nữa. Nhưng so với TDN, Beo còn may chán.
Trương Duy Nhất đang bị áp giải từ sân bay Đà Nẵng ra Hà Nội... (Chụp lúc 15g10 ngày 26-5 – Ảnh: Đ.Nam/Tuổi Trẻ) Online
Trương Duy Nhất đang bị áp giải từ sân bay Đà Nẵng ra Hà Nội… (Chụp lúc 15g10 ngày 26-5 – Ảnh: Đ.Nam/TTO)

Không thể bỏ điều 4, nhưng có thể bỏ tất cả những điều còn lại

Từ đầu năm đến nay, sau khi nhà nước nổi hứng mở đợt Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến Pháp, người dân khá ngỡ ngàng. Lạ thật, bản Hiến Pháp 1992 đang là một thứ bùa khá tốt, đảm bảo cho “Đảng ta” một vị thế mà có mơ bảy đời, thì Tổng thống Mỹ Obama cũng không bao giờ có được, có tu mười đời, thì Tổng thống Nga Putin cũng chẳng bao giờ dám mơ tới, chưa nói mấy ông tổng thống “lặt vặt” ở các nước nhược tiểu cỡ Thái Lan hoặc Australia… Tất cả là nhờ ở Điều 4 của cái gọi là Bản Hiến pháp 1992 mà một số tờ báo đã ghi sai chính tả thành Hiếp pháp.
Điều 4?
CNMac_leninchim
Điều 4 là gì mà quan trọng vậy? Nguyên văn Điều 4: “Ðảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Ðảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Gửi thư cho đại biểu quốc hội Việt Nam: Dễ hay khó?


Đặng Phương Bích


Chuyện cũ kể lại thôi. Đôi khi cái khó khăn nhất lại đến từ phía bạn không ngờ tới. Bạn hăm hở viết thư gửi cho người đại diện của bạn, mọi việc viết thư, dán phong bì xong xuôi, chỉ mỗi việc điền cái địa chỉ của người đại diện cho bạn là xong. Cứ tưởng anh Gúc gồ là nhất, gõ một nhát là sao Hỏa cũng hiện ra ngay cho bạn. Thế mà riêng cái địa chỉ của các đại biểu quốc hội Việt Nam, thì đến anh Gúc gồ cũng bó tay.com
Kiến nghị về Sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ, trí thức khởi xướng soạn thảo (gọi tắt là KN72) gửi lên Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã loan tải trên mạng từ tháng ngày 4/2/2013. Có lẽ đây là lần đầu tiên ở nước ta, người dân vượt qua một sự mặc định ngầm bấy lâu nay là theo kiểu “đảng cử, dân bầu”, để giành lấy tiếng nói của mình. Có thể so với gần 90 triệu người dân Việt Nam, thì con số gần 15 ngàn người ký vào KN 72 là quá ít ỏi, nhưng nó giá trị ở chỗ là đó mới là tiếng nói chủ động của người dân, chứ không phó mặc cho “đảng và nhà nước lo” nữa. Và nếu so với số Đại biểu Quốc hội là 500 người thì đó là một con số không nhỏ.

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Những điều chưa biết về sự kiện Nick Vujicic đến VN

Hòa Ái, phóng viên RFA


Nick Vujicic diễn thuyết trước 20.000 người tại sân vận động Mỹ Đình ở Hà Nội vào ngày 23 tháng 5 năm 2013. - AFP PHOTO / HOANG DINH Nam 

Sự kiện Nick Vujicic đến VN được rất nhiều người trong nước quan tâm. Một trong những điều mà dư luận phản ánh nhiều nhất là vấn đề dịch thuật trong các buổi diễn thuyết.

Yêu cầu không dịch về tôn giáo

Hòa Ái có cuộc trao đổi với Diễn giả Francis Hùng để tìm hiểu vì sao ông là người được chọn làm thông dịch viên cho sự kiện này nhưng lại không có mặt. Trước hết ông cho biết:

Luật lệ gà mờ

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Cái nghị định “phạt vì quấy rối tình dục” ở VN đã ra đời từ mấy tháng nay, nhưng đến đầu tháng 5 năm 2013 này mới có hiệu lực. Đây là lần đầu tiên VN nghiêm cấm các hành vi quấy rối tình dục tại công sở, nơi làm việc kèm theo một dự thảo nghị định khác về ngoại tình.


Vì vậy tuần này tôi mới đưa ra bàn cùng bạn đọc. Các ông nào buộc phải về VN vì một lý do nào đó cũng nên coi chừng. Bởi cái sự minh xác “thế nào là quấy rối tình dục” và “ai lợi dụng tình dục ai” không hề dễ dàng như người ta tưởng. Nhiều bạn không đề phòng, mấy cô tiếp viên quán nhậu, quán cà phê, mấy cô chân dài thất nghiệp có dụng ý sẵn,đụng chạm linh tinh làm bạn “tưởng bở” cùng hùa theo với vài cử chỉ lả lơi là có thể quy vào tội quấy rối tình dục bị phạt tới 75 triệu đồng (bằng 4.500 Mỹkim). Và khi bị lập biên bản, bạn sẽ bị nêu tên tuổi trên các phương tiện thông tin đại chúng, sợ mang tiếng, bị mất thể diện, ảnh hưởng nhiều đến gia đình, đến những mối liên hệ xung quanh, bạn sẽ phải“nộp” hơn nhiều lần như thế để mua lấy sự im lặng. Đó cũng là một kiểu “bắt cócđòi tiền chuộc” đang rất thịnh hành ở VN. 

“Mày giả vờ làm việc, tao giả vờ trả lương!”

Tony Judt, Phan Trinh dịch
___________
Giới thiệu của người dịch:
Đây là đoạn cuối Chương 18 cuốn Post War của Tony Judt. Sau khibàn về trí thức Tây Âu và Đông Âu, tác giả nói về nền kinh tế bế tắc và vờ vịt tại Đông Âu, bối cảnh của những biến động chính trị và xã hội dẫn đến cách mạng 1989 lật đổ cộng sản.
Nếu nghịch lý là gốc của cái hài thì nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có thể được xem như một vở kịch khôi hài đen, dù đỏ ngầu. Trong những vở đỏ đen nhiều tập kia, Tony Judt nhắc đến hai quái tật chết người của chế độ, ở Đông Âu trước đây, và cũng không khó thấy ở cả Việt Nam lâu nay, có thể tóm tắt nôm na như sau:
1. Lỗ vẫn làm: Thay vì kinh tế định đoạt chính trị như người cộng sản vẫn nói, chính trị cộng sản lại xúi bậy kinh tế. Kinh tế không xuất phát từ nhu cầu người tiêu dùng mà từ ý chí chủ quan của bề trên. Trên bảo sao dưới nghe vậy, làm khác là mất việc, phản biện thì phớt lờ, phản đối thì bỏ tù. Hậu quả là lỗ vẫn làm. Ở Việt Nam, những vụ như Boxit, Vinashin, rừng phòng hộ, điện hạt nhân, đường sắt cao tốc, 16 chữ… là những ví dụ của lỗ vẫn làm, càng làm càng lỗ, hoặc thấy lỗ mà/là cứ đâm đầu vào. Không chỉ lỗ tiền, còn lỗ cả mạng người, môi trường, lãnh thổ, cả sinh mạng Đảng.

ABC CHÍNH TRỊ

Ngô Quốc Phương
Người ta dùng tiền thuế của bạn làm chính trị
Người ta giả danh bạn, tự ủy quyền làm chính trị
Người ta tự sắp xếp mọi ghế
Người ta tự vẽ ra các loại luật
Người ta bắt bạn, con cái, cháu chắt của bạn tuân theo, cúi đầu
Người ta cựa quậy thoải mái
Nhưng cấm bạn quậy cựa
Người ta bắc loa khắp nơi
Nhưng cấm bạn mở mồm
Người ta và con cháu người ta có đủ loại quyền

Về văn hóa MỜI của công an Việt Nam

Innova, biên tập viên Dân Luận
Hôm nay, kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, một blogger đã có lời từ chối lời mời làm việc của Phòng Bảo Vệ Chính Trị Công An TP Đà Nẵng vào ngày mai, 31/05/2013. Sự việc xoay quanh đằng sau lời mời này là một ẩn số, tuy nhiên lời mời này, đặc trưng cho kiểu mời của ngành công an nói chung, khiến chúng ta phải suy nghĩ. Một bạn trên Facebook Nguyễn Văn Thạnh có bình luận:
Có bác nào đi nhiều, biết nhiều cho e hỏi trên thế giới có nước nào mà chính quyền gửi "giấy mời" công dân đến làm việc mà cuối giấy mời là "yêu cầu" phải có mặt ko? Nguồn: Facebook
Trong văn hóa Việt Nam, lời mời, lời chào rất quan trọng. Trong văn hóa mời, thường có hai loại lời mời sau, với các chiến thuật lịch sự khác nhau:

Đơn xin vào đảng cộng sản Việt Nam

Nguyễn Chí Đực
"Nói thật với ông nhé, tôi xin vào đảng cộng sản chẳng phải vì lý tưởng CNXH gì cả, tôi đã biết CNXH đào đâu cho có. Tôi xin vào đảng là vì và chỉ vì miếng cơm manh áo. Đời tôi đã khổ nhiều, trải qua hai kiếp sống nông dân và công nhân cho đến giờ đây tôi vẫn chưa sống được. Trong khi đó giai cấp đảng của ông hiện đang sống được và sống sung sướng, vậy nên tôi mới một mực đòi theo đảng của ông"...
* * *
Kính gởi ông đảng trưởng đảng Cộng Sản Việt Nam!
Tôi tên: Nguyễn Chí Đực, họ hàng xa xôi với Nguyễn Chí Đức, cùng ngày tháng năm sinh với hắn nhưng không cùng chí hướng với hắn. Hắn đã giã từ đảng cộng sản, còn tôi giờ đây viết đơn xin vào đảng
Tôi quê quán Miền Trung, trước đây tôi là nông dân cày ruộng. Từ ngày có đảng lãnh đạo nông dân tôi “sướng” vô cùng. Công việc thì vừa nhàn rỗi vừa không nặng nhọc. Cái thời nông dân “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” đã không còn nữa. Nông dân tôi làm gì cũng có máy để thuê mà làm nên không còn vất vả nữa

Phòng Bảo Vệ Chính Trị PA61 Đà Nẵng gửi giấy mời blogger Nguyễn Văn Thạnh lên nói chuyện về các bài viết trên mạng

382572_262312990576867_1564853378_n.jpg
Theo tin từ blogger Nguyễn Văn Thạnh, phòng bảo vệ chính trị tại Đà Nẵng, PA61, đã gửi giấy mời anh ngày mai tới gặp cơ quan an ninh. Do bận nên anh Thạnh đã từ chối lời mời này:

Làm sao để biểu tình chống bành trướng Bắc Kinh thành công?

Nguyễn Ngọc Già

Kể từ cuộc biểu tình năm 2007, nhiều nhân vật nổi tiếng đã và đang bị vô hiệu hóa, như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anhbasaigon với án tù nhiều năm, cho đến LS. Lê Quốc Quân đang bị tạm giam; người con gái bé nhỏ nhưng kiên cường Phạm Thanh Nghiên đã ra khỏi tù nhỏ cũng vì biểu tình tại gia, hoặc đạo diễn Song Chi phải tị nạn chính trị tại Na Uy cũng vì "tội" xuống đường chống bành trướng Bắc Kinh, cũng như trường hợp Paulus Lê Văn Sơn - một biểu tình viên, vừa trải qua phiên phúc thẩm với những thanh niên Công giáo mà án tù của họ đang tạo làn sóng giận dữ của dư luận.
Nhiều người khác bị o ép, theo dõi và gây khó khăn, hay bị hành hung thô bạo kèm theo bị sỉ nhục nghiêm trọng như Trần Thị Nga mới đây, đặc biệt Bùi Thị Minh Hằng, từ một dân oan đã tự phát xuống đường cùng mọi người và hậu quả sau đó đối với chị là án tù 5 tháng không qua xét xử mà chị vẫn đang miệt mài theo đuổi đơn kiện Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch Tp. Hà Nội.

Một con đường cải tổ

Lời dẫn

Ba tháng qua tôi đã có thời gian để suy xét lại về những điều tôi đã cho là đúng và cả những điều tôi đã cho là sai trước đó. Cũng trong ba tháng qua tôi có điều kiện quan sát gần hơn, tiếp cận gần hơn, có điều kiện để biết nhiều hơn, hiểu rõ hơn về các xu hướng vận động của nền kinh tế – chính trị nước nhà. Đó là khoảng thời gian quý báu với riêng tôi. Có thể coi đề xuất, chương trình, ý kiến… gọi là gì cũng được mang tên “MỘT CON ĐƯỜNG CẢI TỔ” ở dưới là kết quả của 3 tháng vừa rồi. Bài viết này xuất phát từ ý thức dân tộc, ý thức về trách nhiệm của một cá nhân, một công dân với vận mệnh dân tộc.
Tôi đã cố gắng giữ cho mình nguyên tắc, đứng ngoài mọi phe nhóm, mọi tổ chức chính trị, trong hay ngoài nước, trong hay ngoài Đảng Cộng sản để giữ cho mình một sự độc lập nhất định về tư tưởng. Hay nói cách khác, tôi chọn cho mình một con đường tri thức độc lập. Đó là tôn chỉ tôi đã theo và sẽ theo. Bài viết này, vì thế tôi mong mọi người được đọc với một tinh thần khách quan như vậy.

Trương Duy Nhất, anh đã bị bắt!

Cánh Cò, viết từ Việt Nam
“Trương Duy Nhất, anh đã bị bắt”! Đó là câu nói mà chủ trang blog "Một góc nhìn khác" từng chờ đợi trong nhiều tháng qua, sau cái ngày công an mời ông làm việc vào tháng 10 năm ngoái và liên tục sách nhiễu ông về trang blog này, trang blog mà họ gọi là lợi dụng tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258 bộ luật hình sự.

Viết blog là đã chấp nhận hiểm nguy?

Vụ bắt giữ ông Trương Duy Nhất không làm cho ai ngạc nhiên vì nếu viết blog và chấp nhận đụng chạm tới những vấn đề nhạy cảm thì chủ trang blog hiểu rằng họ đang đi trên sợi giây thừng mỏng manh nối liền hai bờ vực, một bên là công luận, một bên là chính quyền.
Bên thứ hai luôn gầm gừ và khả năng chịu đựng của sợi giây thừng ấy tùy thuộc vào thời tiết chính trị. Ông Nhất bị bắt cho thấy độ nóng của các phe phái trong Đảng đang nghiêng về một phía và ông lại không may nằm trong phía ngược lại.
Dù phía nào, hay thậm chí không phía nào cả, Trương Duy Nhất vẫn là bên được chứ không phải bên mất. Ông được vì đã hoàn tất ước muốn của mình khi bỏ viết báo để viết blog nhằm nói lên những gì mà một tờ báo không thể nói.
Ông viết những điều mà rất nhiều trang blog tự do như ông không viết hay không dám viết: Vạch mặt chỉ tên từng người trong bộ chính trị.

Thương nữ bất tri vong quốc hận và Thôi Trữ giết vua

Thương Nữ có người dịch là kỹ nữ, có người dịch là ca nữ, có người gọi là con hát. Có người bảo Thương Nữ là con gái nhà thương gia...
Nguyên văn câu thơ:
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa.
Tôi như là Khương Hữu Dụng dịch rằng.
Con hát biết chi hờn mất nước
Cách sông còn hát Hậu Đình Hoa.
Kể về một giai thoại của thời Đường, giặc đã đến bên kia sông, bên này sông vua quan nhà Đường vẫn còn say sưa yến tiệc nghe ca hát.
Tôi vẫn thích ai đó dịch Thương Nữ là một người con gái đẹp, dễ thương. Từ kỹ nữ, con hát nghe khinh miệt quá. Một người con gái dễ thương, chỉ biết ca hát, không biết đến chuyện quốc gia đại sự, sơn hà nguy biến nghe dễ vào hơn. Phận đàn bà, con gái thường vẫn thế. Câu thơ hàm ý chê trách người con gái đang hát, nhưng nếu hiểu rõ chế độ phong kiến thì hiểu câu thơ là trách kẻ nghe hát chứ không phải người hát. Bởi kẻ nghe hát đây là cả một triều đình, vua chúa và lũ bầy tôi không màng đến vận nước suy vong cận kề. Những kẻ ngồi trên ngôi cao chỉ lo hưởng thụ, những kẻ có quyền bính trong tay , có trách nhiệm phải giữ gìn xã tắc... câu thơ mượn người con gái để trách, nhưng thực ra là trách bọn vua quan triều đình.

Áo trắng học trò – Trái tim dân tộc

Hạ Đình Nguyên

Lịch sử Việt Nam là một lịch sử chống ngoại xâm liên tục trải mấy nghìn năm. Tuổi trẻ bao giờ cũng là thế hệ đi đầu. “Một năm bắt đầu từ mùa xuân, con người bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi là sinh viên có lòng yêu nước. Nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì mọi người trẻ sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước”. Đó là lời nói của sinh viên Phương Uyên trước tòa án Long An ngày 16-5.
Thời nhà Trần, thiếu niên Trần Quốc Toản đã bóp nát quả cam trên tay vì căm giận ngoại xâm, khi nghe lén Triều đình bàn việc chống quân Nguyên (Tàu) xâm lược.
Thời chống Pháp, học sinh Trần văn Ơn làm người đưa thư gan dạ trong mặt trận chống Pháp vào buổi đầu khởi nghĩa 1945 và bị mật thám giết chết.

Thư Ngỏ gửi một người bạn đã Sẵn Sàng

Nguyễn Quốc Quân


Bạn thân quí, trong những đắn đo dè dặt tự nhiên về sự sinh tồn của chính mình, tôi thực sự rúng động khi nghe bạn nói “Tôi đã sẵn sàng!”

Bạn đang gánh chịu nhiều phiền nhiễu liên tục những ngày tháng qua. Rồi cũng đã nhìn thấy các bạn đồng hành từng người bị bắt cóc một cách thô bạo và nhấn chìm gia đình họ trong khổ lụy. Bạn biết rõ sắp sửa đến lượt mình?! Thế mà bạn vẫn thản nhiên khẳng quyết “... đã sẵn sàng” và đề nghị tôi chia sẻ kinh nghiệm để biết cách đối đầu và đứng thẳng trước nghịch cảnh.

Đáp ứng hoàn cảnh thôi thúc của bạn bằng sự im lặng lạ kỳ, tôi rất áy náy; không phải chỉ vì sự trải nghiệm của riêng mình quá nhỏ nhoi so với những người mà chúng ta hằng kính phục và biết ơn. Điều đã khiến tôi nghẹn lời chính là vì vui mừng khi chợt nhận ra rằng hiện nay có khá nhiều người “bình thường như bạn-và-tôi” đang muốn chọn tư thế sẵn sàng đón nhận và bước tới - đối diện với cái Ác.

Sẽ còn đổi luật chơi

Có bữa trong một dạ tiệc nhà thơ người Nga Lermontov cao hứng chế nhạo một sĩ quan khác trong quân đội Nga hoàng, vì ông kia mặc bộ đồng phục diêm dúa quá đáng. Hai bên cãi nhau, trước mặt một người đẹp, cuối cùng biến thành một vấn đề danh dự, phải giải quyết bằng một cuộc đọ súng.
Hai năm trước, Lermontov đã từng thách đấu súng người con trai của vị đại sứ Pháp ở St. Petersburg, và bị đưa ra hội đồng kỷ luật. Hình như ông muốn thử sống thực một cảnh đấu súng ông đã mô tả trong tác phẩm “Một anh hùng thời đại chúng ta.”
Theo tục lệ đấu súng, mỗi bên phải có một người bạn ra đấu trường làm chứng. Hai nhân chứng trong cuộc đấu này đã gặp riêng nhau trong hai ngày trước trận đấu. Vì thương bạn, họ tìm cách dàn xếp để tránh cho các đấu thủ khỏi chết một cách vô nghĩa. Họ thỏa thuận sẽ khuyên Lermontov và vị sĩ quan kia, tên là Martynov, cùng chĩa súng bắn lên trời thay vì nhắm vào nhau. Hai đấu thủ nghe lời thuyết phục, đồng ý sẽ dự cuộc chơi “đấu súng giả.”
Ðến ngày hẹn, khi hai sĩ quan quay đầu lại, tiến về phía nhau và rút súng, Lermontov nhanh tay bắn trước, và ông chơi theo điều đã thỏa hiệp, chĩa súng bắn lên trời. Tuy nhiên, trước khi nổ súng nhà thơ còn lớn tiếng nói: “Một thằng ngu thế này, ai thèm bắn nó làm gì!” Martynov nghe thấy lời sỉ vả, nổi giận, hạ nòng súng xuống nhắm thẳng vào Lermontov bấm cò. Ðạn trúng ngực, Lermontov qua đời ở ngoài thị xã Pyatigorsk, trong vùng Caucasus, lúc đó ông mới 27 tuổi. Nhân vật Pechorin trong “Một anh hùng thời đại chúng ta” cũng chết tại nơi đó.

Bộ Ngoại Giao Đức và Pháp lên án việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất

Kính gửi để thông tin và phổ biến!
Trần Việt
Diễn Đàn Việt Nam 21
Forum Vietnam 21
www.vietnam21.info

Bộ ngoại giao / Đặc ủy nhân quyền CHLB Đức lên án chính quyền Hà Nội về việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất

Berlin - Thông cáo báo chí của bộ ngoại giao CHLB Đức đưa ra ngày hôm nay đã lên tiếng kết án chính quyền Hà Nội về việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất. Toàn văn bản thông cáo báo chí như sau:
Đặc ủy nhân quyền của chính phủ liên bang Markus Loening tuyên bố hôm nay (29.05) về việc bắt giữ các blogger và về tự do hội họp tại Việt Nam:
"Tôi lên án vụ bắt giữ blogger Việt Nam Trương Duy Nhất chỉ vì những phát biểu phê phán của ông về chính phủ và Đảng Cộng sản. Đây không phải là trường hợp cá biệt. Thật không may, nhiều người Việt Nam bị bách hại vì họ bày tỏ quan điểm của họ. Tôi đòi hỏi kêu gọi việc trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và chấm dứt ngay các thủ tục tố tụng đối với Trương Duy Nhất.

Du khách Trung Quốc đã thay thế hình ảnh Người Mỹ Xấu xí

Alexander Abad-Santos  
Diên Vỹ chuyển ngữ
28.05.2013
Các Du khách Mỹ Xấu xí hãy vui lên, bạn đã được thay thế bởi Người Du khách Trung Quốc Xấu xí. Tuần qua một cậu thiếu niên 15 tuổi đã khắc dòng chữ “Đinh Cẩm Hạo đã đến đây” vào bức tường của Ngôi đền Luxor, khiến cả thế giới chú ý, nhưng câu hỏi quan trọng hơn là liệu Đinh Cẩm Hạo là một trường hợp cá biệt hay là một thói quen? Liệu các bảo vệ tại Bảo tàng Quốc gia Prado của Tây Ban Nha nên cảnh giác trước du khách Trung Quốc? Liệu các hướng dẫn viên tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York phải nên đề phòng? Nói cho cùng, các bảo vệ và hướng dẫn viên ấy nên luôn cảnh giác, nhưng câu trả lời thì phức tạp hơn nhiều, cũng như trong trường hợp của người Mỹ, chứ không đơn giản là về chuyện một quốc gia có đám dân du lịch tồi tệ.
Tình trạng kinh tế của Du khách Trung Quốc so với Người Mỹ Xấu xí

Thư đầu tuần, từ Đà Lạt

Đạt Trương

"... Cách đây một thời gian ngắn, em có thấy chị nói về vấn đề hàng đặc sản Đà Lạt có nguồn gốc từ Trung Quốc nên hôm nay em mạo muội viết vài dòng.
Nếu muốn đưa ra con số chính xác thì em khẳng định "hơn 80% hàng đặc sản Đà Lạt có nguồn gốc và xuất xứ từ Trung Quốc". Từ bánh mứt cho đến các loại thảo dược, từ hàng bình dân cho đến sản phẩm cao cấp.
Nhưng Trung Quốc chưa phải là "kẻ thù" duy nhất của dân Việt mà còn phải kể đến Hàn Quốc. Họ móc nối với những công ty du lịch tại Đà Lạt, chấp nhận làm tour lỗ vốn để lên Đà Lạt thu gom những loại nấm linh chi chỉ sinh trưởng được ở núi Tây Nguyên. Chúng còn "mua" một vài "nhân" có tiếng nói trong làng báo chí đưa tin phủ nhận chất lượng thật của Nấm Linh Chi Rừng và nhiều loại nấm linh chi khác. Mục đích là mua sạch nấm linh chi rừng với giá rẻ, mang về Hàn Quốc, đóng gói Hàn Quốc, thả về sieu thị Vietnam với giá gấp 8 lần. Mà khổ một nỗi, dân Viet mình thấy nấm linh chi mắc tiền thì mới mua. Trong khi giá trị thật thì chỉ có vài trăm ngàn.

Một vài chia sẻ góc nhìn của tôi khi bạn có thái độ chính trị ở Việt Nam

Với một số kinh nghiệm ít ỏi của mình, tôi viết bài viết này, tặng bạn bè tôi – những người trẻ, luôn khát khao được cống hiến cho sự thay đổi, cho tiến trình dân chủ, tự do tại Việt Nam đang phân vân khi muốn chọn cho mình một con đường.
Trước hết phải nói ngay từ đầu, tôi không phải là một người làm chính trị, vì thế để tránh được các cạm bẫy lắt léo trong trò chơi chính trị, tôi đã phải trả giá bằng chính tự do của mình, dù là nó ít ỏi và chẳng thấm tháp gì so với sự hy sinh của các anh chị đi trước, nhưng nó đã dạy tôi một điều rất thực tế rằng, phải học được cách bảo vệ mình trước khi muốn tìm đến với tự do dân chủ.

Lời kêu gọi xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược vào Chủ Nhật 2/6/2013


TOÀN DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH
PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN
VÀ XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG
NGÀY CHỦ NHẬT 02.06.2013
Một mùa hè nóng bỏng đã đến. Nhà cầm quyền Trung Quốc lại quen thói, ra tuyên bố cấm đánh bắt cá ở Biển Đông – trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Tiếp theo tuyên bố ngang ngược đó, Trung Quốc điều hàng chục tàu cá có sự yểm trợ của tàu chiến để đánh bắt trộm trên Biển Đông.
Trung Quốc đã ra tay đâm thẳng vào tàu cá của ngư dân Việt Nam, bắt giữ và áp giải tàu thuyền của ta đang đánh bắt trên ngư trường quen thuộc Hoàng Sa.

Người Việt ly hương ngưỡng mộ lòng yêu nước của sinh viên quê nhà

Nguyễn Hùng
(cựu SV Colombo Plan, NZ)
Thư đề nghị được trợ giúp một phần tài chính
cho gia đình của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha
Đảng và nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1975 đến nay đã thường xuyên kêu gọi các nước trên toàn thế giới không phân biệt chế độ chính trị trợ giúp tài chính cùng vật chất để giúp đất nước nhanh chóng thoát cảnh nghèo khổ chậm tiến do hậu quả cuộc chiến Bắc Nam kéo dài hơn hai thập niên. Đảng và nhà nước Việt Nam không chỉ hoan nghênh và sẵn sàng nhận sự giúp đỡ của những nước cộng sản đồng chí anh em mà cũng đã thường xuyên tiếp nhận viện trợ từ nhiều nước tư bản hay các nước đã từng trực tiếp tham gia cuộc chiến Việt Nam như Mỹ, Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn,… Và thực tế những nước tư bản lại là những quốc gia viện trợ nhân đạo cho đảng và nhà nước CHXHCN Việt Nam nhiều nhất mà không có bất cứ ràng buộc về kinh tế hay chính trị.

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Nhìn nhận về vụ bắt Trương Duy Nhất

Đàm Mai Đạo
Vụ việc blogger Trương Duy Nhất bị bắt theo điều 258 Luật Hình Sự đang trở thành đề tài thời sự nóng trên hầu hết các diễn đàn tự do. Tôi cũng muốn góp thêm một góc nhìn với tư cách từng là người cộng sản gần 30 năm trong quan niệm làm rõ hơn việc bắt giữ này.
I. Quan điểm chính trị của Trương Duy Nhất như thế nào?
Bài viết không đi sâu vào vấn đề luật pháp, dù là (điều) 258 hay 88 hoặc 79, vì nó trở nên vô nghĩa khi chiếu theo "quan điểm chính trị" của người cộng sản Việt Nam [*] hiện nay. Do đó, nếu có phản hồi nào thắc mắc và muốn tranh luận về luật pháp sẽ thất vọng khi đọc bài viết này và cho phép người viết miễn hồi đáp với những luận điểm về pháp lý.
Tuy nhiên, cần nhắc qua một chút về Quyền Con Người, mà một trong các quyền đó là quyền tự do ngôn luận.

Những lá cờ lên tiếng –

Nghi Tưởng
Vấn đề hai lá cờ, hay lá cờ thứ ba nào đó thực sự đã được nhiều người Việt trong ngoài nước bàn đến nhiều lần , gần đây hai cây bút Jonathan London và Huy Đức đã tham gia bằng hai bút pháp và những cách tiếp cận, định hướng vấn đề khác nhau , nhưng tựu trung cũng nói đến gốc gác của hai lá cờ, tâm trạng của những người “đứng “ dưới hai lá cờ đó và sau cùng , dù cách diễn giải khác nhau , cả J. London và Huy Đức lẫn một số người viết liên can đều có gần chung một đề nghị là tránh để sự khác biệt của hai lá cờ đó làm tổn hại thêm cho ước muốn tìm đến sự tự do , dân chủ , công bằng, hoà giải cho người Việt Nam cùng với sự vẹn toàn lãnh thổ và thịnh vượng , hoà bình .
Thế giới mạng lại được khuấy động vì việc cờ quạt này , đồng thời sau hay bên dưới những bài viết liên quan đều vẫn tràn ngập những comments , nhẹ nhàng thì góp ý thuận nghịch một cách ôn hoà , những cái đầu nóng ý thức chính trị , căn cước riêng tư ở cả hai phía “ cờ “ thì lại có dịp chửi rủa , nhục mạ , lên án từ người viết đến người tham gia tranh luận . Điều đáng lưu ý là hầu như đa phần các tranh luận nóng bỏng nhất vẫn là từ những người Việt xa xứ ôm giữ lá cờ Vàng gốc gác và một số các tay viết vẫn được gọi là “ Dư Luận Viên “ của nhà nước Việt Nam đứng ra “ xuất chiêu “ bảo vệ lá cờ Đỏ , phần còn lại là những ngòi bút “mát “ hơn như J. London , Huy Đức , Gocomay , Oanh Yen Thi Pham , Phạm Thị Hoài …
Điều đặc biệt ghi nhận là hầu hết những người được coi là “Bất Đồng Chính Kiến “ , “ Phản Kháng Chế Độ “ , là những người hoặc cựu đảng viên đảng cộng sản Việt Nam ( csvn) , cựu viên chức , cựu chiến binh, trí thức của chế độ cộng sản , người không cộng sản , chống cộng sản trong nước , đa số đều giữ thái độ yên lặng trước vấn đề nhậy cảm này . Việc hai người trẻ Phương Uyên và Nguyên Kha kèm lá cờ Vàng trong các tài liệu phản kháng Trung Quốc xâm lăng và đảng cộng sản Việt Nam là chọn lựa của hai bạn , tuy nhiên nhiều người chống chế độ csvn khác trong nước , kể cả những người đã , đang bị cầm tù , hầu như không ai dùng lá cờ hay biểu tượng nào để gắn vào sự phản kháng của mình .

Im lặng hay là chết!

Trịnh Kim Tiến
Nói, nói nữa và nói mãi, tất cả sự phản đối dường như vô tác dụng đối với ngành tư pháp và công an Việt Nam trong vấn nạn công an sử dụng bạo lực với người dân.
Tôi, một người con có bố bị công an đánh chết, mọi người, những người quan tâm đến tình hình chung trong xã hội, đất nước, hay thậm chí là những người dân thường ngày đêm lo lao động kiếm sống đều biết được rằng sức mạnh của ngành công an trong xã hội hiện nay lớn đến thế nào. Chế độ này đang dần trở thành chế độ công an trị, họ có thể làm những gì họ thích bởi quyền hạn của họ ngày một nhiều, dường như không có một sự chế tài thực sự nào dành cho họ.
Những bản án bất công liên tiếp, những cách xử lý có tính chất bao che đã chứng minh một điều rằng tội ác của lực lượng công an đã được cả ngành tư pháp, bộ máy pháp luật Việt Nam dung túng. Trong khi đó người dân chỉ cần cự cãi lại công an rất dễ bị ghép cho tội danh chống người thi hành công vụ và phải lĩnh án nhiều tháng, năm tù.
Tôi cứ đếm rồi lại đếm, đăng rồi lại đăng ngày càng nhiều tin tức người dân bị công an bạo hành trên facebook của mình. Một lần đăng là một lần rớt nước mắt, cũng là một lần đau xót khi biết được rằng những chuyện đó vẫn tiếp diễn hằng ngày và đang trở thành những câu chuyện hết sức bình thường trước phản ứng bất lực vì sợ hãi của người dân.
Tôi nên làm gì, chúng ta nên làm gì khi mà sự bất công đến hồi man rợ?

Lạm bàn… khác về Trương Duy Nhất

Hiệu Minh
Anh Trương Duy Nhất. Ảnh: internet
Hồi sang Ba Lan, rồi Bulgaria và sau này sang Mỹ, nhiều bạn bè có hỏi, tại sao nước anh bé thế mà thắng Mỹ.
Tôi kể rằng, thời đó, thấy ai chết vì bom đạn, vì đi chiến trường, chúng tôi gọi đùa là bị Mỹ “cắt hộ khẩu”. Hàng triệu người coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Mấy hôm nay, tin blogger Trương Duy Nhất bị bắt, gây hiệu ứng dữ dội trong thế giới mạng. Nhưng tôi thì không ngạc nhiên vì chuyện đó. Tôi tin, anh Nhất cũng chẳng ngạc nhiên.
Là một blogger “nóng”, việc bị bắt có thể tiên liệu được, vấn đề là thời gian và xảy ra lúc nào thôi.
Trên thế giới, bloggers dính vòng lao lý vì nhiều lý do, do họ biết quá nhiều và viết quá nhiều liên quan đến hậu trường chính trị ở tầm cao.
Anh Duy Nhất bị bắt không phải là trường hợp duy nhất tại Việt Nam. Trước đó đã có mấy chục người. Sau anh sẽ còn nhiều người khác nữa. Hiệu Minh Blog có bị đóng cửa vì một lý do nào đó cũng là bình thường.

Phong trào Con Đường Việt Nam lên tiếng về vụ bắt giữ ông Trương Duy Nhất

Qua theo dõi thông tin vụ Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an tiến hành bắt giữ ông Trương Duy Nhất (chủ trang mạng một góc nhìn khác www.truongduynhat.vn, ngụ tại thành phố Đà Nẵng) với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (theo điều 258, Bộ luật Hình sự) vào chiều ngày 26.5.2013 và dư luận xung quanh vụ bắt giữ trong những ngày qua, phong trào con đường Việt Nam có chính kiến sau:
Là phong trào được phát động với mục tiêu duy nhất là “làm cho Quyền Con Người được tôn trọng và bảo vệ trên hết, bình đẳng tại Việt Nam”, chúng tôi đi sâu vào quyền con người và biết rằng:
Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 đã nêu rõ:
Điều 19.
Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào, và không có giới hạn về biên giới.
Điều 21.
Khoản 1. Mọi người đều có quyền tham gia quản lý đất nước mình, một cách trực tiếp hoặc thông qua các đại diện mà họ được tự do lựa chọn.

Nhân đọc bài viết của Đàm Mai Đạo về vụ bắt ông Trương Duy Nhất

Trong bài viết “Nhìn nhận về vụ bắt Trương Duy Nhất” của Đàm Mai Đạo (*) thì khái niệm “bất đồng chính kiến” theo cách hiểu của tác giả chỉ bó hẹp ở những người bất đồng chính kiến với nhà nước, với đảng cầm quyền. Vì thế ông Đạo không xem ông Nhất là bất đồng chính kiến vì ông Nhất chưa bao giờ viết bài hay có những hành vi nào chỉ trích nhà nước, chỉ trích hệ thống chính trị Việt Nam mà chỉ đả phá những cá nhân cụ thể nằm trong bộ máy cầm quyền. Quan niệm này khác với quan niệm của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) khi coi ông Nhất là nhà bất đồng chính kiến và lên án việc bắt giữ ông vì lý do này.
Từ đó có thể hiểu quan niệm của RSF – có lẽ cũng là quan điểm có tính tổng quát - rằng “bất đồng chính kiến” đơn giản là sự khác biệt về quan điểm giữa (nhóm) người này với (nhóm) người khác nói chung. Sự khác biệt ấy có thể giữa những người trong cùng một đảng, một phe phái hoặc thuộc những phe phái hay đảng phái khác nhau (ở các nước đa đảng). (**) Vì thế họ coi ông Nhất là nhà bất đồng chính kiến mà không quan tâm liệu ông và thế lực bắt ông có cùng quan điểm chính trị hay đều ủng hộ hệ thống chính trị hiện tại hay không, thậm chí đều cùng là thành viên của hệ thống ấy hay không. Luật pháp ở những nước dân chủ bảo vệ những người thể hiện những quan điểm khác biệt miễn là không kèm theo việc sử dụng bạo lực hay đe dọa sử dụng bạo lực để bảo vệ quan điểm của mình và không ai có thể bị bắt vì thể hiện sự bất đồng chính kiến như vậy với bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào và trong bất cứ trường hợp nào, dù là trong nội bộ các tổ chức, nhóm người cụ thể hay ở phạm vi toàn xã hội.

Minh bạch trong cuộc sống

Alan Phan
Hệ quả của sự thiếu minh bạch là việc mất niềm tin vào mình và vào người (A lack of transparency results in distrust and a deep sense of insecurity) – Dalai Lama
Sau 44 năm lăn lộn trên thương trường, tôi đã sống chung và làm việc với khá nhiều sắc dân: từ Mỹ đến Tây Âu rồi Đông Âu, từ Á đến Trung Đông, Phi Châu, từ già đên trẻ, từ nam đến nữ, từ địa vị làm thuê đến làm chủ…Mỗi dân tộc vì gốc gác văn hóa và môi trường mang nhiều khác biệt nên sự thể hiện của họ qua đời sống hàng ngày , qua công việc cũng rất dễ nhận ra theo tính chất và hiệu quả.

7 đề nghị

Trịnh Hội
Đầu tiên tôi cần phải thú nhận là lúc còn đi học luật ở Melbourne, môn học luật hiến pháp (constitutional law) là một trong những môn tôi chán nhất. Thứ nhất vì lúc ấy những bài giảng (lectures) được sắp quá sớm. Hình như vào khoảng 8:30 sáng của ngày. Là cái khoảng thời gian mà tôi nghĩ chúng ta hoàn toàn vẫn còn có thể say đắm với cái giường của mình (nhất là ở cái độ tuổi 18,19!) . Chứ không phải là ngồi trong một lớp học để tìm hiểu xem tại sao điều khoản của bộ luật trong tiểu bang này đi ngược lại với nội dung của bộ luật liên bang kia. Và thế là bộ luật của tiểu bang kia đã vi hiến.
Thứ hai, nghiệt ngã hơn, nó lại rơi đúng vào ngày thứ hai của mỗi tuần. Báo hại ít khi tôi có đủ thời gian để đọc trước các tài liệu hoặc phán quyết của tòa. Để từ đó mình có thể hiểu rõ hơn vấn đề đang được mang ra bàn cãi trong lớp học. Vì một lần nữa tôi cũng phải thú thật là trong một, hai năm đầu khi mới vào trường luật, tôi là thằng cực kỳ ham... chơi hơn ham học. Đang phơi phới tuổi xuân mà cuối tuần bắt tôi phải ngồi nhà đọc ba cái tài liệu nhảm nhí về hiến pháp thì... không bao giờ.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"