Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Vai trò của bloggers trong các cuộc biểu tình về đất đai tại Việt Nam

Stuart Grudgings
THTP chuyển ngữ
Nông dân Lê Dũng và dân làng của anh dự trữ đá, bom xăng chống lại việc cảnh sát quyết chiếm đất của họ, để phát triển thành một khu bất động sản sang trọng gần thành phố thủ đô của Việt Nam.
Nhưng vũ khí mạnh nhất của họ hóa ra lại là các thiết bị mà họ đã được các nhà hoạt động Internet giúp thiết lập, để ghi lại và phát sóng cuộc đối đầu bị bỏ qua, khi các phương tiện truyền thông bị nhà cầm quyền kiểm soát.
Đoạn băng thu hình cho thấy, hàng ngàn cảnh sát bắn hơi cay, đánh đập nông dân ở huyện Văn Giang - một huyện ở phía đông Hà Nội - là bằng chứng hiển nhiên về cuộc chiến xảy ra trong vòng vài giờ giữa ban ngày hồi tháng Tư.
Sự liên minh không ngờ giữa nông dân và các nhà hoạt động Internet tại đô thị, minh họa một thách thức đang phát triển nhanh chóng đối với chính quyền Cộng Sản, khi người Việt Nam nổi dậy kiên cường hơn trong các cuộc biểu tình về nhiều vấn đề khác nhau, từ chủ quyền đất đai đến việc tham nhũng, và sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Việt Nam phản ứng bằng cuộc đàn áp những người viết blog, đã bị các nhóm Phóng Viên Không Biên Giới nêu đích danh là “Kẻ Thù của Internet,” nhóm từng cho rằng chỉ ở Trung Quốc và Iran mới bỏ tù nhiều nhà báo.
Cơ quan kiểm duyệt của nhà nước độc đảng thường xuyên ngăn chặn Facebook và các trang mạng xã hội, cho dẫu cộng đồng web tinh tường này luôn vào nơi muốn vào thật tự nhiên, điều này khắc họa những thách thức to lớn phải đương đầu với chính quyền, của 1/3 dân số trên 88 triệu công dân thường xuyên lên khung trời ảo (online).
Ông Lê Dũng - người tham dự cuộc chiến năm 1979 chống Trung Quốc - ngồi dưới chân dung của vị chủ tịch quá cố Hồ Chí Minh - đã tâm sự “Thoạt đầu, chúng tôi không hiểu hình thức này (= internet) có thể giúp chúng tôi như thế nào, nhưng bây giờ chúng tôi đã nhận ra giá trị. Cuộc đấu tranh của chúng tôi được công bố khắp thế giới.
“Nếu không dùng Internet, có lẽ nhà chức trách có thể giết chúng tôi; giờ đây họ biết họ phải hành xử thận trọng.”
Sự cố ở Văn Giang và những nơi tranh chấp đất đai khác được bảo vệ bằng những người viết blog, đã tạo nên cuộc tranh luận bất thường làm nóng sốt quốc gia chung quanh việc chính phủ nên cải cách luật pháp về đất đai như thế nào, trước khi kết thúc 20 năm công khai cho nông dân thuê đất vào năm 2013.
Kinh tế phát triển nhanh chóng thể hiện dưới hình thức các khu công nghiệp, nhà ở, và mở rộng đường xá đã gây áp lực với nông dân, dẫn đến một loạt xung đột đất đai bằng bạo lực. Nông dân khiếu nại, vì tiền bồi thường mà các công ty có quan hệ với các chính trị gia thế lực, đã trả cho họ quá thấp.
Nông dân đánh cá Đoàn Văn Vươn đã trở thành anh hùng hồi đầu năm, khi ông tổ chức kháng chiến vũ trang, chống lại chính quyền tiến chiếm đất đai của ông gần thành phố Hải Phòng, là một trường hợp được các ngành truyền thông chính thức cũng như các bloggers đăng tải.

SỰ CĂM THÙ TRUNG QUỐC THÚC ĐẨY NGƯỜI VIẾT BLOG

Những người viết blog nối kết sự việc đất đai với các nguyên nhân khác, và họ cho đấy là một chủ đề chung - (chủ đề) một chính phủ phụ thuộc vào lợi ích kinh tế to lớn, không đáp ứng được nhu cầu của công chúng.
Ông Nguyễn Văn Đài, một luật sư và cũng là nhà hoạt động cho Nhân Quyền, bị tống giam 04 năm vì can tội dùng Internet kêu gọi dân chủ, hiện vẫn bị giam lỏng tại nhà ở Hà Nội cho biết: “Phong trào viết blog phát triển mạnh mẽ hơn nhiều. Chính phủ không thể nào bưng bít như trước nữa.”
Boris là bút danh của một nhà hoạt động rất có ảnh hưởng, hiện đang làm việc tại một công ty do nhà nước làm chủ, đã truyền bá cho các nông dân ở Văn Giang về Các Quyền của họ, đã dạy họ cách gửi hình ảnh, video bằng điện thoại di động. Ông Boris nói rằng, cho dẫu khoảng 1.000 gia đình không thể ngăn chặn dự án Ecopark, nhưng một khi sự kiện này được công khai rộng rãi, sẽ cản trở việc phát triển đất đai bằng kế hoạch tương tự ở những nơi khác.
Ông Boris - người tự hào vì có thể mang lại cho 1.000 cư dân trên đường phố Hà Nội thông tin từng ngày - cũng cho biết, ông đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các cuộc biểu tình thường xuyên với mục tiêu chống lại chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông, một công việc được hỗ trợ bởi những người viết blog khác. Năm ngoái, chính phủ cho phép biểu tình chống Trung Quốc nhưng sau đó đã đè bẹp, khi nhận ra những cuộc biểu tình này rõ ràng có thể trở thành cột thu lôi để những bất mãn lan rộng.
Một số nhà hoạt động thể hiện sự kiên cường là điều đáng ngạc nhiên, họ soi rọi thời gian cầm tù nghiệt ngã của mình, truyền lại cho người khác để “tuyên truyền chống chính phủ.”
Ông Alfonso Lê, 42 tuổi, người viết trang blog “Tổ Quốc Đứng Dậy” trao đổi với phóng viên hãng thông tấn Reuters tại một quán cà phê nhỏ ở Hà Nội, trong lúc các nhân viên cảnh sát mặc đồng mục màu xanh lá cây ngồi khắp quán đều có thể nghe.
Ông Lê - nickname dùng trên Facebook - phát biểu “Bây giờ mạng xã hội phổ biến nhiều rồi, cảnh sát không dễ bắt người. Nếu cảnh sát gây rắc rối, tôi chỉ cần gửi một tin nhắn về hiện trạng lên Facebook, ngay lập tức rất nhiều người sẽ đến.”
Hoạt động của ông đã phải trả giá. Ông cho biết ông bị bắt ba lần, đã ly dị vợ vì cô ta đưa thông tin của chồng cho cảnh sát.
Một người viết blog ẩn danh khác, cũng được thế giới biết đến qua việc viết blog. Cô tin rằng cô vẫn an toàn một khi bài viết của cô còn ở trong giới hạn nhất định của “lằn đỏ.” Trên trang blog của cô, việc biểu tình có thể được miêu tả như “cuộc diễu hành” hoặc “đi bộ.”
Nhưng đôi khi cô cũng bị cảnh sát theo dõi, từng bị bắt khi tham dự biểu tình chống Trung Quốc trong tháng này, bị giam một ngày tại trại phục hồi dành cho “người sử dụng ma túy và gái mại dâm.”
Cô nói “Họ (chính quyền) sợ muốn chết sau những gì đã xảy ra tại Miến Điện và tại Cuộc Nổi Dậy Ả Rập.”
Cựu sĩ quan quân đội Lê Thanh Tùng là nhà hoạt động mới nhất trên trang mạng, bị trừng phạt trong tháng này. Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới loan báo, phiên tòa chỉ có một giờ đã phán cho anh bản án 05 năm tù. Chưa đầy một tuần sau đó, blogger Đinh Đăng Định cũng bị kết án 06 năm tù.
Phiên tòa xét xử ba blogger “có thành tích” trong tháng này đã bị hoãn, vì mẹ của một người trong số họ đã tự thiêu.

ĐÀN ÁP THÀNH CÔNG?

Một nghị định mới của Việt Nam yêu cầu người sử dụng Internet ghi danh bằng tên họ thật khiến Washington lo ngại lên tiếng, vì cho rằng đề xuất này sẽ giúp chính quyền theo dõi các nhà phê bình trên trang mạng dễ dàng hơn.
Nhưng Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học Viện Quốc Phòng Australia cho biết, mọi nỗ lực kiểm soát Internet của chính quyền đều vô ích, trước sự thâm nhập của các trang web và trước tài năng của các bloggers từng bước vượt qua các rào cản công nghệ.
Theo công ty nghiên cứu Cimigo, Việt Nam là một trong số các quốc gia có tỷ lệ phát triển nhanh nhất thế giới, trong việc sử dụng Internet.
Sử dụng Internet tại Hà Nội và thành phố thương mại Hồ Chí Minh ở miền Nam đã tăng lên khoảng 50%
Ông Thayer phát biểu: “Tôi không nghĩ rằng chính quyền Việt Nam sẽ thắng trong trận chiến này.”
Đi vào trọng tâm tính hợp pháp của Đảng Cộng Sản đối với sức mạnh truyền thống đặt nền tảng trên hơn 10 triệu nông dân, trong vấn đề gai góc chung quanh các quyền về đất đai, các blogger đã có tác động mạnh nhất.
Trước sự nổi dậy bạo lực ở Văn Giang và Hải Phòng, một số nhà lập pháp và các nhà học giả gọi là quyền sở hữu đất để giúp bảo vệ nông dân - một đề nghị không thể tưởng tượng nổi cho đến khi chính trong quốc gia này, quyền sở hữu toàn vẹn đất đai của nhà nước được ghi vào hiến pháp.
Ông Nguyễn Đức Kiên, phó chủ tịch Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội, nói với hãng thông tấn Reuter rằng, Luật Đất Đai của đất nước sẽ được sửa đổi, và rằng nông dân sẽ được phép cư ngụ trên đất của họ sau năm 2013. Hiểu theo nghĩa đen, luật hiện hành cho phép nhà nước lấy lại các nông trang, mà không cần phải chi trả bất kỳ một sự bồi thường nào hết vào cuối thời hạn thuê đất.
Ông Nguyễn Đức Kiên nói: “Đất đai là vấn nạn, một nguyên nhân tiềm ẩn sự căng thẳng trong xã hội.”
Ý kiến của ông Nguyễn và những ý kiến của các quan chức khác nhằm thuyết phục các nhà hoạt động bloggers rằng, hợp đồng cho thuê sẽ mở rộng dẫu bản thân của sự hợp đồng này sẽ không giải quyết vấn đề tiến chiếm đất, của các nhà phát triển tư nhân được sự hậu thuẫn của nhà nước.
Người viết blog họ Lê bày tỏ: “Các nhà viết blog là một thành phần quan trọng trong vấn đề này. Chúng tôi nói đến khía cạnh khác của câu chuyện. Chúng tôi vạch ra những lời nói của đảng cầm quyền, không phù hợp với hành động của họ.”

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"