Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Trung Quốc = Thùng to ruột rỗng hay hiệp sĩ kiếm cùn

Paul DIBB, giáo sư môn Chiến lược tại Đại học Quốc gia Úc.
Phiên Ngung chuyển ngữ
Trung quốc không có đủ sức mạnh quân sự và giá trị đạo đức để được xem là cường quốc.

Sau khi ông Hugh White, một chuyên gia quân sự nổi tiếng tại Úc từng là cố vấn quân sự cho bộ trưởng quốc phòng Úc Kim Beazly, ra mắt cuốn sách nhan đề Chọn lựa Trung quốc để cổ võ cho chính sách đối ngoại giảm lệ thuộc với Hoa kỳ và thân thiện hơn với Trung quốc của ông ta, một loạt các chính trị gia và bình luận gia Úc đã có nhiều bài viết về chủ đề trên của cuốn sách này.
Từ những bài bình luận về cuốn sách này, một điểm đáng chú ý là lo sợ của ông White về một cuộc chiến sẽ xảy ra nếu Mỹ cứng rắn với Trung quốc ở Á châu, đặc biệt là Đông Nam Á mà thực ra là Biển Đông. Ông White lo sợ nếu có chiến tranh thì Úc sẽ bị lôi kéo vào phe Mỹ chống lại Trung quốc. Điều này như thế không có lợi cho Úc vì Trung quốc có thể nhắm tới những mục tiêu quân sự của Mỹ tại Úc khi chiến tranh xảy ra.
Tiêu biểu cho nhóm đồng thuận với quan điểm này là cựu thủ tướng Úc, ông Paul Keating. Trước khi làm thủ tướng, ông Keating có thời làm tổng trưởng kinh tế Úc cùng thời điểm ông Beazly làm bộ trưởng quốc phòng Úc. Ông Keating nghĩ rằng Úc nên tiến lại gần Trung quốc và nhìn nhận thực thể Trung quốc là cường quốc của châu Á vì thế có quyền làm vương làm tướng ở châu Á như Mỹ có thời đã làm mưa làm gió ở Á châu. Ông Keating cho rằng Mỹ phải nhường vị thế ảnh hưởng tại Á châu cho Trung quốc vì họ là cường quốc nên mặc nhiên có quyền đó.
Đối nghịch với quan điểm của Hugh White là bình luận gia Paul Dibb của tờ The Australian với bài báo nhan đề Tại sao tôi bất đồng quan điểm với Hugh White về sự trổi dậy của Trung quốc. Phiên Ngung xin giới thiệu bài báo qua phần lược dịch sau đây:
Về chính sách ngoại giao, thiết tưởng không có thử thách nào quan trọng hơn đối với Úc bằng quan hệ tương lai giữa Hoa kỳ và Trung quốc.
Hugh White đã nêu lên vài câu hỏi quan trọng về việc làm sao để đối phó với mối quan hệ đó, đặc biệt là, theo quan điểm mà ông ta đã thảo luận cặn kẽ trong số báo Weekend Australian ra ngày Thứ Bảy 11 tháng 8 năm 2012, rằng Hoa kỳ nên san sẽ quyền lực một cách bình đẳng với Trung quốc.
Tôi không đồng ý với phần lớn những điều Hugh White phân tích cũng như những tiêu điểm của chính sách do ông ta đề ra vì những lý do sau đây:
Trước tiên, ông ta đã cường điệu hóa mối nguy về căng thẳng giữa hai cường quốc, đặc biệt nguy cơ xung đột dẫn đến chiến tranh hạt nhân. Ông ta bảo rằng tranh giành ảnh hưởng giữa Hoa kỳ và Trung quốc chắc chắn sẽ dẫn đến kình chống nhau và xung đột vũ trang. Điều này đã không xảy ra trong trường hợp kình chống nguy hiểm hơn giữa Hoa kỳ và Liên xô trong thời Chiến tranh Lạnh. Lý do là vì hai bên đều hiểu rõ sự hủy diệt của một cuộc chiến tranh nguyên tử. Tuy vậy, ông White đưa ra kịch bản theo đó một biến cố quân sự trên Biển Đông (Nam hải) sẽ dẫn đến việc Trung quốc thả bom nguyên tử xuống các căn cứ quân sự của Mỹ tại đảo Guam và Hoa kỳ sẽ chẳng có phản ứng gì để trả đủa.
Nói cách khác, Hoa kỳ với hơn 5000 quả đạn hạt nhân chiến lược, đã rút lui và chấp nhận sự hủy hoại vì bom nguyên tử trên lãnh thổ của mình và để việc đó trở thành tiền lệ cho những diễn biến tương lai.
Thứ hai, chẳng có một sự ghi nhân nhỏ nhoi nào về sự giới hạn trong khả năng quân sự của Trung quốc. Chúng ta không thể nào dễ dàng chấp nhận những luận cứ thổi phồng của Viện Hải chiến Hoa kỳ rằng hàng không mẫu hạm của Mỹ có nguy cơ sẽ trở thành mồi ngon cho hỏa tiễn tầm xa của Trung quốc.
Tôi đã từng nghe những sự phóng đại này từ Hoa kỳ trước đây. Hẳn nhiên Trung quốc hiện đang phát triển một số khả năng quân sự hiện đại đáng ngại nhưng liệu chúng ta có thể tin rằng Hoa kỳ sẽ ngồi yên khoanh tay nhìn và không làm gì cả? Không như Hoa kỳ, Trung quốc không có kinh nghiệm gì về chiến tranh hiện đại và phần lớn kỹ thuật quốc phòng của họ là những kỹ thuật lỗi thời của Tây phương hay mua được của Nga là những thứ đã không có những đột phá kỹ thuật trong hơn 20 năm qua.
Dùng hỏa tiễn tầm xa tấn công hạm đội Mỹ chẳng khác nào chào đón những đòn vũ bảo giáng xuống các mục tiêu trong nội địa Trung quốc.
Về việc Hoa kỳ phân chia quyền lực bình đẳng với Trung quốc, tại sao Mỹ phải tạo ra "khoảng cách chiến lược" cho Trung quốc như lời ông Paul Keating, cựu thủ tướng Úc? Điều muốn ám chỉ ở đây là gì? Giao hẳn toàn bộ Biển Đông cho Trung quốc hay ảnh hưởng trong vùng Đông Nam Á hay để Trung quốc tự do đe dọa Nhật?
Thực tế thì sự chọn lựa đồng minh trong vùng đã dẫn đến việc Trung quốc chẳng có người bạn nào đúng nghĩa ngoại trừ Pakistan và Bắc Hàn.
Vì sự hung hãn của Trung quốc dẫn đến việc hầu như những quốc gia quan trọng trong vùng đều tiến gần hơn với Hoa kỳ. Khi bộ trưởng ngoại giao Trung quốc hăm dọa các thành viên ASEAN bằng tuyên bố: "Trung quốc là một đại cường và những nước khác là tiểu quốc", hắn ta hành xử như một tên đầu gấu. Vì thế, chẳng lạ gì khi Trung quốc chỉ có một vùng rất nhỏ làm khoảng trống chiến lược.
Hơn nữa những câu hỏi về nhân quyền và ý kiến như của hai ông Keating và White, cho rằng có sự tương đồng về giá trị đạo đức của Hoa kỳ và Trung quốc. Cả hai có vẻ như muốn ám chỉ rằng vì đảng cộng sản Trung quốc đã mang hàng triệu người ra khỏi nghèo đói thì điều đó có nghĩa rằng bù đắp được cho những vi phạm nhân quyền tàn tệ của họ. Hãy lưu ý rằng chính đảng cộng sản Trung quốc có trách nhiệm đề ra Bước Đại Nhảy Vọt và Cuộc Cách mang Văn hóa khiến cho hơn 30 triệu công dân của họ phải chết.
Gần đây, cũng chính đảng cộng sản Trung quốc dùng xe tăng cán sinh viên biểu tình ở quãng trường Thiên An Môn. Chẳng đời nào Hoa thịnh đốn lại chấp nhận giá trị đạo đức của họ tương đồng với giá trị đạo đức của chế độ cộng sản này.
Sau cùng, đề nghị của ông White về một Á châu Hài hòa trong đó Trung quốc và Hoa kỳ phân chia quyền lực sẽ như thế nào? Như ông ta đã mặc nhiên thừa nhận, việc này sẽ dẫn đến nguy cơ an ninh của những quốc gia có sức mạnh bậc trung và nhỏ sẽ phải bị hy sinh.
Hãy nhớ rằng một Âu châu Hài hòa vào thế kỷ 19 đã dẫn đến quốc gia bậc trung như Ba lan hoặc đã biến mất hay lãnh thổ bị cắt xén. Vậy thì ở đây, ông White muốn những quốc gia như Việt nam chẳng hạn, sẽ ra sao? Hơn nữa, một Âu châu Hài hòa có thể hữu hiệu vì họ có chung một nền văn hóa Tây phương là điều hiện tại không hiện hữu tại Á châu.
Thực tế thì tình trạng giữa Hoa kỳ và Trung quốc chẳng có nguy hiểm gì như điều ông Keating và White nói.
Sự ngăn ngừa chiến tranh vì võ khí nguyên tử và sự độc lập kinh tế gia tăng sẽ như là chân thắng ngăn cản những phiêu lưu quân sự từ hai phía.
Hơn nữa như cựu đại sứ Úc tại Trung quốc ông Geoff Raby đã chỉ ra, Trung quốc đang lệ thuộc rất lớn vào thị trường ngoại quốc và trên thực tế họ đang phải tự chế ngự.
Trong khi đó, Trung quốc phải tự điều chỉnh để chấp nhận thực tế là Hoa kỳ đang tái chú trọng đến khu vực chúng ta đang sống sau khi vắng mặt trong thập niên vừa qua vì tình trạng tại Trung Đông. Bắc kinh sẽ không còn tự tung tự tác đơn phương vung chưởng để bày tỏ sức mạnh của họ trong vùng.
Một thực thể có thể xảy ra sẽ không phải là một Á châu Hài hòa khuôn mẫu mà là một hỗn hợp giữa sự cân bằng quyền lực cố hữu và sự kiềm chế từ hai phía.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"