pleikly
Đoạn kế tiếp được bà viết số thứ tự từ 1 đến 5 để nhấn mạnh từng
ý.
Ý đầu tiên bà Liêng cho biết nhà cầm quyền đang gây áp lực trên bà đến
mức họ sợ bà sẽ tự sát. Họ cố ghép bà vào tình trạng bệnh tâm thần. Theo
bà mục đích của việc gán ghép này này để cướp đoạt đất đai của gia đình
bà mà không đền bù. Bà nhận định qua việc ghép bà bệnh thần kinh này
thì họ (nhà cầm quyền) làm gì mà chẳng được !
VRNs (20.08.2012) – Sài Gòn – Người nhà của blogger Điếu Cày
cho biết: “Hôm thăm nuôi, 16.08.2012, vừa gặp người nhà, ông Hải đã hỏi
‘có chuyện gì xảy ra cho Mẹ của Tạ Phong Tần?’ – ‘Sao ba biết’ – ‘Hai
ngày qua cô Tần la khóc và kêu gào rất to’ – người nhà của ông Hải cho
biết ‘bà bị chết không biết rõ nguyên nhân, bị cháy đen. Để mang xác bà
về an táng, công an bắt phải ký cam kết không khiếu nại và xác nhận bà
tự nhiên tự thiêu’ – Tức khắc quản giáo buộc ông Hải đứng lên và không
cho người nhà thăm nữa, mặc dù chỉ mới 10 phút. Thông thường cuộc thăm
sẽ kéo dài 30 phút”.
Ngay sau khi an táng bà Đặng Thị Kim Liêng xong, nhà cầm quyền đã đến
yêu cầu các con bà phải nộp hết tiền phúng điếu lại cho họ, với lý do
phải làm như vậy cho cô Tần nhẹ tội. Gia đình đã dứt khoát từ chối yêu
cầu và hăm doạ phi pháp đó.
Sau đó, nhà cầm quyền xúi giục các em trai của cô Tạ Phong Tần đến
đòi hai cô em gái phải chia tiền phúng điếu, tạo ra xung đột gia đình,
nhưng may mắn, anh chị em đã kịp nhận ra sự tàn ác của nhà cầm quyền,
nên đã ngưng, không căng thẳng chuyện đó nữa, mà cùng nhau lo cho mẹ
những việc còn lại.
Đe doạ không xong, xúi không được, công an lại nói với một người con
trai khác rằng cô Tần hiện có mấy chục ngàn đô-la để trong ngân hàng,
lên Sài Gòn lấy. Trước khi đi, người con này đã liên lạc bằng điện thoại
với bà Dương Thị Tân, một người đã cho cô Tạ Phong Tần ở nhờ nhà trong
nhiều năm. Bà Tân cho biết: “Chị của cậu có mấy ngàn đô để ở nhà cô
Nghệ, công an đến kiểm tra đã lấy hết. Hai chiếc xe gắn máy công an cũng
lấy. Các giấy tờ, kể cả chứng minh nhân dân, công an cũng lấy. Cậu xem
lại những giấy gởi tiền của cô Tần gởi về cho Mẹ đều mang tên tôi –
Dương Thị Tân”.
Thế là người con biết mình tiếp tục bị nhà cầm quyền lừa.
Chúng tôi vừa nhận được những trang bút tích của bà Đặng Thị kim
Liêng, do các con của bà vừa thu thập lại được. Số lượng các trang ghi
chép của bà rất nhiều, vì bà là một người thích viết nhật ký và hay làm
thơ, nhưng cho đến nay, VRNs chỉ mới nhận được 9 (chín) trang. Chúng tôi
sẽ công bố trọn vẹn 9 trang này với những nhận định ban đầu, để dư luận
được rõ.
Hôm nay chúng tôi công bố 3 (ba) trang đầu tiên được bà viết ngày 15.09.2011.
Đây là ba trang viết, bà Liêng không ghi gởi cho ai, tuy văn phong
theo lối viết thư kể chuyện gia đình. Qua đoạn đầu của những ghi chép
này, người đọc dễ dàng nhận ra, ba trang viết này, bà Liêng viết để cô
Tạ Phong Tần đọc sau này.
Đoạn đầu bà kể lại chuyện hai viên công an ở Sài Gòn xuống ép bà viết
thư cho cô Tạ Phong Tần. Bà trân trọng gọi những viên an ninh này là
“bác”. Trong các trang viết bà kể công an không đồng ý nội dung thư bà
viết, theo đề nghị của ông công an tên Tuấn, nên ông Tùng, một viên công
an khác đọc cho bà viết thư cho cô Tần theo ý công an.
Bà phiền trách con “khờ dại”, không lo trả ơn mẹ mà làm mẹ buồn lòng, vì từ ngày cô Tần dấn thân cho công lý và sự thật thì bà và các em cô Tần đi đâu, làm gì cũng bị theo dõi, họ gây áp lực không giải quyết việc đất đai, nhà cửa cho gia đình, đe doạ đuổi gia đình bà ra khỏi nhà.
Bà phiền trách con “khờ dại”, không lo trả ơn mẹ mà làm mẹ buồn lòng, vì từ ngày cô Tần dấn thân cho công lý và sự thật thì bà và các em cô Tần đi đâu, làm gì cũng bị theo dõi, họ gây áp lực không giải quyết việc đất đai, nhà cửa cho gia đình, đe doạ đuổi gia đình bà ra khỏi nhà.
VRNs xin cung cấp thêm vài thông tin có thể giúp quý độc giả hiểu rõ lời trách móc này thực chất như thế nào.
Vào dịp giáp cuối năm âm lịch vừa qua, bà Liêng nói với VRNs: “Con
Tần nó dại, nó làm đơn khiếu kiện giúp người ta, rồi chúng ghét”. Chúng
tôi hỏi, nhưng bà thấy đó là việc làm đúng hay sai? Bà trả lời ngay:
“Đúng chớ !”
Rồi bà Liêng hỏi: “Quý vị có biết tại sao nó tên là Tạ Phong Tần
không?” Thấy không ai trả lời được, bà nói tiếp: “Lúc mang thai nó, tôi
đọc tiểu thuyết thấy nhân vật Phong Tần sao mà phong lưu và tốt bụng,
nên khi sanh ra là tui đặt nó là Tạ Phong Tần. Bây giờ nó đúng vậy”.
Đoạn kế tiếp được bà viết số thứ tự từ 1 đến 5 để nhấn mạnh từng ý.
Ý đầu tiên bà Liêng cho biết nhà cầm quyền đang gây áp lực trên bà đến mức họ sợ bà sẽ tự sát. Họ cố ghép bà vào tình trạng bệnh tâm thần. Theo bà mục đích của việc gán ghép này này để cướp đoạt đất đai của gia đình bà mà không đền bù. Bà nhận định qua việc ghép bà bệnh thần kinh này thì họ (nhà cầm quyền) làm gì mà chẳng được !
Ý đầu tiên bà Liêng cho biết nhà cầm quyền đang gây áp lực trên bà đến mức họ sợ bà sẽ tự sát. Họ cố ghép bà vào tình trạng bệnh tâm thần. Theo bà mục đích của việc gán ghép này này để cướp đoạt đất đai của gia đình bà mà không đền bù. Bà nhận định qua việc ghép bà bệnh thần kinh này thì họ (nhà cầm quyền) làm gì mà chẳng được !
Các ý sau, bà kể việc nhà cầm quyền giả bộ đi đo đất đo đường, nhưng
thực chất là lấy cớ để hợp thức hoá đất của bà cho những gia đình chung
quanh và tịch thu đất của gia đình bà làm đất công. Bà còn chỉ ra thủ
đoạn làm giấy giả để cướp chữ ký của dân, đánh lừa dân mất đất.
Sau đây là nguyên văn ba trang viết này:
Chúng tôi cố gắng đánh máy lại ba trang viết này để quý vị dễ đọc
hơn, nhưng đây chỉ là bản tham khảo, chứ bản gốc vẫn là những trang bút
tích ở trên:
“Thứ năm ngày 15 tháng 9 – 2011
Viết thư cho con theo đề nghị của bác Tuấn, công an.
- Lời thư của mẹ không được chấp nhận, bác Tùng bảo phải sửa lại theo ý bác, và bác đọc cho mẹ viết.
- Con đã làm nên tội gì mà mẹ và các em con đều bị theo dõi, nhà cửa
người ta làm giấy tờ hết rồi, không biết ngày nào đuổi đi đây?
- Con khờ dại quá. Công mẹ nuôi dạy con không đền đáp làm cho mẹ buồn phiền
Hôm trước mẹ không làm sổ đỏ nữa, nó tức lên – nói ra rằng bà bán cho
người ta rồi – còn làm gì nữa. Nó muốn gạt mẹ ký thôi, như gạt con Hân
lần trước ký mẫu để lấy chữ ký – nó ham cái nhà mình lắm, muốn chạy ra
sau xem đất coi còn bao nhiêu mét để làm sổ luôn ăn của nhà nước và
thằng Thi.
1. bọn nó sợ mẹ tức tự sát, nó muốn lấy chứng từ là mẹ bị điên, chứng
này mẹ đâu có khác được, tự nhiên ghi mẹ bị bệnh thần kinh – thì thấy
ghê quá, cố tình lấy nhà chúng ta, bằng cách ta không có đồng xu.
Tôi đi bệnh viện mà nó còn hãm hại được. Con nghĩ xem nó làm gì không được. Thôi nó lấy thì để nó lấy đi, không ký đở tức.
Nếu chính thức thì không đúng luật pháp, phải làm lương lẹo, gian
lận, gạt bà già ký bỏ 15m50 ở sau – trước 15 m nhà còn dùng, sau đó làm
sổ đỏ cho nó 15m50, rồi làm tờ kê khai đất 14m60, gạt con Hân ký để lấy
chữ ký hợp thức hoá hồ sơ cho con Dung vì tôi không chịu ký.
2. Giả vờ xuống đo – chạy ra sau xem nhà để coi đất phía sau, để làm luôn đất của nhà nước.
3. Chạy xuống trường đưa máy ghi âm vào miệng tôi hỏi “sau vụ này rồi cô về Sài Gòn hả?”
4. Con nhỏ em gái Thuận và Thuận ghi âm tôi nói chuyện – nó hỏi về Sài Gòn ở đi.
Bây giờ giấy tờ đó nói là trên tỉnh xuống đo làm sổ đỏ (mà chỉ đo nhà
Dũng + bà Suon goá với đo đường – trong khi đã đo xong đợt trước, giả
vờ đo thêm hơn – trong khi ai cũng có sổ, vì nó ngỡ tôi muốn làm sổ đỏ
quá, nên gạt chơi.
5. Nhà bà Thêu làm sổ đỏ cho Tín, tại sao trong sổ đỏ lại ghi – Bùi Thị Đào?
Quả là cao tay + cộng mưu sĩ – làm miếng giấy lộn giả vờ ghi tên tôi, nhưng đâu có đo đạc gì đâu, có ghi dài dòng gì đâu”.
Nếu quý vị muốn trao đổi về vấn đề này, xin vui lòng vào đây cho ý kiến trực tiếp.
VRNs sẽ tiếp tục công bố các trang còn lại trong những ngày tới.
PV.VRNs