Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Nguyễn Ngọc Già chuyển ngữ
Nguyễn Ngọc Già chuyển ngữ
Lời nói đầu:
Tác phẩm "Anger" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh ra đời vào tháng 9 năm
2001 và tái bản ngay trong năm 2002, tác phẩm này được xuất bản bằng
tiếng Anh do Riverhead Books - trụ sở tại NewYork chịu trách nhiệm. Tác
phẩm "Anger" được xếp loại "National Bestseller" ngay khi vừa ra đời.
Tác phẩm gồm 221 trang với 11 phần chính và 4 phụ lục.
Nhân câu chuyện Đại Đức Thích Tâm Mẫn phát nguyện vì "Quốc Thái Dân An" với phương thức "nhất bộ nhất bái" đang gây chú ý đặc biệt trong dư luận suốt 3 năm qua, mà những người bám theo Ngài (chưa rõ nhân thân của họ) dường như đang cố tình bóp méo và bôi nhọ hình ảnh của Ngài Thích Tâm Mẫn nói riêng và Tôn giáo nói chung.
Góp thêm tiếng nói cho Tôn giáo đang bị chèn ép ngày một nặng nề, phần dịch nhỏ dưới đây nhằm cung cấp cho bạn đọc thêm một góc nhìn làm sao để giải quyết Tam Độc: "Tham, Sân, Si" dưới cách lý giải của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.
Nhân câu chuyện Đại Đức Thích Tâm Mẫn phát nguyện vì "Quốc Thái Dân An" với phương thức "nhất bộ nhất bái" đang gây chú ý đặc biệt trong dư luận suốt 3 năm qua, mà những người bám theo Ngài (chưa rõ nhân thân của họ) dường như đang cố tình bóp méo và bôi nhọ hình ảnh của Ngài Thích Tâm Mẫn nói riêng và Tôn giáo nói chung.
Góp thêm tiếng nói cho Tôn giáo đang bị chèn ép ngày một nặng nề, phần dịch nhỏ dưới đây nhằm cung cấp cho bạn đọc thêm một góc nhìn làm sao để giải quyết Tam Độc: "Tham, Sân, Si" dưới cách lý giải của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.
Phần II: Hãy thổi tắt ngọn lửa giận dữ trong chúng ta.
Cứu lấy ngôi nhà của bạn.
Khi ai đó nói hay làm một việc gì khiến chúng ta nổi giận, chúng ta
sẽ thấy đau khổ. Chúng ta có xu hướng sử dụng lời nói hay hành động đáp
trả để làm người đó cũng đau khổ, bằng cách đó, chúng ta hy vọng mình sẽ
bớt đi một phần đau khổ. Chúng ta cho rằng: "Tôi muốn trừng phạt anh,
tôi muốn làm anh đau đớn bởi vì anh đã làm như thế đối với tôi. Tôi sẽ
cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi thấy anh đau đớn thật nhiều".
Nhiều người trong chúng ta có ý muốn hành xử như một đứa trẻ. Thực tế
cho chúng ta thấy, khi bạn làm người khác đau khổ, người đó sẽ cố làm
cho bạn phải chịu đau khổ nhiều hơn để họ thấy thỏa thuê. Kết quả là một
sự leo thang của nỗi đau khổ cho cả hai phía. Cả hai phía cần được giúp
đỡ và yêu thương. Không bên nào cần đến sự trừng phạt.
Khi bạn giận dữ, hãy quay về với chính mình và quan tâm sâu sắc đến
nỗi giận dữ của bạn. Vậy, khi ai đó làm bạn đau khổ, hãy làm như thế,
hãy chăm sóc cẩn trọng nổi giận đang bốc lên trong bạn. Đừng nói cũng
đừng làm bất cứ điều gì. Bất cứ điều gì mà bạn thốt ra hay hành xử trong
trạng thái giận dữ có thể gây ra tổn thương thêm cho mối quan hệ của
bạn.
Phần lớn chúng ta không làm thế. Chúng ta không muốn quay trở về với lòng mình. Chúng ta muốn đuổi theo người đó để trừng phạt.
Bạn nghĩ xem, nếu ngôi nhà bạn đang cháy, điều khẩn cấp nhất nên làm
là trở về ngay và cố hết sức để dập tắt ngọn lửa, thay vì chạy theo
người mà bạn cho rằng hắn chính là thủ phạm. Nếu bạn chỉ lo chạy theo để
tóm kẻ mà bạn nghi ngờ phóng hỏa, lúc đó nhà bạn đã cháy tiêu rồi. Đó
không phải là cách khôn ngoan. Bạn nên quay về dập lửa. Vì thế, khi bạn
giận dữ, nếu bạn tiếp tục đôi co, cãi cọ, nếu bạn cố làm sao để trừng
phạt họ, tức là bạn đang hành xử như người có ngôi nhà bị cháy, trong đó
mọi thứ tài sản của bạn đã bị ngọn lửa thiêu hết.
Công cụ để làm dịu ngọn lửa
Đức Phật đã cho chúng ta những dụng cụ hiệu quả để dập tắt lửa lòng:
phương pháp hít thở đầy ý thức, phương pháp đi bộ đầy ý thức, phương
pháp ôm ấp nổi giận dữ, phương pháp nhìn nhận bản ngã của mình cũng như
bản ngã của người khác để nhận rõ rằng họ đau khổ nhiều và cần sự giúp
đỡ. Những phương pháp này rất thực tế và chúng được Thiện Tâm chỉ bảo
trực tiếp.
Hít sâu vào trong tâm trạng tỉnh táo để biết rằng không khí đang nhẹ
nhàng đi vào cơ thể ta và thở ra với tâm trạng như thế cũng là để biết
rõ cơ thể ta đang trao đổi không khí. Hãy tiếp xúc chặt chẽ với không
khí và với thân thể bạn và bởi vì đầu óc bạn đang chú tâm vào tất cả
những điều ấy, nghĩa là bạn đang liên hệ với tâm trí mình. Điều đó chỉ
cần một hơi thở tỉnh táo là có thể trở về liên hệ với bản thân mình và
mọi việc quanh mình và ba hơi hít thở tỉnh táo nhằm để duy trì mối liên
hệ đó.
Bất cứ khi nào bạn không đứng, không ngồi hay không nằm nghĩa là bạn
đang đi. Nhưng, bạn đi đâu? Bạn đã đến rồi. Với một bước chân, bạn có
thể đến trong giây phút hiện hữu, bạn có thể bước vào trong vùng đất
thuần khiết hay bước vào trong một vương quốc của lòng từ bi. Khi bạn
đang nhẹ bước từ phía này đến phía kia căn phòng hay từ tòa nhà này sang
tòa nhà khác đó là ý thức liên hệ của bước chân bạn với mặt đất và với
không khí như là nó bước vào cơ thể bạn. Nó giúp bạn khám phá bạn có thể
tạo ra bao nhiêu bước một cách thoải mái trong suốt quá trình hít thở.
Khi bạn hít vào, bạn hãy nói "vào", khi bạn thở ra, bạn hãy nói "ra".
Đấy là bạn đang thực tập "walking meditation"(di thiền). Đó là một bài
tập khả thi liên tục và để có khả năng chuyển hóa cuộc sống hàng ngày
của chúng ta.
Nhiều người thích đọc sách nói về truyền thống tâm linh khác nhau hay
thực hành nghi lễ nhưng không muốn thực hành những bài giảng của họ
thật nhiều. Những bài giảng có thể chuyển hóa chúng ta điều mà tôn giáo
hay truyền thống tâm linh mà chúng ta thuộc về đó mà không tạo ra một
chút rắc rối nào cả, nếu chúng ta quyết chí thực hành. Chúng ta sẽ
chuyển hóa từ một biển lửa trở thành một hồ nước trong lành. Nó không
chỉ làm chúng ta dừng đau khổ mà còn giúp chúng ta trở thành một nguồn
vui sướng và hạnh phúc cho tất cả mọi người quanh ta.
Khi chúng ta giận dữ chúng ta trông giống cái gì?
Bất kỳ khi nào cơn giận dữ bùng phát, hãy lấy một cái gương và nhìn
vào đấy. Khi bạn giận dữ, bạn không đẹp cũng chẳng lịch lãm. Hàng trăm
cơ mặt của bạn trở nên rất căng thẳng. Khuôn mặt bạn trông như một quả
bom sẵn sàng phát nổ. Hãy nhìn kỹ một ai đang giận dữ, nó cũng như thế.
Khi bạn thấy sự căng thẳng trong họ, bạn sẽ trở nên e ngại. Quả bom
trong họ có thể phát nổ vào bất cứ giây phút nào. Vì vậy, tự nhìn mình
trong giây phút giận dữ là điều rất hữu ích. Đó trở thành tiếng chuông
đánh thức sự minh mẫn. Khi bạn tự nhìn mình như thế, bạn được khuyến
khích làm một điều gì đó để thay đổi nó. Bạn biết nên làm gì để trông
khá hơn. Bạn không cần bất cứ loại mỹ phẩm nào cả. Bạn chỉ cần hít thở
một cách nhẹ nhàng, bình thản và cố mỉm cười trong tâm trạng tỉnh táo.
Nếu bạn có thể làm điều đó một hay hai lần, bạn sẽ trông khá hơn nhiều.
Chỉ cần nhìn vào trong gương, hít và thở bình tĩnh cũng như mỉm cười,
bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm.
Giận dữ là một hiện tượng thuộc về thần kinh và tâm lý, nhưng nó gắn
kết thật gần với các yếu tố sinh học và hóa sinh. Giận dữ làm mọi cơ bắp
bạn căng thẳng, nhưng khi bạn biết mỉm cười ra sao, bạn bắt đầu thư
giãn và nỗi giận dữ sẽ giảm đi. Nụ cười cho phép năng lượng tỉnh táo tự
sinh ra trong bạn, giúp bạn hóa giải nỗi giận dữ của mình.
Ngày xưa, những nô tì của vua và hoàng hậu luôn phải mang một chiếc
gương, bởi vì bất cứ ai phải hiện diện trước hoàng đế, họ phải thật hoàn
mỹ với ve bề ngoài của họ. Vì vậy, đối với những nghi thức quan trọng
hàng ngày, người ta thường mang theo một cái túi nhỏ trong có chứa một
chiếc gương soi. Hãy thử xem.(*). Mang một chiếc gương nhỏ và nhìn vào
khi mà trạng thái bạn đang diễn ra. Sau khi bạn đã hít thở vài phút, tự
mỉm cười, sự căng thẳng sẽ biến đi và bạn đạt được một ít niềm khuây
khỏa.
Nguyễn Ngọc Già chuyển ngữ và giới thiệu
_______________
_______________
Tham khảo bản tiếng Anh:
(*) Riêng người chuyển ngữ đề nghị, nếu độc giả nào thấy hữu lý, có
thể dùng iphone (hay cellphone) thay cho gương cũng tiện và không vướng
bận gì.
Những phương pháp nói trên dễ làm và giản dị, tôi đã thử và có một
ít tác dụng. Cái khó khăn nhất đối với lời khuyên của Thiền Sư Thích
Nhất Hạnh là làm sao giữ được lòng thanh tịnh và nhẹ nhàng giữa hỗn mang
trong những ngày gần đây tại Việt Nam? Dù sao cũng thật bình tâm để
chuyển đến bạn đọc cùng tham khảo.