Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Những nét chính của cấu trúc xã hội Hoa kỳ (hay là: nơi mà ở đấy người ta thấy an toàn nhất trước Bush)

Scot W. Stevenson
Bằng, bạn đọc Dân Luận chuyển ngữ

Nhiều năm nay tác giả bài viết này đã phải nghe không ít những lời phân trần của các đồng bào của mình, rằng không thể đi du lịch hoặc chuyển sang sinh sống ở Hoa Kỳ bởi vì nơi đó Bush đang nắm quyền. Riêng cái chính cái điều ngược lại, rằng không nơi đâu trên thế giới này người ta lại thấy an toàn trước một ngài tổng thống như ở Hoa kỳ đã đủ nói lên tất cả. Những người chỉ trích Bush ít nhất cũng thừa biết, ảnh hưởng của Bush cũng như toàn bộ bộ sậu của ông ta đến chính sách đối nội của Hoa kỳ ít ỏi ra sao.
Để lấp đẩy lỗ hổng hiểu biết này, hôm nay chúng ta sẽ bàn về cấu trúc cơ bản, có nghĩa là cấu trúc thô của xã hội Hoa kỳ. Chí ít thì ngành công nghiệp du lịch có lẽ cũng sẽ phấn khởi về việc này.
Chỉ cái tên "Hợp chủng quốc Hoa Kỳ" cũng đã nói lên được nội dung của nó: Đấy là những nhà nước độc lập, tự chủ chỉ chuyển nhượng một số ít nhiệm vụ cho cấu trúc thượng tầng. Số nhiệm vụ này ít ỏi đến nỗi Hoa kỳ chẳng có lấy một bộ trưởng nội vụ (thực tế cũng có một Secretary of the Interior, nhưng ông ta chủ yếu chỉ chịu trách nhiệm về các vườn quốc gia và về các mối quan hệ đối với người da đỏ). Nói một cách nôm na có nghĩa là Liên bang chuyên lo về đối ngoại và một vài việc có liên đới tới các Bang, phần còn lại là công việc của các Bang, đặc biệt là những sự vụ có liên quan đến đời sống thường nhật của người dân.

Và đó cũng chỉ là một cách diễn tả sơ lược, bởi vì trong 220 năm qua ranh giới trách nhiệm tại nhiều điểm đã không còn rõ nét. Đặc biệt là kể từ khi cuộc nội chiến xảy ra ảnh hưởng của Liên bang ngày càng lớn lên- nhưng điều này ta sẽ nói về sau, cũng như về những thay đổi trong bối cảnh của New Deal. Tuy nhiên hiểu một cách nôm na, như vậy cũng tạm đủ tại đây.
Mỗi một trong số 50 bang đều có "quyền tự chủ về những điều còn lại". Chúng có riêng lục quân và không quân (đội cận vệ quốc gia), có hệ thống tư pháp riêng biệt hoàn chỉnh, có chính sách thuế riêng không liên quan tới Liên bang, có quyền tự định đoạt, ai được phép uống rượu và ai được phép cưới xin. Chúng chịu trách nhiệm đối với công việc giáo dục đào tạo và y tế - chẳng hạn như Massachusett vừa mới đưa ra luật bảo hiểm y tế bắt buộc. Ngay cả đối với bảo hiểm y tế trong phạm vị Liên bang cho những người nghèo, Medicaid, các Bang cũng tự quyết định lấy ai là người được hưởng bảo hiểm này. Ngược lại, chuyện chăm lo về già, an sinh xã hội là công việc của Liên bang.
Thậm chí việc đổi giờ mùa hè cũng là việc của các Bang. Arizona chẳng hạn, tại đó không có chuyện đổi giờ với lý do, rằng mọi người ở đây ai cũng đã hưởng thừa thãi ánh sáng mặt trời. Điều thú vị là người Navajo, lãnh thổ của họ phần lớn thuộc vào Arizona thế nhưng lại không theo quy định này, bởi vậy có một phần của Arizona đổi giờ vào mùa hè. Thế nhưng cũng không phải toàn bộ phần đó là như vậy: trong lãnh thổ của người Navajo có bộ tộc Hopi, và vùng của họ không đổi giờ vào mùa hè. Chỉ chuyện này cũng cho thấy hai bộ lạc đó chẳng thích gì nhau, nhưng đấy lại là đề tài cho một bài viết khác.
Chúng ta có thể tìm hiều vấn đề chủ quyền từ một hướng khác. Ở Hoa kỳ không có cơ quan trình báo cứ trú, không có thẻ căn cước có giá trị cho toàn bộ hợp chúng quốc [HCQ], không có bằng lái xe có giá trị cho toàn bộ HCQ và cũng không có bộ luật Liên bang giống như chúng ta ở Đức thường biết tới. Hệ thống luật pháp của HCQ tách rời với hệ thống luật pháp của từng Bang. Thuế xăng dầu, thuốc lá, rượu bia khác nhau tùy thuộc các Bang, thậm chí trong một Bang địa phương này khác với địa phương kia. Chính quyền Liên bang không thể tăng mức thuế giá trị gia tăng, bởi vì sales tax cũng giống như các loại thuế khác được hình thành từ phần của Liên bang và phần của địa phương.
Như vậy Hoa kỳ giống như vị thần hai mặt Janus: Liên bang là bộ mặt ngoảnh ra phía ngoài, còn các Bang là bộ mặt ngoảnh về bên trong. Hai bộ mặt này kiểm soát lẫn nhau: Liên bang có trách nhiệm chăm lo sao cho không có Bang nào bị Bang khác tấn công hoặc không có Bang nào tự nhiên tuyên bố thành lập chính thể độc tài. Các Bang cùng nhau có trách nhiệm giữ sao cho Liên bang không trở nên thái quá. Bởi vậy trong Federalist Papers, Hoa Kỳ được gọi là một nền Cộng hòa hợp thành (compound republic).
Và như thế luật của Bang và của địa phương ở Hoa kỳ không giống và chúng quan trọng hơn là ở Đức, nơi tại đó phần lớn các vấn đề chủ chốt đều được quyết định ở cấp Liên bang. Đối với người Châu Âu để hình dung được vấn đề có lẽ đơn giản nhất là không nên coi Hoa kỳ tương đương với Đức mà coi nó giống như là Liên Hiệp Châu Âu, chỉ có điều khác là Brussel can thiệp ngày càng nhiều vào đời sống thường nhật của người dân hơn là Washington. Cách nhìn này cũng đúng với quan niệm của người Mỹ về chính quyền Liên bang của họ: Đó là nơi phung phí tiền bạc, ăn bám, là cội nguồn của quan liêu, nơi các thành viên của nó chỉ chăm lo cho túi của riêng mình.
Một khi ta hiểu được, chính phủ Mỹ không có mấy quyền hạn đối với chính đất nước của mình khi đó nhiều vấn đề khác sẽ trở nên dễ hiểu hơn:
Nếu một khi Bush nói sẽ giảm thuế, điều đó có nghĩa là chỉ áp dụng cho thuế của Liên bang, chứ không phải toàn bộ thuế. Điều này gần giống như việc EU giải thích rằng nó không sử dụng hết được lượng tiền lớn nên sẽ trả lại cho các quốc gia thành viên. Mặc dù vậy Bang và địa phương vẫn tiếp tục đánh thuế vào những thứ mà họ nghĩ rằng họ cần. Những ai ngạc nhiên rằng tại sao nhiều công dân Hoa kỳ không mấy tin tưởng vào bảo hiểm y tế phổ quát toàn quốc gia cũng nên tự hỏi, cái gì sẽ xảy ra nếu như EU muốn thay thế toàn bộ các loại bảo hiểm của các quốc gia bởi các bảo hiểm được chỉ đạo tập trung bởi Brussel.
Sự phân công trách nhiệm giữa Liên bang và các Bang luôn là sự tranh cãi lớn giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Đảng Dân chủ muốn nhiều trách nhiệm - đặc biệt là thuộc về lĩnh vực xã hội - nên giao cho Liên bang, trong khi đó đảng Cộng hòa muốn để chúng lại cho các Bang. Tiếp tục với ví dụ về EU, ta có thể coi như đảng Dân chủ muốn các quyết định được tiến hành ở Brussel chứ không phải ở Berlin còn đảng Cộng hòa thì bảo vệ quyền tự chủ của các nước thành viên. Đó cũng chính là lý do tại sao nhiều người Mỹ bầu cho đảng Cộng hòa: Có thể coi họ như là những thành phần của Hoa kỳ hoài nghi đồng Euro.
Do bởi phần lớn giới báo chí Đức không hiểu sự phân công trách nhiệm giứa Liên bang và Bang ở Hoa kỳ, cho nên họ đã hiểu sai và coi những người của đảng Cộng hòa là những tên tư bản cực đoan tàn nhẫn, tìm mọi cách để xóa bỏ mọi thành quả về mặt xã hội. Thực ra phần lớn sự việc chỉ xoay quanh vấn đề, liệu các nhiệm vụ nào đó nên để cho Liên bang làm hay tốt hơn là nên để lại cho các Bang. Sự tranh cãi diễn ra quyết liệt dưới nhiều hình thức khác nhau đã có ngay từ khi Hoa kỳ được thành lập, như trong Federalist Papers đã cho thấy. Đó là vấn đề của mọi chính thể liên bang: tương tự như các vấn đề nước Đức hiện nay phải giải quyết trong việc cải cách chính thể liên bang.
Vấn đề giải thích đến đây như vậy là tạm ổn. Tuy nhiên đáng tiếc rằng tình cảnh ở Hoa kỳ thực ra còn phức tạp hơn nhiều.
Các chính quyền địa phương tại các Bang đều có một mức độ tự chủ nhất định, điều mà ở Châu Âu kể từ khi có nhà nước thành phố tại Hy lạp đến giờ không còn thấy nữa. Các chính quyền địa phương này cũng tự định các loại thuế, họ có thể thay đổi luật giao thông, thậm chí có quyền ra luật về mã hóa đối với WiFi. Như thế nào là Pornographie cộng đồng sẽ phán xét dựa theo "Miller Test" [phép thử Miller]. Một cơ quan kiểm duyệt trung ương - xin lỗi, cục thẩm định - giống như cơ quan thẩm định liên bang của Đức không hề có. Cảnh sát [Sheriff] của các quận, huyện, thành do dân chúng lựa chọn trực tiếp. Mỗi một thành phố thành lập riêng cho mình một cơ quan cảnh sát, quyền hạn của nó được kết thúc tại biên giới của thành phố và chỉ chịu sự điều khiển của chính quyền thành phố. Ở Hoa kỳ có tới hàng trăm đạo luật về vũ khí, bởi chính quyền liên bang theo như Second Amendment không được phép tham gia vào lĩnh vực này.
Việc coi Hoa kỳ chỉ là một nhà nước như vậy thực ra đã là sai. Đất nước này thực tế không phải là tập hợp của 50 bang, mà là tập hợp của 3600 huyện, thành [đơn vị hành chính]. Ngoài ra còn có hơn 560 vùng tự quản của người da đỏ gọi là sovereign dometic nations. Nếu tỉ mỉ hơn người ta còn phải tính đến các khu vực hành chính đặc biệt như các khu trường học và các đại học, tất cả chúng đều có một mức độ tự chủ nhất định. Như vậy cuối cùng ta sẽ có khoảng 85000 đơn vị hành chính - chúng ít nhiều đều độc lập, đối với bên ngoài là một khối khép kín. Người Mỹ bình thường sẽ đặc biệt được lưu ý tới một tính chất của các khối này: tất cả chúng đều muốn lấy tiền của anh ta. Phần lớn thuế của chúng đặt ra là thuế trực tiếp và cho một mục đích cụ thể.
Còn một điều đặc biệt nữa, đó là: Ở Hoa kỳ một nền Dân chủ đại diện chỉ có ở cấp bậc cao nhất.
Càng đi xuống phía dưới sẽ càng thấy xuất hiện những yếu tố của nền Dân chủ trực tiếp - ví dụ như việc trưng cầu dân ý, giống như ở Thụy sĩ. Ở đây ngay cả những vấn đề như xóa bỏ thuế thu nhập của một Bang hoặc việc hoàn thiện hệ thống giao thông địa phương cũng rất thích được đem ra trưng cầu dân ý. Do bởi các chức vụ chính quyền ỏ Hoa kỳ hầu như luôn được quyết định qua việc bỏ phiếu trực tiếp - trường hợp ngoại lệ lớn nhất là việc bầu cử tổng thống - cho nên người dân có tác động rất lớn vào những việc liên quan trực tiếp tới cuộc sống của họ.
Bây giờ đã đến lúc ta có thể trả lời được câu hỏi mà người dân châu Âu cứ bốn năm một lần lại trăn trở: Tại sao có nhiều công dân Hoa kỳ dường như chẳng quan tâm gì tới việc ai là Tổng thống. Số lượng tham gia bầu cử Tổng thống quả thật thường rất thấp so với các cuộc bầu cử khác. Lý do không phải người Mỹ không quan tâm tới chính trị mà chỉ đơn giản là Liên bang hầu như chẳng có vai trò gì trong cuộc sống thường nhật của người dân. Đối với họ điều đặc biệt quan trọng hơn đó là những chính sách của địa phương,cuả quận, huyện, thành, nơi mà anh ta có thể có tác động lớn và trực tiếp vào chúng. Ngược lại về phía người Mỹ, họ phẫn nộ khi thấy người Đức chẳng mấy quan tâm tới các chính sách của địa phương đưa ra. Rất nhiều người hầu như chẳng biết ông sép cảnh sát của thành phố của mình tên là gì.
Cả hai thái độ đều phù hợp với hệ thống chính trị của chúng - người Đức đặt nặng vào cấp Liên bang, người Mỹ chú trọng vào cấp địa phương. Cũng may rằng người dân chẳng ai ngu cả, ở cả hai quốc gia và đối với nền Dân chủ.
Và như vậy chúng ta lại quay lại với những địch thủ của Bush. Ý nghĩ, không đi du lịch Hoa kỳ, bởi Bush đang nắm quyền, cũng tương tự như việc trả lại vé đi du lịch Đức vì Manuel Barroso đang giữ chức chủ tịch hội đồng EU. Những người chỉ trích Bush biết điều này và cho dù thể hiện sự chống chọi sống còn họ đã không rời bỏ đất nước. Dưới thời Bush không hề có làn sóng từ bỏ đất nước nào. Ngay cả Michael Moore cũng vẫn tiếp tục sống tại New York.
Vì vậy: những ai tối không ngủ được, bởi thấy cuộc sống và thân thể mình bị Bush đe dọa, đối với những người này chỉ có một lối thoát duy nhất: Hãy sang Hoa kỳ! Tác giả bài viết này khuyên nên đến Arizona, ít nhất cũng vì nơi đây luôn tràn đầy ánh sáng mặt trời. Chỉ có điều phải chú ý chỉnh đồng hồ cho đúng, nếu đến thăm người da đỏ.
Nguồn:

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"