Dương Vũ
Dân Luận: Những thông tin trong bài viết này chúng tôi không có điều kiện để kiểm chứng do vậy xin bạn đọc Dân Luận hãy thận trọng khi sử dụng những thông tin được cung cấp ở đây.
Trả lời bình luận của một độc giả cho biết thêm thông tin về một số Thứ Trưởng Công An. Nay xin thông tin thêm như sau.
Đang lấy ý kiến nhưng toàn bộ thành viên Bộ Chính Trị không ai có ý
kiến nào khác về việc tặng thưởng Huân Chương Quân Công hạng nhất cho
Tướng Tô Lâm, Thứ Trưởng Bộ Công An. Mà thành tích đặc biệt để tặng
thưởng Huân Chương Quân Công cho Tướng Tô Lâm là thành tích giải quyết
vụ Vinashin và vụ Văn Giang.
Vụ Vinashin có thực sự là vụ án mà Tướng Lâm xứng đáng được tặng thưởng?
Nếu xét về mặt ý đồ và mục đích, Tướng Lâm đã hoàn thành xuất sắc đối
với vụ này nhưng không phải đứng trên góc độ của công lý và sự thật mà
là việc dẹp tan mọi hệ quả mà vụ án này có thể gây ra.
Vinashin là vụ án kinh tế điển hình với mô hình kinh tế nhà nước
không hiệu quả. Là biểu tượng của sự phá hoại và tham nhũng của của Việt
Nam.
Với thiệt hại khoảng 86 ngàn tỷ (hơn 4 tỷ USD) tại thời điểm phanh
phui và đến giờ là hơn 128 ngàn tỷ (hơn 6 tỷ USD). Kẻ trực tiếp Phạm
Thanh Bình cùng đồng bọn chỉ bị xử lý xử lý với tội danh liên quan đến
rất ít (1000 tỷ) còn con số to đùng của sự thất thoát không được nhắc
đến. Cao nhất chỉ tù có thời hạn. So với Vinalines thì thất thoát hơn
rất nhiều, thế mà Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc tử hình. Phạm Thanh
Bình, Trần Quang Vũ chắc vài năm nữa lại ra. Người đứng đầu Chính Phủ
Nguyễn Tấn Dũng đứng trước quốc hội nói XIN LỖI một câu thế là xong.
Với thành tích dẹp như vậy, Tướng Lâm xứng đáng được tặng thưởng quá chứ?
Nhân đây, xin nhắc lại về việc vụ Vinashin bị chìm xuồng như thế nào?
Tình thế rất căng thẳng trước đại hội và sự nghiệp của Nguyễn Tấn Dũng căng thẳng vì liên quan đến Vinashin.
Khi đó, vận mệnh Nguyễn Tấn Dũng nằm trong tay trưởng ban kiểm tra
trung ương Nguyễn Văn Chi. Ông Chi khi đó rất tự tin. Thậm chí còn có
niềm tin có thể làm Chủ Tịch Nước vì là người miền trung.
Song, tình thế đã thay đổi bởi bàn tay của bộ sậu của Anh Ba X ở Bộ Công An.
Nguyễn Văn Hưởng sử dụng người con nuôi của mình là Hưng Tano hối lộ
bà Nguyễn Thị Thủy, Phó Chủ Tịch Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt
Nam, vợ Ông Chi. Chụp ảnh, quay film, ghi âm làm bằng chứng.
Đang cuộc họp Bộ Chính Trị, Ba X dúi vào gầm bàn cho Chi bản báo cáo.
Mặt Nguyễn Văn Chi tái dại. Thế cờ đảo người. Tham gia phi vụ này có
Nguyễn Văn Hưởng, Tô Lâm, Phạm Minh Chính và Bùi Nam.
Nguyễn Tấn Dũng thoát hiểm. Nguyễn Văn Chi về vườn.
Hưng Tano còn được sử dụng thêm một lần nữa gần đây khi Hưng tố cáo
Phúc (Bảo Việt) để đánh vào nhóm Phúc và Thắm Ocean, cũng tức là đánh
vào Sinh Hùng. Phúc bị bắt. Thắm thì bị câu lưu không thể hoàn toàn tự
do.
Còn trong phi vụ Văn Giang tháng 4 năm 2012, Tướng Lâm đã huy động
lực lượng đông đảo tới 2000 công an phục vụ mục đích giải phóng mặt bằng
cho dự án khu đô thị Ecopark mà thực chất là cướp đất của dân 3 xã
Phụng Công, Cửu Cao và Xuân Quan. Nhưng có ai biết được rằng, cạnh đó,
Nguyễn Văn Thông (chủ tịch Hưng Yên) đã cấp cho Tô Lâm hơn 1 ngàn hecta,
rộng gấp đôi diện tích của Ecopark. Khu này đứng tên em ruột Tô Lâm là
Tô Dũng. Việc sẵn sàng sử dụng lực lượng hùng hậu để đàn áp và cướp của
dân nằm trong ý đồ nhiều mục đích mà Lâm và băng nhóm quan chức Hưng Yên
muốn thực hiện.
Nay, Khoa béo, một đệ tử của Đại Quang và cả của Tô Lâm được đưa về
làm Phó Giám Đốc Công An Hưng Yên cũng là để đảm bảo quyền lợi của Lâm ở
đây.
Tô Lâm sinh năm 1957, quê Xuân Cầu, một làng của Huyện Mỹ Văn (Mỹ Hào
và Văn Lâm cũ), tỉnh Hưng Yên. Sở dĩ có tên là Lâm bởi lúc đẻ Lâm là đê
Văn Lâm vỡ.
Tô Lâm là con trai ông Tô Quyền, nguyên Cục Trưởng Cảnh Sát Giao Thông, nguyên giám đốc Công An Hải Hưng.
Tô Lâm thành đạt bởi sự năng động của mình hơn là lý do con trai ông Cục Trưởng.
Khi đi học từ chính trị hay ngoại ngữ, Tô Lâm luôn chọn học với các ủy viên trung ương.
Tô Lâm nhận con cháu lãnh đạo về đơn vị mình dù năng lực thế nào
không quan trọng. Trước có Phan Minh Hoàn (Hoàn ty), con ông Sáu Khải.
Trần Quốc Liêm, em vợ Ba X. Con trai giám đốc công an Tuyên Quang, con
trai giám đốc Công An Ninh Bình, con gái giám đốc Công An Hà Nam, con
trai chủ tịch Sơn La… Nhận về chỉ để làm cảnh.
Cuộc đời may mắn và thành đạt như vậy, nhưng Tô Lâm vẫn có một nỗi
đau. Đó là việc, Lâm bị vợ cũ (tên Loan) bỏ để đi theo người tên Đức,
nhân viên quèn ở Tổng Cục Du Lịch).
Công Lý có thể chỉ là một diễn viên hài nhưng Thiên Lý sẽ không tha
thứ cho kẻ dám đàn áp những người đồng hương, những người đồng bào để
cướp đất và đẩy họ vào con đường khốn khó.
Tuy không được đánh giá nhiều về độ mưu mẹo so vớ Tướng Nguyễn Văn
Hưởng, nhưng Tướng Lâm khôn khéo và ít kẻ thù hơn Tướng Hưởng.
Tô Lâm còn có công, cùng với Trần Đại Quang đã không có hành động gì
khi xảy ra bạo động đập phá ở Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh ngoài việc
đổ lỗi cho Việt Tân gây ra bạo loạn.
Với lực lượng an ninh hùng hậu, ko có việc gì khác ngoài đàn áp dân oan mất đất và mất tự do.
Nếu ở xã hội văn minh, Tô Lâm và Trần Đại Quang ít nhất bị cách chức
cho đến bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng.
Một đất nước thiệt hại vài tỷ đô Thủ Tướng chỉ xin lỗi, doanh nghiêp
bị phá hoại lãnh đạo Bộ Công An coi như không phải việc của mình. Giặc
vào tận nhà, Bộ Trưởng Quốc Phòng bảo không có gì. Dân mình kể cũng lành
nhất thế giới.
Quay trở về với vụ Vinashin, phải nói tới Phạm Minh Chính và Bùi Nam,
Phạm Minh Chính quê Thanh Hóa. Chính trưởng thành nhanh sau khi làm thư
ký cho một người đồng hương khác là Hoàng Ngọc Nhất. Nhất ngã ngựa vụ
Năm Cam nhưng Chính không sao.
Chính được Ba X đưa về Quảng Ninh còn nhằm giúp giải quyết với những
vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Chính cho Trung Quốc thuê đất lên đến
120 năm. Dâng các mỏ cho Trung Quốc.
Vợ Chính, ngoài thời gian mỗi tuần xuống Quảng Ninh một lần để “thu tô” thì có mặt ở nhà Anh Ba X, giải quyết mọi công việc hậu cần cho gia đình anh Ba X từ thông cống trở đi.
Anh Ba X đang chuẩn bị đưa Chính về lại Bộ Công An thay Trần Đại
Quang sẽ làm một vị trí khác, có thể là Bí Thư Thành Ủy Sài Gòn.
Khi đó sẽ là canh bạc tồi với Bùi Nam và Tô Lâm. Những ứng cử viên
tiềm năng cho vị trí Bộ Trưởng Công An khi Đại Quang thay đổi.
Về phần liên quan đến Trung Quốc. Trung Quốc thuê đất dọc biên giới của 16 tỉnh.
23 trong tổng số 31 dự án nhiệt điện ở Việt Nam của Trung Quốc mà
trong vòng 4 năm tới không có thiết bị thay thế. Một ngày đẹp trời, họ
đồng loạt đóng điện, Việt Nam chìm trong bóng tối.
80% mỏ của Việt Nam nằm trong tay Trung Quốc. Các dự án trên 50 triệu đô, Tổng Thầu là Trung Quốc.
Phó Thủ tướng điều hành kinh tế ngành là người Trung Quốc.
Tổng điều hành an ninh quân đội, tướng một mắt Lê Đức Anh do Trung Quốc chăm sóc sức khỏe.
Việt Nam chắc còn mỗi cái tên chưa thuộc về Trung Quốc.
Về phần ngân hàng, xin nhắc lại rằng, ngoài Ngân Hàng Nông Nghiệp đã
tan nát, các ngân hàng quốc doanh khác như Vietcombank, Vietinbank và
Bidv đang được Nguyễn Văn Bình tẩu tán. Sau khi thâu tóm xong sẽ đến
lượt Vietnam Airlines, Vinaphone, mobile phone…
Và cái chân sắp tới của Bình ruồi sẽ là Phó Thủ Tướng thay Vũ Văn
Ninh. Tuy nhiên, Bình quê Phú Thọ đang chiến đấu với Bộ Trưởng Tài Chính
Đinh Tiến Dũng. Dũng được Bùi Nam, dân Ninh Bình giúp đỡ đấu lại Bình
trong vụ này. Bình tố Dũng để cho nước ngoài làm xổ số điện toán. Đầu tư
200 triệu đô nhưng năm đầu tiên đã thu được 600 triệu, lãi 400 triệu đô
và các năm sau lãi khủng hơn nhiều. Đây là lĩnh vực trong nước làm
được, cần gì cho nước ngoài vào.
Nếu có điều kiện, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về những nhân vật tiếp theo.
Dương Vũ